Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
Đang đọc: Cách trồng cây Sầu riêng
Share
Aa
Aa
Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Danh mục cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Cây thuốc (dược liệu)
Tìm kiếm
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.
Kiến Thức Cây Trồng > Kỹ thuật trồng cây > Cây ăn trái > Cách trồng cây Sầu riêng
Cây ăn trái

Cách trồng cây Sầu riêng

Kiến Thức
11 phút đọc
SHARE

Sầu riêng trồng cũng giống như cách trồng xoài, bưởi và nhiều giống cây ăn trái khác.

Nội dung
1.Điều kiện sinh tháiSầu riêng là cây của vùng nhiệt đới nên chỉ thích hợp với xứ nóng. Thích hợp nhất là từ xích đạo đến vĩ độ 15°, còn trồng đến vĩ độ 18° cây vẫn ra hoa kết trái nhưng sản lượng thu hoạch kém hơn.2.Cách trồng cây sầu riêng

1.Điều kiện sinh thái

Cây sầu riệng
Cây sầu riệng

Sầu riêng là cây của vùng nhiệt đới nên chỉ thích hợp với xứ nóng. Thích hợp nhất là từ xích đạo đến vĩ độ 15°, còn trồng đến vĩ độ 18° cây vẫn ra hoa kết trái nhưng sản lượng thu hoạch kém hơn.

– Nhiệt độ: Vì là cây của xứ nóng nên cây sầu riêng có khả năng chịu nóng rất giỏi. Cây vẫn sinh trưởng tốt ở những vùng có nhiệt độ cao đến 45°C.

– Ánh sáng: Cây sầu riêng chịu được ánh nắng trực xạ nhưng không có khả năng chịu hạn giỏi. Gặp những năm mùa khô hạn kéo dài chừng ba bốn tháng coi như năm đó thất mùa sầu riêng, vì ảnh hưởng xấu đến sức sinh trưởng của cây, dẫn đến việc ra hoa đậu trái kém.

– Mưa: Cây sầu riêng không chịu đất úng nhưng đất trồng cần phải có độ ẩm cần thiết thì cây mới phát triển tốt. Lượng mưa tối thiểu đạt được từ 2000mm/ trong năm. Sở dĩ tại vùng đất Nam Bộ thích hợp với cây sầu riêng vì có hai mùa mưa nắng rõ rệt, mà mùa mưa trải dài đến 6 tháng.

– Gió: Sầu riêng không thích hợp với vùng trồng có gió mạnh, có mưa bão, vì cành cây tuy to nhưng lại giòn dễ gãy. Trái gặp gió to cũng rụng nhiều.

 – Đất trồng: Nói chung sầu riêng không quá kén đất trồng. Đất thích hợp nhất là thịt nhẹ, kế đó là cát pha, sét pha. Đất đỏ Bazan trồng sầu riêng cũng tốt. Trừ loại đất sét nặng và đất nhiều sỏi đá không thích hợp với giống cây này. Có điều trồng sầu riêng phải chọn vùng đất có nhiều tầng đất mặt khá dày vì trên vùng đồi núi, miễn độ cao so với mực nước biển không quá 50m, sầu riêng lại sinh trưởng tốt. Ngược lại ở vùng đất thấp trũng, thường bị ngập úng trong mùa mưa lại làm cây dễ chết, mà có sống được cũng èo uột, tăng trưởng chậm. Nếu trồng sầu riêng vào vùng đất thấp thì phải làm líp cao, chung quanh còn phải tạo nhiều mương rãnh thoát nước tốt như vậy bộ rễ sầu riêng mới không bị thúi làm chết cây.

Trong trường hợp vườn cây quá trống trãi mà chung quanh đất đai còn thừa, tốt nhất nên trồng cây chắn gió như cách trồng cây vành đai bảo vệ vườn cà phê. Trồng các giống keo tây, muồng đen hay tre tàu cũng tốt, miễn sao cây chắn gió có chiều cao trên 5m là đủ che chắn gió cho cây cành sầu riêng khỏi gảy và trái không bị rụng là được

2.Cách trồng cây sầu riêng

– Thời vụ trồng:

Nên trồng sầu riêng vào đầu mùa mưa, trễ lắm là vào giữa mùa mưa. Tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, các nhà vường trồng từ tháng năm đến tháng 7 âm lịch. Trồng vào giai đoạn này đất đủ ẩm giúp rễ cây non mau “bén” đất để phát triển mạnh, lại nhẹ công tưới. Trồng vào tháng cuối mùa mưa, cây non thường sống èo uột, phát triển chậm mà tỷ lệ cây sống cũng thấp.

– Lên liếp, đào hố trồng:

Ở vùng đất cao ráo có tầng đất mặt dày, khi trồng cây giống xuống khỏi phải lên liếp. Nhưng ở vùng đất thấp trũng dễ bị úng ngập trong mùa mưa thì phải lên liếp cao, đồng thời còn phải tạo hệ thống mương rãnh thoát nước hữu hiệu mới được. Dù lên liếp cao nhưng cũng phải đào hố trồng. Mỗi cây con trồng vào một hố riêng biệt.

