Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
Đang đọc: Cách giữ hoa Lay ơn tươi lâu
Share
Aa
Aa
Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Danh mục cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Cây thuốc (dược liệu)
Tìm kiếm
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.
Kiến Thức Cây Trồng > Kỹ thuật trồng cây > Cách giữ hoa Lay ơn tươi lâu
Kỹ thuật trồng cây

Cách giữ hoa Lay ơn tươi lâu

Kiến Thức
7 phút đọc
SHARE

Hoa lay ơn được nhiều người ưa chuộng vì ngoài dáng vẻ đẹp, cành hoa tương đối dài, mang khá nhiều hoa (15 – 20 hoa /cành) thì loài hoa này còn có rất nhiều màu  – từ vàng, đỏ, tím, cam đến hường, trắng, tạp sắc…., lá xanh hình lưỡi kiếm, cánh hoa mỏng như hình cánh bướm nhìn rất hấp dẫn.

Do được ưa thích nên những năm gần đây chúng có mặt ngày một nhiều trong các phòng khách, phòng làm việc,…của các gia đình, cơ quan, công sở… Nhất là vào những ngày lễ, ngày Tết…

hoa lay onThế nhưng cũng giống như những loài hoa có thân, cành mềm khác, hoa lay ơn cắm trong bình thường không giữ tuổi được lâu, vì chúng thường bị thối ở cuống gần vết cắt làm cho bông hoa nhanh bị héo, đôi khi có những nụ hoa còn bị héo trước khi nở. Muốn hoa tươi lâu xin mách bạn cách làm sau đây:

1. Trước khi cắm hoa phải xúc rửa bình thật sạch bằng xà bông rồi phơi khô ngoài nắng, nhất là những bình hoa đã cũ và thường cắm những loại hoa có thân cành mềm dễ gây thối nước như hoa huệ, thược dược… Sau mỗi lần thay nước cũng phải xúc rửa bình thật sạch.

2. Nếu là hoa trong vườn nhà thì các bạn nên cắt cành hoa vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối, là thời điểm tốt nhất trong ngày vì lúc này cây thoát hơi nước không nhiều, cành hoa đang chứa nhiều nước và carbohydrat.

3. Nên cắt xéo vết cắt để tăng cường bề mặt hút nước cho cành hoa, đồng thời khi cắm mặt cắt không bị áp sát đáy bình, cành hoa hút nước dễ hơn.

4. Nếu cắt hoa từ trên cây, nên cắt dài cuống cành hoa một chút để trước khi cắm vào bình bạn có thể cắt bỏ phần gốc của cảnh hoa khoảng 3 – 5 cm (nơi có cột không khí trong ống mạch cản trở việc hút nước của cành hoa). Khi cắt bỏ đoạn gốc cành hoa phải nhúng cả gốc cành vào trong nước hoặc đưa gốc cành vào vòi nước đang chảy để cắt, sau đó cắm nhanh cành hoa vào bình. Làm như vậy nước trong bình sẽ tiếp xúc trực tiếp được với cột nước trong các ống mạch của cành hoa, tạo thành một cột nước liên tục chuyển đến các bộ phận của cành hoam giữ hoa tươi lâu hơn.

5. Sau khi rời khỏi cây mẹ, yêu cầu đầu tiên của cành hoa là nước, vì thế sau khi cắt phải cắm ngay cành hoa vào nước càng sớm càng tốt, để cành hoa luôn ở trong trạng thái trương nước, nếu không cành hoa dễ bị héo do chúng vẫn tiếp tục thoát hơi nước nhưng không được bổ sung nước. Nếu tình trạng thiếu hụt nước kéo dài, cành hoa sẽ không có khả năng tươi trở lại, hoặc nếu có tươi trở lại được thì cũng yếu sức, mau tàn.

6. Phải sử dụng nước sạch để cắm hoa (có thể dùng nước ấm khoảng 38 – 40oC, vì nước ấm vận chuyển vào cành hoa nhanh hơn), không dùng nước có chứa nhiều Calcium, Magnesium. Nước có Fluor có thể hủy hoại mô lá, hoa, nếu nguồn nước có chứa Fluor phải chứa vào trong xô, chậu dự trữ chờ một vài ngày cho hóa chất này bay hết mời dùng để cắm hoa. Phải thay nước bình hoa hằng ngày, khi thay nước phải rửa sạch cuống hoa, nhất là phần cắm ngập nước. Nếu nhà đã có sẵn máy sục khí Ôzôn để rửa rau quả thì tốt nhất là nên dùng nước đã xục khí Ôzôn (sau khi xục khí Ôzôn nước đã được tiệt trùng, rất sạch) để cắm hoa, hoa sẽ tươi lâu hơn)

7. Trước khi cắm cắt bỏ bớt là phía dưới, không để lá bị ngập trong nước gây thối làm cho nước nhiễm khuẩn, vi khuẩn bám xung quanh gốc cành không những gây thối gốc cành, làm cho nước bị nhiễm khuẩn mà còn làm cho dòng nước hút vào trong cành bị chặn lại.

