Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
Đang đọc: Bí mật của cây hoa Phù dung
Share
Aa
Aa
Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Danh mục cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Cây thuốc (dược liệu)
Tìm kiếm
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.
Kiến Thức Cây Trồng > Kinh nghiệm làm vườn > Bí mật của cây hoa Phù dung
Kinh nghiệm làm vườn

Bí mật của cây hoa Phù dung

Kiến Thức
5 phút đọc
SHARE

Phù dung là một cây nhỡ, có cành mang lông ngắn hình sao. Lá 5 cánh, phía cuống lá hình tim, đường kính lá có thể đạt tới 15cm, mép lá có răng cưa, mặt dưới có nhiều lông hơn.

Phù dung thường mọc bên sông, bên ao hồ. Hàng năm đến mùa sương giáng là hoa nở và có thể kéo dài đến tận mùa đông. Khi đó hầu hết các lá đều vàng và không ra hoa nữa.

Hoa phù dung thay đổi màu sắc từ sáng sớm cho tới chiều tối. Khi hoa Phù dung nở là màu trắng hoặc hồng nhạt, về sau thì chuyển dần sang màu đỏ, rồi đỏ sẫm. Đẹp nhất là loài hoa trong  ngày chuyển 3 màu, sáng màu trắng, trưa màu hồng, buổi tối màu đỏ sẫm. Còn có một loại phù dung sau khi nở hoa, ngày thứ nhất màu trắng, ngày thứ 2 màu vàng tươi, ngày thứ 3 màu hồng và ngày thứ 4 màu đỏ sẫm.

Lúc mới nở hoa phù dung có màu trắng
Lúc mới nở hoa phù dung có màu trắng

Vì sao hoa phù dung lại đổi màu như vậy? Bởi vì màu hoa là do carotein và xanthophyll quyết định, chất xanthophyll lại thay đổi theo sự biến đổi của độ chua kiềm. Khi hoa vừa nở có chất xanthophyll không màu nên hoa màu trắng, khi có mặt trời chiếu sáng chất xanthophyll không màu dần dần biến thành chất xanthophyll có màu, độ chua cũng tăng lên làm màu hoa thẫm hơn.

Người ta hay ví hoa Phù dung với sắc đẹp của người con gái “sớm nở tối tàn” và cũng mang một ý nghĩa buồn là vắn số, nhưng loài hoa “ vắn số” cũng có những tác dụng đáng được chúng ta quan tâm.

Đông y thường dùng lá và hoa Phù dung làm thuốc, trong một số trường hợp còn dùng cả vỏ rễ. Lá thường hái vào hai mùa hè, thu: cắt lấy phiến lá, phơi khô trong bóng râm (âm can), bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng gió để dùng dần; cần thường xuyên phơi lại để chống ẩm mốc.

Một số bài thuốc dùng lá Phù dung : ( Theo lương y Hư Đan)

Lá, hoa Phù dung có tác dụng chữa bệnh
Lá, hoa Phù dung có tác dụng chữa bệnh

– Chữa tất cả các loại ung nhọt: 

Lá Phù dung – phơi khô, nghiền mịn, qủa ké đầu ngựa (thương nhĩ tử) – sao tồn tính (rang hoặc đốt to lửa cho đến khi mặt thuốc cháy đen như than, nhưng bên trong vẫn giữ nguyên màu thuốc), nghiền mịn; hai thứ lượng bằng nhau. Hoà với mật ong trộn đều. Dùng để chữa tất cả các loại mụn nhọt như hậu bối, mụn đầu đinh, nhọt bọc, chín mé, sưng vú (nhũ ung), …

– Chữa zona (giời leo): 

Dùng lá hoặc hoa Phù dung, âm can (phơi khô trong bóng râm), tán bột, trộn với giấm gạo, bôi vết thương, ngày bôi 3-4 lần.

– Chữa bỏng: 

Dùng hoa Phù dung tươi, ngâm với dầu ăn, khi hoa chìm xuống đáy thì lọc lấy dầu, đựng vào lọ nút kín dùng dần; dùng gạc hoặc bông vô trùng thấm dầu thuốc, bôi nhẹ lên viết bỏng, ngày 2-3 lần.

– Chữa ho ra máu: 

Dùng hoa Phù dung 9-10 bông, sắc nước uống; ngày 2-3 lần.

