Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
Đang đọc: Cách sử dụng chế phẩm SOFRI PROTEIN diệt trừ ruồi đục trái
Share
Aa
Aa
Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Danh mục cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Cây thuốc (dược liệu)
Tìm kiếm
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.
Kiến Thức Cây Trồng > Kinh nghiệm làm vườn > Cách sử dụng chế phẩm SOFRI PROTEIN diệt trừ ruồi đục trái
Kinh nghiệm làm vườn

Cách sử dụng chế phẩm SOFRI PROTEIN diệt trừ ruồi đục trái

Kiến Thức
4 phút đọc
SHARE

Men bia  được đun nóng 65-70oC để làm bốc hơi cồn, chưng cất làm giảm thể tích 50% để đạt độ pH từ 5,7-5,8 rồi tiếp tục được phân giải protein bằng enyme papain (0,2%) ở nhiệt độ dưới 70oC để tạo ra protein thuỷ phân. Tiếp theo protein thuỷ phân được bảo quản trong Potassium sorbate 0,25% để tạo ra thành phẩm protein thuỷ phân sử dụng như một loại mồi nhử dẫn dụ rất hấp dẫn ruồi trưởng thành ăn trước khi sinh sản.

Chế phẩm SOFRI PROTEIN được pha thêm 5% thuốc trừ sâu để phun phòng trừ ruồi đục quả rất có hiệu quả, có thể bảo vệ được 95% sản lượng rau quả khỏi nạn ruồi đục với một lượng thuốc trừ sâu ít hơn 500 lần so với các phương pháp khác, nên rất an toàn và ít gây ô nhiễm môi trường. 

Qui trình phòng trừ ruồi đục trái

Bẫy treo diệt ruồi bằng các chất dẫn dụ Protein thủy phân
Bẫy treo diệt ruồi bằng các chất dẫn dụ Protein thủy phân

– Trước khi phun chế phẩm SOFRI thuỷ phân, bà con cần thu gom hết trái rơi rụng trong vườn đem chôn sâu dưới đất có rải vôi bột để tiêu diệt hết trứng và dòi non nhằm tránh lây lan.

– Cách pha và bảo quản chế phẩm: Nếu phun cho diện tích lớn, nhiều cây, sử dụng bình bơm 10 lít: pha 1,5 lít bã protein + 50 ml thuốc Regent 5 SC. Sử dụng đến đâu, pha đến đó. Chế phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thường 26oC, nơi râm mát.

– Cách phun: Đối với các cây ăn quả phun mỗi cây khoảng 20-50 ml (tuỳ theo cây to hay nhỏ) thành các đốm nhỏ dưới tán cây. Đối với các loại rau, màu, các loại rau ăn trái có thể phun cách luống hoặc phun bỏ cách đoạn trên luống. Thời gian phun tốt nhất là từ 8-10 giờ sáng, tránh phun vào những ngày mưa chế phẩm sẽ không có tác dụng hấp dẫn và diệt ruồi. Chú ý: Phun mỗi tuần 1 lần cho tới khi thu hoạch, không nên phun trực tiếp lên trái và phun đồng loạt với diện tích lớn.

– Giai đoạn phun chế phẩm cho các loại rau quả: Đối với mướp, khổ qua (mướp đắng), bầu bí và sơ ri: nên phun ngay sau khi hoa thụ phấn; với thanh long, ổi, mận (doi): phun 20 ngày sau đậu trái; với nhãn, xoài, cam quýt: phun 2 tháng sau khi đậu trái.

– Có thể sử dụng chế phẩm SOFRI PROTEIN để làm bẫy bả diệt ruồi đực một cách đơn giản: tẩm 2ml dung dịch chế phẩm đã có pha thuốc trừ sâu vào bẫy  đem treo dưới tán cây nơi râm mát, cách mặt đất 1-1,5m. Mỗi ha treo 20-30 bẫy, cứ 3-4 tuần thay bả 1 lần sẽ thu hút và tiêu diệt hết lượng ruồi đực nên sẽ có tác dụng giảm dần số lượng ruồi gây hại do con cái mất khả năng sinh sản.

 

                          Nguồn : Báo NNVN

Bạn cũng có thể thích

Ruồi vàng, ruồi đục trái

Ruồi đục quả địa trung hải

Sản xuất rau theo công nghệ Nhật Bản

Vết cắt ở gốc giúp xoài thêm sai quả

Ảnh hưởng của ánh sáng đèn LED đến chất lượng cà chua

THẺ: cách sử dụng, Protein thủy phân, rau ăn trái, rau màu, rau quả, ruồi đục trái
Chia sẻ bài viết này
Facebook Twitter Sao chép đường dẫn In
Bài trước Phòng trừ ruồi đục quả và lá cây khổ qua
Bài tiếp theo Để cho cây lan mau ra rễ

Xem theo chủ đề

  • Danh mục cây trồng
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Cây trồng phong thủy
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Thiết kế cảnh quan
  • Sức khỏe và làm đẹp

Kiến thức - Cẩm nang mới nhất

Monochoria vaginalis (Burm. f.) Presl
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon rubicundus (D. Don) Benth.
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.
Danh lục cây thuốc
Neillia thyrsiflora D. Don
Danh lục cây thuốc
- Tra cứu cây thuốc (dược liệu) -
Ad imageAd image

Bài viết liên quan

Côn trùng, động vật hại khác

Ruồi vàng, ruồi đục trái

Cẩm Nang Cây Trồng
Côn trùng, động vật hại khác

Ruồi đục quả địa trung hải

Cẩm Nang Cây Trồng
Kinh nghiệm làm vườn

Sản xuất rau theo công nghệ Nhật Bản

Kiến Thức
Kinh nghiệm làm vườn

Vết cắt ở gốc giúp xoài thêm sai quả

Kiến Thức

Danh mục cây trồng

  • Cây ăn quả (trái)
  • Cây cảnh, hoa cảnh
  • Cây CN dài ngày
  • Cây CN ngắn ngày
  • Cây lâm nghiệp
  • Cây lương thực
  • Cây rau màu
  • Cây thuốc (dược liệu)

Côn trùng hại cây trồng

  • Côn trùng, động vật hại khác
  • Rầy, rệp, bọ cánh mềm
  • Sâu, bọ, bọ cánh cứng
  • Sâu, sâu bướm
  • Bệnh do nấm
  • Bệnh do tuyến trùng
  • Bệnh do vi khuẩn, virut (virus)
  • Bệnh sinh lý và tác nhân khác

Dinh dưỡng & Kiến thức

  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Cây trồng phong thủy
  • Khoa học nông nghiệp
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Sự tích cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Chuyện lạ đó đây

Kinh nghiệm & Chia sẻ

  • Kinh nghiệm làm vườn
  • Chăm sóc cây Bon Sai
  • Cách trồng lan
  • Trồng cây ăn trái
  • Chăm sóc cây cảnh
  • Chăm sóc cây sân vườn
  • Trồng cây xanh bóng mát
  • Thiết kế cảnh quan

© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status
Welcome Back!

Sign in to your account

Quên mật khẩu?