Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
Đang đọc: Cách bón phân cho rau trồng trong nhà
Share
Aa
Aa
Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Danh mục cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Cây thuốc (dược liệu)
Tìm kiếm
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.
Kiến Thức Cây Trồng > Cẩm nang phân bón > Cách bón phân cho rau trồng trong nhà
Cẩm nang phân bón

Cách bón phân cho rau trồng trong nhà

Kiến Thức
6 phút đọc
SHARE

 Bón phân cho rau đòi hỏi người trồng rau phải có sự hiểu biết về loại phân và liều dùng thích hợp thì mới tạo ra được rau sạch và an toàn cho người dùng

Khi đó hiệu quả sử dụng phân bón sẽ đạt mức tối ưu. Còn nếu lạm dụng phân bón, không những gây lãng phí, còn có thể gây ảnh hưởng xấu đến năng suất cây trồng và môi trường, tăng sâu bệnh dịch hại cho rau và quan trọng nhất là làm suy giảm sức khỏe người sử dụng rau.

Việc bón phân cho rau phân chia theo loại phân sử  dụng như sau :

Phân hữu cơ :

Đối với phân hữu cơ cần bón đúng cách mới phát huy tác dụng, nên bón phân đã được ủ hoai hoặc đã qua quá trình xử lý bằng vi sinh và bón lót trước khi trồng. Hiện nay có một số phân hữu cơ vi sinh sử dụng nguồn từ phân chế biến từ rác thải thành phố, đây là loại phân  không nên dùng cho bón phân cho rau vì trong rác thải thường có chứa hoặc tiềm ẩn các kim loại nặng như chì, thủy ngân, …và các vi khuẩn gây hại cho người như E.coli, Samonela, Coliform…

Thông thường người nông dân hay  sử dụng phân chuồng ủ hoai để bón phân cho rau trong diện tích lớn. Riêng trồng rau trong nhà việc bón phân cho rau nên sử dụng các phân hữu cơ cao cấp như : phân trùn quế,  phân dơi, bánh dầu đã xử lý …..

Dùng phân hữu cơ  để bón phân cho rau trong giai đoạn bót lót cho cây con  ( có trộn chung với giá thể khác như tro trấu – xơ dừa với tỉ lệ thích hợp  ).

Ví dụ : Trộn phân trùn quế với tro trấu xơ dừa dùng tỉ lệ 1:1: 0.3

Ngoài ra có thể bón bổ sung trên bề mặt chậu khay sau mỗi đợt  cắt thu hái rau lá với liều lượng như khuyến cáo của người bán.Nếu chỉ sử dụng phân hữu cơ bón cho rau thì hương vị rau càng đậm đà và nhiều  vị tự nhiên hơn.Tuy nhiên cây rau trông không bắt mắt, lá nhỏ hơn, màu xanh nhạt hoặc hơi vàng.

Nên sử dụng phân hữu cơ để bón cho rau ăn lá trồng trong nhà như : rau húng các loại, rau  xà lách, rau thơm…

Phân hóa học

Phân DAP dùng bón phân cho rau
Phân bón DAP dùng để bón phân cho rau

Để giúp cây rau nhanh lớn nhanh ra lá người ta thường chọn phân hóa học hay còn gọi là phân vô cơ để bón phân cho rau trồng trong nhà.Đó là các loại phân có tên thương hiệu như : phân DAP, phân Ure, Phân NPK, lân… và một số phân bón lá  thông qua việc phun bằng bình phun sương.

Khi trồng các loại rau lá như rau muống, rau cải, rau ăn trái, …mới  bón phân cho rau bằng phân vô cơ và bón vào thời điểm rau còn nhỏ vừa chiết sang chậu, hay lúc cây rau đang lớn cho ra thân  lá.Lưu ý thời gian bón phân cho rau bằng phân vô cơ phải cách từ 15-20 ngày mới được thu hoạch .Đó là thời gian cách ly an toàn cho người sử dụng tránh sự ngộ độc nitrat còn tồn dư trên lá rau.