8. Mỗi khi thay nước nêm cắt bỏ phần bị thối ở gốc cành. Không nên để nước trong bình quá nhiều, chỉ để vừa đủ cắm ngập gốc cánh khoảng 3 – 5cm, vì việc hút nước chủ yếu được thực hiện ở chỗ vết cắt. Nếu cắm ngập sâu gốc cành dễ bị vi khuẩn gây thối. Có thể sử dụng một vài loại hóa chất như nước Javel, Sulfat đồng, thuốc tím,…(nồng độ 0,05 gram/lít) để ức chế vị sinh vật gây thối, hoa sẽ tươi lâu hơn

9. Không đặt bình hoa ở chỗ có ánh nắng trực tiếp chiếu vào (như cạnh cửa sổ), dưới mái tôn nóng, ở những chỗ thường có gió lùa, dưới quạt trần hoặc trên mặt tivi, radio…vì hơi nóng sẽ làm giảm tuổi thọ của hoa. Không khí nóng, gió làm cành hoa bị mất nước nhanh, trong khi chúng không kịp để bổ sung sẽ làm hoa bị héo, nhanh tàn. Vào buổi tối trước khi đi ngủ, nên đưa bình hoa vào phòng lạnh, chỗ mát hoặc ngoài sân để chúng “hứng sương”.

Theo PNO

Bạn cũng có thể thích

Cây sầu riêng

Cây Phật thủ

Cách trồng và chăm sóc cây hoa mõm sói nở đúng vào dịp tết

Biện pháp điều tiết hoa lay ơn nở đúng thời điểm

Hướng dẫn trồng Lay ơn bằng củ giống

THẺ: giữ hoa tươi lâu, hoa, hoa lay ơn
Chia sẻ bài viết này
Facebook Twitter Sao chép đường dẫn In
Bài trước Cách dùng cây táo chua chữa bệnh
Bài tiếp theo Cây cổ thụ hấp thu nhiều khí CO2 so với các cây non

Xem theo chủ đề

  • Danh mục cây trồng
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Cây trồng phong thủy
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Thiết kế cảnh quan
  • Sức khỏe và làm đẹp

Kiến thức - Cẩm nang mới nhất

Monochoria vaginalis (Burm. f.) Presl
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon rubicundus (D. Don) Benth.
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.
Danh lục cây thuốc
Neillia thyrsiflora D. Don
Danh lục cây thuốc
- Tra cứu cây thuốc (dược liệu) -
Ad imageAd image

Bài viết liên quan

Cây ăn quả (trái)Cây ăn trái

Cây sầu riêng

Cẩm Nang Cây Trồng
Cây ăn tráiCây cảnh, hoa cảnh

Cây Phật thủ

Cẩm Nang Cây Trồng
Trồng trọt, chăm sóc

Cách trồng và chăm sóc cây hoa mõm sói nở đúng vào dịp tết

Cẩm Nang Cây Trồng
Trồng trọt, chăm sóc

Biện pháp điều tiết hoa lay ơn nở đúng thời điểm

Cẩm Nang Cây Trồng

Danh mục cây trồng

  • Cây ăn quả (trái)
  • Cây cảnh, hoa cảnh
  • Cây CN dài ngày
  • Cây CN ngắn ngày
  • Cây lâm nghiệp
  • Cây lương thực
  • Cây rau màu
  • Cây thuốc (dược liệu)

Côn trùng hại cây trồng

  • Côn trùng, động vật hại khác
  • Rầy, rệp, bọ cánh mềm
  • Sâu, bọ, bọ cánh cứng
  • Sâu, sâu bướm
  • Bệnh do nấm
  • Bệnh do tuyến trùng
  • Bệnh do vi khuẩn, virut (virus)
  • Bệnh sinh lý và tác nhân khác

Dinh dưỡng & Kiến thức

  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Cây trồng phong thủy
  • Khoa học nông nghiệp
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Sự tích cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Chuyện lạ đó đây

Kinh nghiệm & Chia sẻ

  • Kinh nghiệm làm vườn
  • Chăm sóc cây Bon Sai
  • Cách trồng lan
  • Trồng cây ăn trái
  • Chăm sóc cây cảnh
  • Chăm sóc cây sân vườn
  • Trồng cây xanh bóng mát
  • Thiết kế cảnh quan

© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status
Welcome Back!

Sign in to your account

Quên mật khẩu?