Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
Đang đọc: Bệnh hại cây hoa cúc
Share
Aa
Aa
Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Danh mục cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Cây thuốc (dược liệu)
Tìm kiếm
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.
Kiến Thức Cây Trồng > Kinh nghiệm làm vườn > Bệnh hại cây hoa cúc
Kinh nghiệm làm vườn

Bệnh hại cây hoa cúc

Kiến Thức
8 phút đọc
SHARE

Lở cổ rễ, gỉ sắt, đốm lá, phấn trắng, héo xanh là những bệnh thường gặp ở cây hoa cúc, chúng thường do nấm và vi khuẩn gây ra, bà cần cần nhận diện và phòng trừ kịp thời để d0ảm bảo cho cây hoa cúc sinh trưởng và phát triển.

 cây cỏ nấu nước1. Bệnh lở cổ rễ

Bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Bệnh thường phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt, nhiệt độ không khí khoảng 22-28 độ C; đất thịt nặng, đất bí chặt và đóng váng sau khi tưới hoặc sau mưa.

Triệu chứng gây hại: Phần cổ rễ sát mặt đất có vết bệnh màu nâu xám, lở loét, rễ bị thối mềm, lá bị héo rũ. Nhổ cây bệnh rễ bị đứt ngang gốc, chỗ vết đứt thối nham nhở.

Phòng bệnh: Trước khi trồng, phải thu gom sạch sẽ tàn dư cây trồng vụ trước đem tiêu hủy. Đất trồng cúc phải tơi xốp, thoát nước tốt. Xử lý đất bằng vôi bột trước khi trồng. Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục hoặc phân vi sinh, bón phân cân đối N, P, K, đặc biệt tăng cường phân lân và kali. Sau khi mưa nếu đất bị đóng váng nên tranh thủ xới phá váng ngay. Khi xới tránh làm tổn thương gốc rễ cây.

Trị bệnh: Khi xuất hiện bệnh cần phòng trừ kịp thời, không để bệnh lây lan. Dùng các loại thuốc đặc trị nấm như: Anvil 5SC, Bavistin 50FL, Benlate 50WP, Fundazole 50WP, Monceren 250 SC, Validacin 3L/5L… để phòng trừ.

2. Bệnh gỉ sắt

Bệnh do nấm Puccinia chrysanthemi gây ra. Nấm bệnh tồn tại chủ yếu trên tàn dư vụ trước và phát tán lan truyền trong không khí nhờ gió. Bệnh phát triển mạnh khi gặp điều kiện ẩm độ cao, nhiệt độ từ 18-21độ C.

Triệu chứng gây hại: Bệnh thường xuất hiện trên lá (nhất là những lá già), triệu chứng đầu tiên là những chấm nhỏ màu vàng ở mặt lá, sau đó nổi dần lên thành những cục u nhỏ, bên trong chứa bột màu da cam hoặc nâu đỏ giống như gỉ sắt. Bệnh nặng, lá trở nên vàng úa và rụng sớm, hoa nhỏ, màu sắc hoa kém tươi, cây xơ xác.

Phòng bệnh: Trước khi trồng, phải thu gom hết tàn dư cây trồng vụ trước đem tiêu hủy. Vệ sinh vườn cây sạch sẽ, tạo độ thông thoáng. Bón phân cân đối, tránh bón thừa phân đạm. Không nên tưới nước thẳng lên hoa, nhất là vào buổi chiều. Khi cây đang bị bệnh hạn chế phun phân bón lá, tiêu hủy những bộ phận bị bệnh để hạn chế lây lan.

Trị bệnh: Phun một trong các loại thuốc sau: Anvil 5SC, Bavistin 50FL, Carbenzim 50WP, Topsin-M 70WP, Zineb 80WP… theo nồng độ khuyến cáo. Phun ướt đều lên lá và thân cây.

3. Bệnh đốm lá

Bệnh do nấm Alternaria sp. gây ra. Nấm này phát sinh mạnh ở nhiệt độ từ 20-28 độ C, ẩm độ >85%.

Triệu chứng gây hại: Vết bệnh thường xuất hiện từ mép lá sau đó lan vào phiến lá, màu xám nâu, hoặc xám đen hình tròn, hoặc bất định, xung quanh vết bệnh có quầng vàng rộng. Gặp thời tiết ẩm ướt, trên mô bệnh có lớp nấm mốc màu đen, lá bị thối, dễ rụng.

Phòng bệnh: Trồng với mật độ hợp lý. Thường xuyên kiểm tra phát hiện bệnh kịp thời, ngắt bỏ lá già, lá bị bệnh đem tiêu hủy.

Trị bệnh: Dùng các loại thuốc gốc đồng như: Topsin-M 70WP, Aliette 80NP, Rovral… để phun.

4. Bệnh phấn trắng

Bệnh do nấm Oidium chrysanthemi gây ra. Nấm bệnh phát triển thuận lợi ở nhiệt độ 15-25 độ C.

Triệu chứng gây hại: Vết bệnh xuất hiện chủ yếu trên lá non, những phần non của cây đang tăng trưởng, dạng bột màu trắng xám, hình bất định. Mặt dưới lá chỗ vết bệnh màu vàng nhạt. Bệnh nặng làm lá vàng, khô héo và rụng sớm, nụ thối, hoa nhỏ không nở được hoặc nở lệch về một bên.

Phòng bệnh: Chọn giống kháng bệnh, bón phân cân đối, chú ý bón kali. Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, ngắt bỏ lá già, lá bị bệnh đem tiêu huỷ. Hạn chế bón phân đạm khi bệnh xuất hiện.

