Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
Đang đọc: Các phương pháp nhân giống hoa hồng – P3
Share
Aa
Aa
Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Danh mục cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Cây thuốc (dược liệu)
Tìm kiếm
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.
Kiến Thức Cây Trồng > Kỹ thuật trồng cây > Cây sân vườn > Các phương pháp nhân giống hoa hồng – P3
Cây sân vườn

Các phương pháp nhân giống hoa hồng – P3

Kiến Thức
5 phút đọc
SHARE

Hiện nay các phương pháp nhân giống hồng chủ yếu là giâm cành , chiết cành và các cách ghép…mỗi kỹ thuật đều có những ưu khuyết điểm khác nhau, và chỉ có thể áp dụng được trên những giống hoa hồng nhất định.

Nội dung
Phương pháp nhân giống hoa hồng bằng cách ghép cành1.Ghép cành là gì?2.Phương pháp ghép mắt hoa hồng

Các phương pháp nhân giống hoa hồng

Phương pháp nhân giống hoa hồng bằng cách ghép cành

1.Ghép cành là gì?

Ghép cành là tách rời một mắt ghép, một chồi non vừa lú ra ở nách lá hoặc một đoạn thân non của cây có những đặc tính nổi bật đặt vào một cây khác có đặc tính sống khỏe và phát triển tốt, còn gọi là gốc ghép.

Có nhiều phương pháp ghép như ghép áp, ghép xuyên thân, ghép nêm và ghép mắt. Ghép áp ít được sử dụng vì chỗ ghép nổi lên rất xấu và dễ gãy; ghép  xuyên thân thì thao tác khó và tỉ lệ thành công không cao, ghép nêm cũng ít phổ biến . Phương pháp ghép mắt có nhiều ưu điểm hơn cả, phương pháp này có thể thực hiện quanh năm, cây hồng ghép có tuổi thọ cao, cho nhiều hoa, đáp ứng được nguồn giống trên qui mô lớn .

2.Phương pháp ghép mắt hoa hồng

2.1  Dụng cụ :

– Dao nhỏ, sắc bén

– Dây buộc vùng ghép

2.2 Chuẩn bị ghép : Tiến hành song song

2.2.1 Chuẩn bị gốc ghép

– Chọn cây làm gốc ghép là cây hồng dại sống khỏe mạnh, đường kính cây khoảng 0,5 – 1cm.

– Nhân giống gốc ghép bằng giâm cành : Cắt mỗi đoạn 10 – 15cm giâm vào hỗn hợp đất ( đất pha cát + 1 phần hữu cơ +1 tro trấu)

– Sau 1,2 tháng, sau khi cành giâm ra rễ và chồi, tách ra từng cây riêng và có thể sử dụng để ghép.

2.2.2 Chuẩn bị mắt ghép

– Chọn cây hoa hồng mang đặc điểm mong muốn, mắt ghép lấy ở nhánh hồng có hoa và mắt ngủ ngay nách lá vừa lộ ra rõ to khoảng bằng hạt gạo.

– Dùng dao bén xén lấy mắt ra ( bắt đầu từ dưới mắt ghép đẩy lưỡi dao lên phía trên), mắt lấy ra cần được ghép ngay vào gốc ghép.

2.2.3 Phương pháp ghép

* Ghép chữ T

–  Là phương pháp ghép phổ biến, thường áp dụng cho gốc ghép non, vỏ mỏng  và yêu cầu gốc ghép phải đang lên nhựa.

– Trên gốc ghép dùng dao cắt 2 đường : 1 ngang, 1 dọc tạo hình chữ T. Dùng mũi dao nạy vỏ lên ở chỗ vết cắt dọc hoặc vết cắt ngang đủ để lùa mắt ghép vào.

-Đưa mắt ghép vào vị trí đã nạy lên của gốc ghép, quấn lại bằng dây nilon

* Ghép cửa sổ

– Áp dụng cho ghép gốc già, hoặc ít nhựa, khó thực hiện chữ T.

– Mắt ghép lấy ra, gọt thành hình chữ nhật ( hoặc hình khiên); đồng thời trên gốc ghép ta cũng bóc đi một mảnh vỏ có kích thước giống hệt như mảnh mắt ghép.

– Đặt mắt ghép vào rồi lấy dây nilon buộc kín lại.

