Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
Đang đọc: 10 loài hoa vừa đẹp vừa có lợi cho sức khỏe
Share
Aa
Aa
Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Danh mục cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Cây thuốc (dược liệu)
Tìm kiếm
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.
Kiến Thức Cây Trồng > Kỹ thuật trồng cây > Cây sân vườn > 10 loài hoa vừa đẹp vừa có lợi cho sức khỏe
Cây sân vườn

10 loài hoa vừa đẹp vừa có lợi cho sức khỏe

Kiến Thức
6 phút đọc
SHARE

Ngoài vẻ đẹp rực rỡ bên ngoài, hoa còn chứa nhiều hormone từ thực vật. Sự hiện diện của những hợp chất này giúp hoa trở thành một phương thuốc trị bệnh cổ truyền phổ biến từ xưa đến nay.

Để phát huy khả năng chữa bệnh, hoa có thể được chế biến thành trà, làm thuốc đắp lên da hoặc sử dụng làm liệu pháp hương thơm để trị một số căn bệnh. Hoa còn có khả năng gây ảnh hưởng đến tâm trạng theo những cách sau:
– Mang lại cảm giác vui vẻ, hạnh phúc ngay lập tức.
– Mang lại những ảnh hưởng tích cực cho tâm trạng trong một thời gian dài.
– Tạo ra những kết nối thân thiết.

Dưới đây là một số loại hoa phổ biến thường được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh cho con người
1. Hoa hồng

Hồng là một trong những loại hoa được dùng để trị bệnh phổ biến nhất. Chúng được chế biến thành những loại nước uống phục vụ cho việc chữa trị các vấn đề về gan và đường ruột, đặc biệt là những trường hợp bị kích ứng ruột, túi mật và bệnh về gan. Hoa hồng cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh có liên quan đến đường mật. Mùi hương của loại hoa này mang lại cảm giác hạnh phúc nên sẽ giúp tinh thần phấn chấn hơn.

2. Hoa Vạn thọ

Vạn thọ thuộc họ hoa cúc. Cánh hoa vạn thọ có thể chế biến thành thuốc rửa mắt rất tốt. Y học cổ truyền và hiện đại đều sử dụng cúc vạn thọ làm thuốc mỡ để bôi vào những chỗ da bị xước hoặc bị cắt. Loại hoa này có công dụng khử trùng và phòng chống nấm.

3. Hoa Bồ công anh

Loại thuốc nước được làm từ hoa bồ công anh có công dụng trị thiếu máu, bệnh vàng da và căng thẳng thần kinh. Chúng còn có tác dụng lọc máu.

4. Cúc La Mã

Cúc La Mã có khả năng loại bỏ hơi trong ruột, trị căng thẳng, làm lành những vết bỏng trên da và trừ chứng ngứa da. Chúng còn giúp tăng cường hệ miễn dịch. Những lợi ích cho sức khỏe từ cúc La Mã bao gồm cả việc giảm bớt những vết lở miệng, bệnh đau bao tử và căng cơ.

5. Hoa Thu hải đường

Đun sôi loại hoa này trong nước cùng với một chút quế sẽ tạo thành dung dịch có ích trong việc loại thải chất độc trong máu và làm sạch gan. Hỗn hợp đặc sệt được làm từ hoa thu hải đường có thể dùng để thoa lên những chỗ da bị bỏng, sưng tấy và viêm đau.

6. Hoa cúc

Nước uống làm từ loại hoa này có công dụng chữa cảm lạnh và sốt. Thoa nước ép làm từ hoa cúc lên mắt sẽ giúp mắt bớt sưng đỏ do không khí ô nhiễm. Nước hoa cúc còn làm giảm bớt những cơn đau đầu và làm hạ huyết áp.

7. Hoa Sen cạn

Tương tự như hoa cúc, loại nước được pha chế từ sen cạn có thể chữa được chứng cảm lạnh và cúm. Đây còn là loại hoa có tính kháng vi rút và vi khuẩn, giúp kiểm soát bệnh nhiễm trùng đường tiểu và viêm đường hô hấp.

8. Hoa Kim ngân

Cho một vài giọt tinh chất chiết xuất từ hoa kim ngân hòa chung với nước và súc miệng nhằm giảm bớt những cơn đau họng. Loại hoa này còn được xem là giải pháp chữa trị hiệu quả đối với hầu hết những tình trạng viêm nhiễm vì chúng có khả năng kháng vi rút và vi khuẩn. Lá và thân của hoa kim ngân còn được dùng để chữa bệnh viêm khớp.

