Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
Đang đọc: Cách dùng cây táo chua chữa bệnh
Share
Aa
Aa
Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Danh mục cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Cây thuốc (dược liệu)
Tìm kiếm
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.
Kiến Thức Cây Trồng > Kỹ thuật trồng cây > Cách dùng cây táo chua chữa bệnh
Kỹ thuật trồng cây

Cách dùng cây táo chua chữa bệnh

Kiến Thức
6 phút đọc
SHARE

Cây táo ta, hay còn gọi là táo chua (Ziziphus mauritiana Lamk.) được trồng ở hầu hết các vùng miền trong cả nước. Từ lâu, táo ta đã trở thành một cây đem lại lợi ích kinh tế, vừa là cây ăn quả ngon, vừa làm thuốc. Nhiều bộ phận của cây có tác dụng  phòng trị bệnh tốt.

1. Táo nhân

nhan tao nen nenTáo nhân là nhân hạt quả táo. Sau khi ăn quả táo, cần thu lượm các hạt táo, phơi khô, xay hoặc đập, lấy nhân làm thuốc còn gọi là toan táo nhân. Do toan táo nhân có độc tính nên đều dùng dưới dạng sao chế thành hắc táo nhân. Theo YHCT, táo nhân có vị ngọt, tính bình; quy kinh tâm, can, tỳ, đởm. Táo nhân có tác dụng tĩnh tâm, an thần, bổ can, liễm hãn, sinh tân. Dùng trị tâm thần bất an, tim hồi hộp, đánh trống ngực, chóng mặt, thần kinh suy nhược, mất ngủ, nhiều mồ hôi, tân dịch thương tổn, miệng khô khát. Dùng hắc táo nhân trị một số bệnh:

Trị mất ngủ, khó ngủ và sau khi ốm dậy : dùng 5 – 9g hắc táo nhân sắc riêng, hoặc phối hợp với lạc tiên, bình vôi, mỗi vị 12g, liên tâm 5g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần uống trước bữa ăn, uống liền 2 – 3 tuần lễ.

Trị ra nhiều mồ hôi trộm: hắc táo nhân, nhân sâm, phục linh đồng lượng, nghiền bột mịn, mỗi lần uống 6 – 8g với nước cháo, ngày một lần. Uống liền 3 – 4 tuần, tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

Trị tim hồi hộp, bồn chồn, hoảng hốt, ngủ hay mê sảng: hắc táo nhân 6g, long nhãn, mạch môn, liên nhục, thảo quyết minh (sao đen), sinh địa, mỗi thứ 12g. Sắc uống, ngày một thang chia 3 lần, sau bữa ăn 1,5 – 2 giờ. Uống liền 2 – 3 tuần.

Lưu ý: Liều dùng chung của hắc táo nhân 9 – 15g/ ngày, dưới dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Những người sốt cao, cảm nặng không nên dùng. Trên lâm sàng, hắc táo nhân có tác dụng chính như an thần, trấn tĩnh tốt, dùng cho những người mất ngủ, tinh thần hoảng loạn… Tuy nhiên, không nên sử dụng toan táo nhân một cách tùy tiện, với liều cao tới 10g, hoặc 25g toan táo nhân mà không qua sao chế. Nếu không sao chế thành hắc táo nhân, toan táo nhân vẫn có thể sử dụng để làm thuốc an thần, gây ngủ, nhưng chỉ hạn chế với liều 0,8 – 1,2g, hoặc 1,8g/ngày (tức khoảng 15 – 20 hạt cho người lớn). Do đó, khi dùng vị thuốc cổ truyền, không riêng gì toan táo nhân, dưới dạng dược thiện hay dạng thuốc uống, luôn phải nghĩ tới an toàn và hiệu quả cho người sử dụng. Tốt nhất phải tôn trọng cách chế biến cổ truyền cho từng vị thuốc.

