Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
Đang đọc: Cách gieo hạt và ghép cây Sứ
Share
Aa
Aa
Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Danh mục cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Cây thuốc (dược liệu)
Tìm kiếm
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.
Kiến Thức Cây Trồng > Kỹ thuật trồng cây > Cây sân vườn > Cách gieo hạt và ghép cây Sứ
Cây sân vườn

Cách gieo hạt và ghép cây Sứ

Kiến Thức
6 phút đọc
SHARE

Cây Sứ cuốn hút người thưởng ngoạn bởi sự đa dạng của màu sắc và kiểu dáng hoa. Sự tiến bộ trong công nghệ lai tạo giống cộng với tâm huyết của các nhà dẫn giống lai tạo Việt Nam, mà ngày nay chúng ta được chiêm ngưỡng những cây Sứ ghép đa dạng sắc màu từ màu trắng, đỏ, hồng, vàng.. đến những cánh Sứ có màu pha trộn. Những thành công này, là cả một quá trình nuôi trồng tháp, ghép công phu để đạt đến mục đích là mang đến cho người thưởng ngoạn những loài hoa Sứ mới với thời gian ngắn nhất có thể.

Hoa cây Sứ Thái- dạng cánh kép
Hoa cây Sứ Thái- dạng cánh kép

Các nhà lai tạo đã làm việc đó như thế nào?

Nội dung
Cây Sứ cuốn hút người thưởng ngoạn bởi sự đa dạng của màu sắc và kiểu dáng hoa. Sự tiến bộ trong công nghệ lai tạo giống cộng với tâm huyết của các nhà dẫn giống lai tạo Việt Nam, mà ngày nay chúng ta được chiêm ngưỡng những cây Sứ ghép đa dạng sắc màu từ màu trắng, đỏ, hồng, vàng.. đến những cánh Sứ có màu pha trộn. Những thành công này, là cả một quá trình nuôi trồng tháp, ghép công phu để đạt đến mục đích là mang đến cho người thưởng ngoạn những loài hoa Sứ mới với thời gian ngắn nhất có thể.1.Cách lấy hạt Sứ2. Gieo hạt3. Các cách ghép cây Sứ

1.Cách lấy hạt Sứ

Công việc lấy hạt giống cây Sứ bắt đầu từ khi những trái của cây Sứ phát triển to dần ( Hình 1a-b). Trước khi trái Sứ khô, dùng dây hay chỉ buộc sơ  trái của cây Sứ, để chúng không bung hạt, bay đi mất ( H2).

Cách gieo hạt và ghép cây Sứ - Hình 1a-1b
Cách gieo hạt và ghép cây Sứ – Hình 1a-1b
Cách gieo hạt và ghép cây  - Hình 2
Cách gieo hạt và ghép cây – Hình 2

Hạt cây Sứ có 2 chùm lông hai đầu, ta gỡ bỏ trước khi gieo ( H3).

Cách gieo hạt và ghép cây - Hình 3
Cách gieo hạt và ghép cây – Hình 3

2. Gieo hạt

Dùng khay hay chậu nhỏ, dễ thoát nước, cho chất trồng mịn như bột xơ dừa + tro trấu, dày khoảng 5- 10 cm, ém sơ cho bằng bề mặt ( không nén chặt sẽ khó thoát nước). Gieo thưa  hạt Sứ vào lớp  mặt (H4), phủ thêm một lớp mỏng hỗn hợp đất trồng sao cho che kín hạt cây Sứ ( H 5 – 6). Tưới sương nhẹ một lần. Để chậu hạt Sứ vào nơi bóng râm hay ngoài nắng cũng được. Tốt nhất nên dùng bao ny lông để giữ ẩm và để tránh côn trùng cắn phá hạt Sứ cũng như cây Sứ con mới nhú mầm. Có thể tiếp tục nuôi dưỡng trong các chậu gieo hạt ấy ( H7-8), nhưng tốt nhất thì khi cây Sứ con có 2-4 lá nên nhổ tách ra trồng lại, chúng sẽ phát triển nhanh hơn ( H9).

Cách gieo hạt và ghép cây - Hình 4
Cách gieo hạt và ghép cây – Hình 4
Cách gieo hạt và ghép cây - Hình 5-6
Cách gieo hạt và ghép cây – Hình 5-6
Cách gieo hạt và ghép cây - Hình 7-8-9
Cách gieo hạt và ghép cây – Hình 7-8-9

3. Các cách ghép cây Sứ

Cây Sứ con phát triển và cho hoa sau khoảng một năm kể từ ngay gieo hạt. Như vậy trung bình từ lúc bắt đầu thụ phấn cho đến khi thu hoạch mất 3 tháng, sau đó gieo hạt và nuôi cho đến khi có hoa cũng mất khoảng một năm.

Để rút ngắn thời gian,các nhà lai tạo Sứ ở nước ta đã ghép những cây Sứ con này lên gốc cây Sứ già. Như vậy có thể rút ngắn thời gian chỉ còn 6 tháng kể từ ngày thụ phấn. Có 2 cách ghép  đã được áp dụng là ghép ngồi và ghép nêm.