– Chữa đau mắt đỏ: 

Dùng lá Phù dung, phơi khô trong bóng râm (âm can), tán mịn, trộn với nước thành thứ bột nhão, đắp lên 2 thái dương, dùng băng dính cố định lại; ngày thay thuốc 2-3 lần.

-Chữa kinh nguyệt kéo dài không dứt: 

Dùng hoa Phù dung khô 10-15g (20-30g tươi), sắc nước uống trong ngày.

– Viêm âm đạo:

Dùng lá Phù dung tươi khoảng 1kg, sắc lấy nước ngâm rửa, mỗi ngày một lần.

– Viêm khớp: 

Dùng hoa hoặc lá Phù dung 15g, xích tiểu đậu (đậu đỏ nhỏ hạt) 15g, hai thứ nghiền nhỏ, trộn với mật ong, đắp lên những chỗ khớp bị viêm. Cũng có thể chỉ dùng lá phù dung, phơi khô, tán bột, trộn mật ong đắp vào chỗ khớp xương bị viêm.

Trongraulamvuon sưu tầm

 

Bạn cũng có thể thích

Cây đinh lăng

Khái niệm, đặc điểm và giá trị của cây dược liệu

Cây chùm ngây: Cây rau sạch và cây thuốc

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thuốc quý bạch thược vừa làm cây thuốc, vừa làm cây cảnh đẹp

Cách trồng và chăm sóc cây hoa mõm sói nở đúng vào dịp tết

THẺ: cây thuốc, hoa, phù dung, tác dụng
Chia sẻ bài viết này
Facebook Twitter Sao chép đường dẫn In
Bài trước Những phong cách cắm hoa Nhật Bản độc đáo cho ngày phụ nữ Việt Nam 20/10
Bài tiếp theo Lan Hồ điệp rụng hoa,thối nụ-cách khắc phục

Xem theo chủ đề

  • Danh mục cây trồng
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Cây trồng phong thủy
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Thiết kế cảnh quan
  • Sức khỏe và làm đẹp

Kiến thức - Cẩm nang mới nhất

Monochoria vaginalis (Burm. f.) Presl
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon rubicundus (D. Don) Benth.
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.
Danh lục cây thuốc
Neillia thyrsiflora D. Don
Danh lục cây thuốc
- Tra cứu cây thuốc (dược liệu) -
Ad imageAd image

Bài viết liên quan

Cây thuốc (dược liệu)

Cây đinh lăng

Cẩm Nang Cây Trồng
Sức khỏe và làm đẹp

Khái niệm, đặc điểm và giá trị của cây dược liệu

Cẩm Nang Cây Trồng
Sức khỏe và làm đẹp

Cây chùm ngây: Cây rau sạch và cây thuốc

Cẩm Nang Cây Trồng
Trồng trọt, chăm sóc

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thuốc quý bạch thược vừa làm cây thuốc, vừa làm cây cảnh đẹp

Cẩm Nang Cây Trồng

Danh mục cây trồng

  • Cây ăn quả (trái)
  • Cây cảnh, hoa cảnh
  • Cây CN dài ngày
  • Cây CN ngắn ngày
  • Cây lâm nghiệp
  • Cây lương thực
  • Cây rau màu
  • Cây thuốc (dược liệu)

Côn trùng hại cây trồng

  • Côn trùng, động vật hại khác
  • Rầy, rệp, bọ cánh mềm
  • Sâu, bọ, bọ cánh cứng
  • Sâu, sâu bướm
  • Bệnh do nấm
  • Bệnh do tuyến trùng
  • Bệnh do vi khuẩn, virut (virus)
  • Bệnh sinh lý và tác nhân khác

Dinh dưỡng & Kiến thức

  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Cây trồng phong thủy
  • Khoa học nông nghiệp
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Sự tích cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Chuyện lạ đó đây

Kinh nghiệm & Chia sẻ

  • Kinh nghiệm làm vườn
  • Chăm sóc cây Bon Sai
  • Cách trồng lan
  • Trồng cây ăn trái
  • Chăm sóc cây cảnh
  • Chăm sóc cây sân vườn
  • Trồng cây xanh bóng mát
  • Thiết kế cảnh quan

© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status
Welcome Back!

Sign in to your account

Quên mật khẩu?