2. Lá táo

tao chua nen nenLá táo chứa tanin, rutin, ancaloid berberin…, có tác dụng hạ huyết áp nhẹ, sát khuẩn, trừ mủ… Dùng trị ho, hen, khó thở lâu ngày: chọn lá táo bánh tẻ 200 – 300g, rửa sạch, để ráo nước, sao vàng, sắc đặc, uống ngày 1 thang, chia 2 lần trước bữa ăn 1,5 giờ. Uống liền 2 – 3 tuần. Có thể phối hợp với lá dâu, lá chanh đồng lượng, tán bột cùng với mật ong làm hoàn, trị ho, ho gà, hen suyễn. Ngoài ra, lá táo còn dùng ngoài trị mụn nhọt, dưới dạng cao mềm.

3. Vỏ thân cây táo

Chứa mauritin A, B, frangufolin…, dùng trị đau nhức răng. Lấy vỏ thân, cạo bỏ lớp bần bên ngoài, thái nhỏ, sắc, ngậm khi đau răng, lợi.

Rễ táo thái mỏng, phơi khô, ngâm rượu 3 – 4 tuần. Lấy rượu này chấm vào nơi răng bị đau, nhức.

4. Quả táo

Chứa nhiều vitamin, acid amin, anthranoid, các chất  đường, protein, chất béo… Quả táo ăn bổ, ngon và mát. Ăn táo tươi, bổ sung nguồn vitamin A, C… cho cơ thể, đồng thời giúp cho việc tiêu hóa được thuận lợi, nhất là đối với những người hay bị táo bón.

Theo Baithuochay

Bạn cũng có thể thích

Cây sầu riêng

Cây Phật thủ

Cách chăm sóc khi lan thắt ngọn

Những điểm lưu ý cho cây ăn trái miền núi sau thu hoạch

Cách trồng cây lược vàng trong nhà để vừa thanh lọc không khí vừa tận dụng làm thuốc

THẺ: lá táo, nhân táo, tác dụng phòng trị bệnh, táo chua, táo ta, vị thuốc
Chia sẻ bài viết này
Facebook Twitter Sao chép đường dẫn In
Bài trước 10 đường phố nổi tiếng nhất thế giới
Bài tiếp theo Cách giữ hoa Lay ơn tươi lâu

Xem theo chủ đề

  • Danh mục cây trồng
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Cây trồng phong thủy
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Thiết kế cảnh quan
  • Sức khỏe và làm đẹp

Kiến thức - Cẩm nang mới nhất

Monochoria vaginalis (Burm. f.) Presl
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon rubicundus (D. Don) Benth.
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.
Danh lục cây thuốc
Neillia thyrsiflora D. Don
Danh lục cây thuốc
- Tra cứu cây thuốc (dược liệu) -
Ad imageAd image

Bài viết liên quan

Cây ăn quả (trái)Cây ăn trái

Cây sầu riêng

Cẩm Nang Cây Trồng
Cây ăn tráiCây cảnh, hoa cảnh

Cây Phật thủ

Cẩm Nang Cây Trồng
Cách trồng lan

Cách chăm sóc khi lan thắt ngọn

Kiến Thức
Cây ăn trái

Những điểm lưu ý cho cây ăn trái miền núi sau thu hoạch

Kiến Thức

Danh mục cây trồng

  • Cây ăn quả (trái)
  • Cây cảnh, hoa cảnh
  • Cây CN dài ngày
  • Cây CN ngắn ngày
  • Cây lâm nghiệp
  • Cây lương thực
  • Cây rau màu
  • Cây thuốc (dược liệu)

Côn trùng hại cây trồng

  • Côn trùng, động vật hại khác
  • Rầy, rệp, bọ cánh mềm
  • Sâu, bọ, bọ cánh cứng
  • Sâu, sâu bướm
  • Bệnh do nấm
  • Bệnh do tuyến trùng
  • Bệnh do vi khuẩn, virut (virus)
  • Bệnh sinh lý và tác nhân khác

Dinh dưỡng & Kiến thức

  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Cây trồng phong thủy
  • Khoa học nông nghiệp
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Sự tích cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Chuyện lạ đó đây

Kinh nghiệm & Chia sẻ

  • Kinh nghiệm làm vườn
  • Chăm sóc cây Bon Sai
  • Cách trồng lan
  • Trồng cây ăn trái
  • Chăm sóc cây cảnh
  • Chăm sóc cây sân vườn
  • Trồng cây xanh bóng mát
  • Thiết kế cảnh quan

© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status
Welcome Back!

Sign in to your account

Quên mật khẩu?