2.2.4 Chăm sóc cây

Trong vài ngày đầu không nên tưới nước chỗ mắt ghép vì có thể làm úng và hỏng mắt ghép. Sau khoảng 2 tuần, có thể mở dây nilon ra, nếu mắt ghép còn tươi, có nhựa hàn kín chỗ mắt ghép thì chứng tỏ việc ghép đã thành công và mắt ghép sẽ phát triển thành cây mới dựa vào nguồn dinh dưỡng do gốc ghép cung cấp.

Ghép mắt cho phép ghép 7-15 mắt ghép trên một thân ghép. Sau  khi mắt sống và lên chồi khoảng 10cm có thể cắt các nhánh hồng đó đem giâm vào từng túi bầu. Có thể trồng sâu cho chỗ ghép sát mặt đất, nuôi một mắt ghép mà thôi, cắt bỏ hết các tược khác, thì cây hồng sẽ mập, mạnh, cho nhiều hoa

Nguồn : Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng – TS Dương Công Kiên

Bạn cũng có thể thích

Hiệu quả kinh tế của 2 mô hình trồng hoa hồng ở Việt Nam

5 loại sâu rệp hại hoa hồng và biện pháp phòng trừ

Kỹ thuật trồng hoa hồng: hiểu về cách ra hoa của hoa hồng (Phần 5-1)

Sản xuất giống hoa hồng: nhân giống hoa hồng bằng giâm cành(phần 4-2)

Sản xuất giống hoa hồng (phần 4-1)

THẺ: ghép chữ T, ghép cửa sổ, ghép mắt, hoa hồng, phương pháp nhân giống
Chia sẻ bài viết này
Facebook Twitter Sao chép đường dẫn In
Bài trước Quả sung rất giàu dinh dưỡng cho các chị em mang bầu
Bài tiếp theo Tác hại của thuốc BVTV đối với môi trường

Xem theo chủ đề

  • Danh mục cây trồng
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Cây trồng phong thủy
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Thiết kế cảnh quan
  • Sức khỏe và làm đẹp

Kiến thức - Cẩm nang mới nhất

Monochoria vaginalis (Burm. f.) Presl
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon rubicundus (D. Don) Benth.
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.
Danh lục cây thuốc
Neillia thyrsiflora D. Don
Danh lục cây thuốc
- Tra cứu cây thuốc (dược liệu) -
Ad imageAd image

Bài viết liên quan

Cây cảnh

Hiệu quả kinh tế của 2 mô hình trồng hoa hồng ở Việt Nam

Kiến Thức
Bệnh hại cây trồngCây cảnh

5 loại sâu rệp hại hoa hồng và biện pháp phòng trừ

Kiến Thức
Cây cảnh

Kỹ thuật trồng hoa hồng: hiểu về cách ra hoa của hoa hồng (Phần 5-1)

Kiến Thức
Cây cảnh

Sản xuất giống hoa hồng: nhân giống hoa hồng bằng giâm cành(phần 4-2)

Kiến Thức

Danh mục cây trồng

  • Cây ăn quả (trái)
  • Cây cảnh, hoa cảnh
  • Cây CN dài ngày
  • Cây CN ngắn ngày
  • Cây lâm nghiệp
  • Cây lương thực
  • Cây rau màu
  • Cây thuốc (dược liệu)

Côn trùng hại cây trồng

  • Côn trùng, động vật hại khác
  • Rầy, rệp, bọ cánh mềm
  • Sâu, bọ, bọ cánh cứng
  • Sâu, sâu bướm
  • Bệnh do nấm
  • Bệnh do tuyến trùng
  • Bệnh do vi khuẩn, virut (virus)
  • Bệnh sinh lý và tác nhân khác

Dinh dưỡng & Kiến thức

  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Cây trồng phong thủy
  • Khoa học nông nghiệp
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Sự tích cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Chuyện lạ đó đây

Kinh nghiệm & Chia sẻ

  • Kinh nghiệm làm vườn
  • Chăm sóc cây Bon Sai
  • Cách trồng lan
  • Trồng cây ăn trái
  • Chăm sóc cây cảnh
  • Chăm sóc cây sân vườn
  • Trồng cây xanh bóng mát
  • Thiết kế cảnh quan

© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status
Welcome Back!

Sign in to your account

Quên mật khẩu?