Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
Đang đọc: Bệnh chùn ngọn cây nhãn phòng trừ như thế nào?
Share
Aa
Aa
Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Danh mục cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Cây thuốc (dược liệu)
Tìm kiếm
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.
Kiến Thức Cây Trồng > Kỹ thuật trồng cây > Cây ăn trái > Bệnh chùn ngọn cây nhãn phòng trừ như thế nào?
Cây ăn trái

Bệnh chùn ngọn cây nhãn phòng trừ như thế nào?

Kiến Thức
4 phút đọc
SHARE

Bệnh chùn ngọn, hay còn gọi là chổi rồng, bệnh đầu lân,gây hại nặng trên cây nhãn, bệnh có xu hướng phát triển mạnh trên nhiều nhà vườn ở ĐBSCL.

Bệnh chùn ngọn cây nhãn1.Tác hại của bệnh chùn ngọn cây nhãn

Bệnh chùn ngọn tấn công cây nhãn chủ yếu ở các lộc non và chồi hoa. Khi cây bị nhiễm bệnh thì đọt non và bông bị biến dạng, xoăn tít lại giống như bó chổi, khiến cho các bộ phận này không phát triển được, nên khả năng đậu trái kém, năng suất giảm sút nhiều, thậm chí mất trắng.

Bệnh chùn ngọn do một loài vi khuẩn sống ký sinh trên cây ký chủ, chúng lây truyền bệnh chủ yếu qua vết thương của côn trùng chích hút trên cây qua đối tượng là nhện lông nhung.

Bệnh chùn ngọn có khả năng phát triển và gây hại trên cây nhãn quanh năm, nhưng nặng nhất là vào mùa nắng.

2. Nguyên nhân gây bệnh

-Bệnh thường xuất hiện ở những vườn nhãn trồng dầy, tán cây rậm rạp, công tác đầu tư, chăm sóc và vệ sinh vườn kém.

– Vườn có kỹ thuật canh tác chưa phù hợp, bón phân vô cơ không cân đối, vườn cây bị thiếu nước vào những tháng mùa nắng và việc cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng chưa hợp lý cũng tạo điều kiện cho dịch bệnh tấn công mạnh.

 3. Cách phòng trừ

– Bệnh chùn ngọn chưa có thuốc đặc trị, chỉ áp dụng biện pháp phòng ngừa là chính.

– Qua nghiên cứu của ngành Bảo vệ thực vật thì tác nhân chính làm cho bệnh chùn ngọn phát sinh và phát triển mạnh trên cây nhãn là một loài vi khuẩn chỉ sống ký sinh trên cây ký chủ, lây truyền bệnh chủ yếu qua vết thương của côn trùng chích hút. Nhện lông nhung được khẳng định có liên quan rất mật thiết với loại bệnh này, hạn chế sự có mặt của nhện lông nhung trên vườn nhãn là biện pháp chủ yếu.

– Theo các nhà khoa học, để phòng ngừa nhện lông nhung đạt hiệu quả thì vào các thời điểm cây nhãn ra chồi non và ra hoa, bà con nên phun thuốc trừ nhện. Chú ý, nên thay đổi thuốc để hạn chế tính kháng thuốc của nhện

-Để phòng trị bệnh chùn ngọn thì kỹ thuật canh tác cũng là giải pháp quan trọng. Bà con nông dân cần áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp như: chọn cây giống sạch bệnh, áp dụng kỹ thuật canh tác phù hợp và chăm sóc cây trồng khỏe, thường xuyên tỉa cành để vườn cây thông thoáng và bón phân cân đối.

– Khi vườn bị bệnh chùn ngọn nặng, bà con nên cắt tỉa và loại bỏ hết những cành lá, chồi ngọn và phát hoa có bệnh đem tiêu hủy, sau đó tiếp tục khống chế quần thể nhện bằng thuốc trừ nhện để bảo vệ các đợt lá, chồi non và hoa kế tiếp.

Bannhanong

Bạn cũng có thể thích

Cây nhãn

Cây sầu riêng

Cây Phật thủ

Cách chăm sóc cây nhãn, vải sau thu hoạch cho vụ mùa năm sau bội thu

Cách hạn chế hiện tượng rụng quả non cho cây nhãn, vải

THẺ: bệnh chổi rồng, bệnh chùn ngọn, bệnh đầu lân, cây nhãn, nhện
Chia sẻ bài viết này
Facebook Twitter Sao chép đường dẫn In
Bài trước Cây hoa trang trí nhà cửa giá rẻ cho Lễ Tết
Bài tiếp theo Dương xỉ trong trang trí nội ngoại thất

Xem theo chủ đề

  • Danh mục cây trồng
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Cây trồng phong thủy
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Thiết kế cảnh quan
  • Sức khỏe và làm đẹp

Kiến thức - Cẩm nang mới nhất

Monochoria vaginalis (Burm. f.) Presl
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon rubicundus (D. Don) Benth.
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.
Danh lục cây thuốc
Neillia thyrsiflora D. Don
Danh lục cây thuốc
- Tra cứu cây thuốc (dược liệu) -
Ad imageAd image

Bài viết liên quan

Cây ăn quả (trái)

Cây nhãn

Cẩm Nang Cây Trồng
Cây ăn quả (trái)Cây ăn trái

Cây sầu riêng

Cẩm Nang Cây Trồng
Cây ăn tráiCây cảnh, hoa cảnh

Cây Phật thủ

Cẩm Nang Cây Trồng
Trồng trọt, chăm sóc

Cách chăm sóc cây nhãn, vải sau thu hoạch cho vụ mùa năm sau bội thu

Cẩm Nang Cây Trồng

Danh mục cây trồng

  • Cây ăn quả (trái)
  • Cây cảnh, hoa cảnh
  • Cây CN dài ngày
  • Cây CN ngắn ngày
  • Cây lâm nghiệp
  • Cây lương thực
  • Cây rau màu
  • Cây thuốc (dược liệu)

Côn trùng hại cây trồng

  • Côn trùng, động vật hại khác
  • Rầy, rệp, bọ cánh mềm
  • Sâu, bọ, bọ cánh cứng
  • Sâu, sâu bướm
  • Bệnh do nấm
  • Bệnh do tuyến trùng
  • Bệnh do vi khuẩn, virut (virus)
  • Bệnh sinh lý và tác nhân khác

Dinh dưỡng & Kiến thức

  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Cây trồng phong thủy
  • Khoa học nông nghiệp
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Sự tích cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Chuyện lạ đó đây

Kinh nghiệm & Chia sẻ

  • Kinh nghiệm làm vườn
  • Chăm sóc cây Bon Sai
  • Cách trồng lan
  • Trồng cây ăn trái
  • Chăm sóc cây cảnh
  • Chăm sóc cây sân vườn
  • Trồng cây xanh bóng mát
  • Thiết kế cảnh quan

© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status
Welcome Back!

Sign in to your account

Quên mật khẩu?