9. Hoa mận

Dân gian vẫn sử dụng hoa mận làm thuốc trị bệnh ho và tiêu chảy. Đun nước hoa mận để xông hơi cho mặt cũng là một cách chữa bệnh nhiễm trùng ở phổi khá tốt.

10. Hoa hướng dương

Loại nước được pha từ hoa hướng dương có tác dụng làm giảm các cơn đau bụng do hội chứng kinh nguyệt gây ra, giảm bớt các khối u, vết loét trên cơ thể. Súc miệng bằng nước làm từ hoa hướng dương cũng giúp làm dịu cổ họng đang bị đau hoặc bị sưng do viêm a-mi-đan. Đây còn được xem là một cách trị những vết thương do bệnh ung thư gây ra.

Nguồn : phunuonline.com.vn

Bạn cũng có thể thích

Phát hiện mới trong cơ chế gây bệnh ở thực vật

Cách trồng và chăm sóc cây hoa mõm sói nở đúng vào dịp tết

Hiệu quả kinh tế của 2 mô hình trồng hoa hồng ở Việt Nam

5 loại sâu rệp hại hoa hồng và biện pháp phòng trừ

Bố trí hoa cảnh hợp phong thủy ngũ hành

THẺ: bồ công anh, cúc, hoa, hoa hồng, hoa mận, hoa sen, hướng dương, thu hải đường, thực vật, vạn thọ
Chia sẻ bài viết này
Facebook Twitter Sao chép đường dẫn In
Bài trước Mô hình trồng đa cây,nuôi đa con
Bài tiếp theo 3 nguyên tắc bón phân cho cây mai ghép trồng chậu

Xem theo chủ đề

  • Danh mục cây trồng
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Cây trồng phong thủy
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Thiết kế cảnh quan
  • Sức khỏe và làm đẹp

Kiến thức - Cẩm nang mới nhất

Monochoria vaginalis (Burm. f.) Presl
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon rubicundus (D. Don) Benth.
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.
Danh lục cây thuốc
Neillia thyrsiflora D. Don
Danh lục cây thuốc
- Tra cứu cây thuốc (dược liệu) -
Ad imageAd image

Bài viết liên quan

Khoa học nông nghiệp

Phát hiện mới trong cơ chế gây bệnh ở thực vật

Cẩm Nang Cây Trồng
Trồng trọt, chăm sóc

Cách trồng và chăm sóc cây hoa mõm sói nở đúng vào dịp tết

Cẩm Nang Cây Trồng
Cây cảnh

Hiệu quả kinh tế của 2 mô hình trồng hoa hồng ở Việt Nam

Kiến Thức
Bệnh hại cây trồngCây cảnh

5 loại sâu rệp hại hoa hồng và biện pháp phòng trừ

Kiến Thức

Danh mục cây trồng

  • Cây ăn quả (trái)
  • Cây cảnh, hoa cảnh
  • Cây CN dài ngày
  • Cây CN ngắn ngày
  • Cây lâm nghiệp
  • Cây lương thực
  • Cây rau màu
  • Cây thuốc (dược liệu)

Côn trùng hại cây trồng

  • Côn trùng, động vật hại khác
  • Rầy, rệp, bọ cánh mềm
  • Sâu, bọ, bọ cánh cứng
  • Sâu, sâu bướm
  • Bệnh do nấm
  • Bệnh do tuyến trùng
  • Bệnh do vi khuẩn, virut (virus)
  • Bệnh sinh lý và tác nhân khác

Dinh dưỡng & Kiến thức

  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Cây trồng phong thủy
  • Khoa học nông nghiệp
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Sự tích cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Chuyện lạ đó đây

Kinh nghiệm & Chia sẻ

  • Kinh nghiệm làm vườn
  • Chăm sóc cây Bon Sai
  • Cách trồng lan
  • Trồng cây ăn trái
  • Chăm sóc cây cảnh
  • Chăm sóc cây sân vườn
  • Trồng cây xanh bóng mát
  • Thiết kế cảnh quan

© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status
Welcome Back!

Sign in to your account

Quên mật khẩu?