3.1 Ghép ngồi

Cắt ngang gốc cây Sứ con ( H 10) và cắt ngang cành cây Sứ già ( H11). Dùng dây cột ngang thân cây Sứ con ( H12),

Cách gieo hạt và ghép cây - Hình 10-11-12
Cách gieo hạt và ghép cây – Hình 10-11-12

Để cây Sứ con lên vết cắt, cố định và ràng buộc vào ngọn cành cây Sứ già ( Hình 13a-b)

Cách gieo hạt và ghép cây  - Hình 13a-13b
Cách gieo hạt và ghép cây – Hình 13a-13b

Dùng bao ny lông trùm kín  ( H14),và buộc kín đáy ( Hình 15 a-b). Sau một thời gian, khi cây Sứ con phát triển thì tháo bao ny lông ( H16).

Cách gieo hạt và ghép cây - Hình 14-15a,b-16
Cách gieo hạt và ghép cây – Hình 14-15a,b-16

3.2 Ghép nêm

Sau khi cắt ngang ( H17) chúng ta vạt xéo 2 bên gốc cây Sứ con ( H18) và cũng vạt xéo lõm vào ở vết cắt trên gốc cây Sứ già ( H19 a-b) để cho 2 phần này có thể cắm sát khít khao vào nhau ( H20 a-b).

Cách gieo hạt và ghép cây - Hình 17-18-19a,b
Cách gieo hạt và ghép cây – Hình 17-18-19a,b
Cách gieo hạt và ghép cây  - Hình 20a,b
Cách gieo hạt và ghép cây – Hình 20a,b

Dùng dây choàng qua cọng lá ( H21) để cố định cây Sứ con và buộc nó vào ngọn cây Sứ già ( H22). Trùm bao ny lông và buộc kín lại để giữ ẩm ( H23). Cây Sứ ghép này sẽ cho hoa sau đó không lâu.

Cách gieo hạt và ghép cây  - Hình 21-22
Cách gieo hạt và ghép cây – Hình 21-22
Cách gieo hạt và ghép cây - Hình 23-24
Cách gieo hạt và ghép cây – Hình 23-24

Vì cắt ngay phần gốc của cây Sứ con nên sau này trên cây Sứ có phần phù to không mỹ thuật ở chỗ ghép ( H24). Tuy nhiên việc ghép giúp ta rút ngắn thời gian chờ đợi để ngắm hoa  và để  người lai tạo quyết định nhân giống đưa ra thị trường.

Bài & Ảnh : Nguyễn Thiện Tịch- Theo Tapchihoacanh

Bạn cũng có thể thích

Trồng sen trong chậu: Không khó như ta tưởng

2 cây cỏ đặc biệt lọt vào giải Nobel Y học

5 loại kiểng lá lọc không khí

Bài thuốc chữa bệnh gout từ trầu không và nước dừa

Lợi ích sức khỏe và làm đẹp tóc của hoa dâm bụt

THẺ: cây Sứ, ghép cây Sứ
Chia sẻ bài viết này
Facebook Twitter Sao chép đường dẫn In
Bài trước 7 ngày chờ thu hoạch rau mầm cải bẹ xanh
Bài tiếp theo Trái dừa làm giống nên chọn như thế nào?

Xem theo chủ đề

  • Danh mục cây trồng
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Cây trồng phong thủy
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Thiết kế cảnh quan
  • Sức khỏe và làm đẹp

Kiến thức - Cẩm nang mới nhất

Monochoria vaginalis (Burm. f.) Presl
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon rubicundus (D. Don) Benth.
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.
Danh lục cây thuốc
Neillia thyrsiflora D. Don
Danh lục cây thuốc
- Tra cứu cây thuốc (dược liệu) -
Ad imageAd image

Bài viết liên quan

Cây sân vườn

Trồng sen trong chậu: Không khó như ta tưởng

Kiến Thức

2 cây cỏ đặc biệt lọt vào giải Nobel Y học

Kiến Thức
Cây sân vườn

5 loại kiểng lá lọc không khí

Kiến Thức
Cây sân vườn

Bài thuốc chữa bệnh gout từ trầu không và nước dừa

Kiến Thức

Danh mục cây trồng

  • Cây ăn quả (trái)
  • Cây cảnh, hoa cảnh
  • Cây CN dài ngày
  • Cây CN ngắn ngày
  • Cây lâm nghiệp
  • Cây lương thực
  • Cây rau màu
  • Cây thuốc (dược liệu)

Côn trùng hại cây trồng

  • Côn trùng, động vật hại khác
  • Rầy, rệp, bọ cánh mềm
  • Sâu, bọ, bọ cánh cứng
  • Sâu, sâu bướm
  • Bệnh do nấm
  • Bệnh do tuyến trùng
  • Bệnh do vi khuẩn, virut (virus)
  • Bệnh sinh lý và tác nhân khác

Dinh dưỡng & Kiến thức

  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Cây trồng phong thủy
  • Khoa học nông nghiệp
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Sự tích cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Chuyện lạ đó đây

Kinh nghiệm & Chia sẻ

  • Kinh nghiệm làm vườn
  • Chăm sóc cây Bon Sai
  • Cách trồng lan
  • Trồng cây ăn trái
  • Chăm sóc cây cảnh
  • Chăm sóc cây sân vườn
  • Trồng cây xanh bóng mát
  • Thiết kế cảnh quan

© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status
Welcome Back!

Sign in to your account

Quên mật khẩu?