Liều lượng bón phân cho rau bằng phân vô cơ phải tuân thủ theo sự hướng dẫn trên bao bì, để đảm bảo an toàn nên pha phân vô cơ trong nước sạch để tưới cho rau với tỉ lệ 1-3% tùy vào rau còn nhỏ hay trưởng thành.Nên tưới lúc chiều mát không mưa, và tưới đẩm rửa lại lá rau vào sáng sớm hôm sau để rau không bị cháy lá do ánh nắng mặt trời.

Ví dụ : Đối với cây rau cải, cây cà chua… còn nhỏ có 3-4  cặp lá pha 1 muỗng ca phê nhỏ phân ure cho thùng 8 lít nước sạch tưới cho cây.Còn rau muống, rau cải đang lớn gần gang tay  có thể dùng muổng canh vừa đong phân ure rồi pha vào thùng 10 lít nước rồi tưới cho rau.( nhớ  khuấy đều cho tan phân trong nước)

Nên sử dụng hợp lý giữa phân hữu cơ và phân vô cơ trong việc bón phân cho rau trồng trong nhà  vừa kinh tế, vừa ngon miệng và đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.

 

Ngọc Hân tổng hợp

Bạn cũng có thể thích

Nên bón Đạm dạng Amon hay dạng Nitorat? Phân biệt đạm gốc NH4+ và NO3-

Dinh dưỡng Nitơ ở thực vật

Mười nguyên tắc đảm bảo cho sử dụng phân bón hợp lý

Nhóm phân hữu cơ – Phần 1: Giới thiệu về phân chuồng, phân rác

Nhóm phân hữu cơ – Phần 2: Giới thiệu về phân xanh, phân vi sinh vật

THẺ: phân bón, Phân DAP, phân hóa học, phân hữu cơ, phân NPK, trồng rau trong nhà
Chia sẻ bài viết này
Facebook Twitter Sao chép đường dẫn In
Bài trước Luân lan hòa bản – Lan rừng còn sót lại ở Rạch Giá
Bài tiếp theo Cây kim đồng còn gọi là cây mai Nhật

Xem theo chủ đề

  • Danh mục cây trồng
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Cây trồng phong thủy
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Thiết kế cảnh quan
  • Sức khỏe và làm đẹp

Kiến thức - Cẩm nang mới nhất

Monochoria vaginalis (Burm. f.) Presl
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon rubicundus (D. Don) Benth.
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.
Danh lục cây thuốc
Neillia thyrsiflora D. Don
Danh lục cây thuốc
- Tra cứu cây thuốc (dược liệu) -
Ad imageAd image

Bài viết liên quan

Cẩm nang phân bón

Nên bón Đạm dạng Amon hay dạng Nitorat? Phân biệt đạm gốc NH4+ và NO3-

Dược Liệu
Cẩm nang phân bón

Dinh dưỡng Nitơ ở thực vật

Dược Liệu
Cẩm nang phân bón

Mười nguyên tắc đảm bảo cho sử dụng phân bón hợp lý

Dược Liệu
Cẩm nang phân bón

Nhóm phân hữu cơ – Phần 1: Giới thiệu về phân chuồng, phân rác

Dược Liệu

Danh mục cây trồng

  • Cây ăn quả (trái)
  • Cây cảnh, hoa cảnh
  • Cây CN dài ngày
  • Cây CN ngắn ngày
  • Cây lâm nghiệp
  • Cây lương thực
  • Cây rau màu
  • Cây thuốc (dược liệu)

Côn trùng hại cây trồng

  • Côn trùng, động vật hại khác
  • Rầy, rệp, bọ cánh mềm
  • Sâu, bọ, bọ cánh cứng
  • Sâu, sâu bướm
  • Bệnh do nấm
  • Bệnh do tuyến trùng
  • Bệnh do vi khuẩn, virut (virus)
  • Bệnh sinh lý và tác nhân khác

Dinh dưỡng & Kiến thức

  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Cây trồng phong thủy
  • Khoa học nông nghiệp
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Sự tích cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Chuyện lạ đó đây

Kinh nghiệm & Chia sẻ

  • Kinh nghiệm làm vườn
  • Chăm sóc cây Bon Sai
  • Cách trồng lan
  • Trồng cây ăn trái
  • Chăm sóc cây cảnh
  • Chăm sóc cây sân vườn
  • Trồng cây xanh bóng mát
  • Thiết kế cảnh quan

© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status
Welcome Back!

Sign in to your account

Quên mật khẩu?