Trị bệnh: Dùng một trong các loại thuốc sau: Anvil 5SC, Score 250EC, Ridomil MZ 72WP… để phun khi cây chớm bị bệnh.

5. Bệnh héo xanh do vi khuẩn

Đây là loại bệnh phổ biến và nguy hiểm đối với cây hoa cúc. Vi khuẩn tồn tại trong đất, lan truyền theo nước tưới xâm nhập vào cây qua các vết thương.

Triệu chứng gây hại: Khi bị nhiễm cây bệnh đột ngột bị héo rũ tái xanh, những lá non mới ra bị héo trước. Triệu chứng héo của cây diễn ra rất nhanh, chỉ trong 1-2 ngày là cây đã bị héo hoàn toàn. Cắt ngang gốc thân cây bệnh thấy bó mạch thâm đen, có dịch nhầy trắng tiết ra.

Phòng bệnh: Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, thu gom hết cỏ dại, tàn dư của cây trồng vụ trước. Chọn cây giống sạch bệnh, tránh gây sát thương cơ giới. Luân canh với cây trồng khác họ. Đất trồng phải cao ráo, thoát nước tốt. Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục, phân lân và kali. Diệt trừ kịp thời môi giới truyền bệnh như rệp, bọ rầy… Dùng thuốc kháng sinh Streptomixin nồng độ 100-150ppm để phun phòng bệnh.

Trị bệnh: Hiện nay chưa có thuốc phòng trị đặc hiệu. Khi bệnh xuất hiện, cần nhổ bỏ cây bị bệnh đem tiêu hủy, rắc vôi bột khử trùng đất và phun thuốc có gốc đồng để hạn chế bệnh lây lan. Một số thuốc hỗn hợp có đồng phòng trừ bệnh vi khuẩn: New Kasuran 16.6WP; Kasuran 50WP; Batocide 12WP; Zincopper 50WP; Kocide 46.1WG; Vidoc 80WP; Zincopper 50WP; Antracol 70WP…

Theo TTKNQG

Bạn cũng có thể thích

Cây cảnh trồng ngoài, trong nhà để gia chủ bình an, khỏe mạnh và phát tài (phần 1)

Mẹo nhỏ giúp kiểm soát được chiều cao cây hoa cúc vào dịp tết Nguyên Đán

Cách kích thích cho cây hoa cúc nở đúng dịp tết

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cúc huân chương cho hoa nở đẹp

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cúc đón tết đơn giản, hiệu quả

THẺ: Anvil 5SC, bệnh hại, cây hoa cúc, đốm lá, gỉ sắt, héo xanh, Hoa cúc, Lở cổ rễ, phấn trắng, Topsin-M 70WP
Chia sẻ bài viết này
Facebook Twitter Sao chép đường dẫn In
Bài trước Hoa dã yến thảo màu xanh-bạn có biết vì sao?
Bài tiếp theo Vị thuốc từ cây Huyết giác

Xem theo chủ đề

  • Danh mục cây trồng
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Cây trồng phong thủy
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Thiết kế cảnh quan
  • Sức khỏe và làm đẹp

Kiến thức - Cẩm nang mới nhất

Monochoria vaginalis (Burm. f.) Presl
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon rubicundus (D. Don) Benth.
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.
Danh lục cây thuốc
Neillia thyrsiflora D. Don
Danh lục cây thuốc
- Tra cứu cây thuốc (dược liệu) -
Ad imageAd image

Bài viết liên quan

Cây trồng phong thủy

Cây cảnh trồng ngoài, trong nhà để gia chủ bình an, khỏe mạnh và phát tài (phần 1)

Cẩm Nang Cây Trồng
Trồng trọt, chăm sóc

Mẹo nhỏ giúp kiểm soát được chiều cao cây hoa cúc vào dịp tết Nguyên Đán

Cẩm Nang Cây Trồng
Trồng trọt, chăm sóc

Cách kích thích cho cây hoa cúc nở đúng dịp tết

Cẩm Nang Cây Trồng
Trồng trọt, chăm sóc

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cúc huân chương cho hoa nở đẹp

Cẩm Nang Cây Trồng

Danh mục cây trồng

  • Cây ăn quả (trái)
  • Cây cảnh, hoa cảnh
  • Cây CN dài ngày
  • Cây CN ngắn ngày
  • Cây lâm nghiệp
  • Cây lương thực
  • Cây rau màu
  • Cây thuốc (dược liệu)

Côn trùng hại cây trồng

  • Côn trùng, động vật hại khác
  • Rầy, rệp, bọ cánh mềm
  • Sâu, bọ, bọ cánh cứng
  • Sâu, sâu bướm
  • Bệnh do nấm
  • Bệnh do tuyến trùng
  • Bệnh do vi khuẩn, virut (virus)
  • Bệnh sinh lý và tác nhân khác

Dinh dưỡng & Kiến thức

  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Cây trồng phong thủy
  • Khoa học nông nghiệp
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Sự tích cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Chuyện lạ đó đây

Kinh nghiệm & Chia sẻ

  • Kinh nghiệm làm vườn
  • Chăm sóc cây Bon Sai
  • Cách trồng lan
  • Trồng cây ăn trái
  • Chăm sóc cây cảnh
  • Chăm sóc cây sân vườn
  • Trồng cây xanh bóng mát
  • Thiết kế cảnh quan

© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status
Welcome Back!

Sign in to your account

Quên mật khẩu?