Hố trồng sầu riêng cần đủ rộng để chứa đủ lượng phân lót cần thiết để nuôi cây trong giai đoạn cần phát triển mạnh mấy năm đầu. Bề cạnh mỗi hố hẹp lắm cũng 60cm, và chiều sâu cũng tương đương như vậy. Khi đào hố, lớp đất mặt khoảng 20cm bên trên nên để riêng đập tơi ra dùng trộn chung với phân hữu cơ bón lót vào hố. Lớp đất bên dưới cũng đào lên để riêng ra dùng đắp bờ bao miệng hố.

Hố trồng nên đào trước khi trồng cây ít lắm là vài ba tuần, sau đó cho phân tro vào đầy khoảng ¾ hố rồi mới đặt cây con lên trên. Dùng hỗn hợp phân chuồng, phân bổi và đất mùn (hoặc đất thịt đập vụn) chèn chung quanh gốc cây cho thật chặt. Sau cùng, trước khi tưới nước thật đẫm, nên dùng vài cây choái chống giữ cho cây sầu riêng con khỏi bị nghiêng ngã.

– Mật độ trồng:

Sầu riêng là giống cây có thân cao to. Cây trồng bằng hạt có thể cao đến 40m hoặc hơn , còn cây tháp, ghép cũng đạt chiều cao đến 20m. Cây đã to mà cành nhánh cũng to, tán lá lại rộng. Vì vậy, để tránh cành “cây chậm lá cá chậm vi” thì khoảng cách giữa hai cây phải khá rộng: cây trồng hạt cần cây cách cây 10m, cây tháp, chiết cây cách cây từ 7m đến 8m mới vừa.

– Bón phân:

Bón phân để cung cấp dinh dưỡng cho sầu riêng ra hoa và đậu trái

Cũng như nhiều giống cây ăn trái khác, cây sầu riêng cũng thích hợp với phân hữu cơ hơn là phân vô cơ. Lần đầu mới trồng, lượng phân hữu cơ bón vào mỗi hố từ 50kg đến 100kg, tùy vào đất lập vườn tốt xấu ra sao. Những năn kế tiếp cây càng lớn dần càng đòi hỏi chất dinh dưỡng để nuôi cây nhiều hơn, nên ta cần phải bón thúc cho cây mỗi năm từ một đến hai lần. Nếu chỉ bón thúc một lần thì nên bón vào đầu mùa mưa, còn bón thúc hai lần thì chia ra một đợt trước và một đợt sau mùa mưa.

– Phân bón thúc là phân chuồng hay phân hóa học cũng tốt. Có thể bón thẳng vào gốc hoặc đào rảnh vòng quanh gốc để bón phân vào.

Trong năm đầu, cây sầu riêng còn nhỏ khỏi cần bón thúc nhưng từ năm thứ hai trở đi số lượng phân bón thúc càng năm càng nhiều hơn.

Ví dụ năm thứ hai, mỗi năm chỉ cần bón thúc khoảng 20kg phân chuồng hoai (chia làm hai đợt) hay nửa ký NPK cho mỗi gốc là đủ. Qua năm trồng thứ ba; số lượng phân bón cần tăng lên gấp rưỡi hoặc gấp đôi năm trước, tùy theo tình trạng mạnh yếu của từng cây. Chỉ đặc biệt đến năm sầu riêng bắt đầu trổ hoa thì chỉ nên bón thúc một lần duy nhất đầu mùa mưa là đủ. Các năm sau đó cũng vậy vì nếu cây đang ra hoa và nuôi trái mà cứ bón tiếp phân thì khi chín trái dễ bị sượng.

Nếu bón phân chuồng theo rãnh thì đào rãnh vòng quanh gốc, ngay dưới tán cây gie ra, với chiều rộng rãnh khoảng 30cm và độ sâu 20cm. Sau khi cho hết phân vào rãnh thì phủ lớp đất mỏng lên trên.

– Tưới nước:

Trồng sầu riêng cần phải có nước tưới đầy đủ, nhất là cây con mới trồng năm đầu. Trồng cây con mà thiếu nước tưới thì cây sẽ tăng trưởng chậm. Ngay sầu riêng lớn cũng vậy, mùa nắng nên tưới đầy đủ ngày hai cữ sáng chiều, còn mùa mưa chỉ cần tưới một cữ vào những ngày nắng nóng mà thôi. Giống này thiếu nước tưới cây cũng héo úa mà thừa nước tưới khiến đất bị trương nước quá ẩm ướt cũng gây hại cho bộ rễ, vì nấm sẽ có cơ hội tốt để xâm nhập làm thúi rễ. Vì vậy, vườn trồng sầu riêng phải có nhiều mương rãnh để thoát nước dư thừa.

Nguồn : Trồng cây giống tốt – KS. Nguyễn Việt Thái

Bạn cũng có thể thích

Cây sầu riêng

Cây Phật thủ

Quá trình hấp thụ và vận chuyển khoáng trong cây trồng

Xây dựng mô hình tưới phun sương kết hợp bón phân theo công nghệ Israel

Làm giàu từ phân trùn quế

THẺ: đất trồng, phân bón, Sầu Riêng
Chia sẻ bài viết này
Facebook Twitter Sao chép đường dẫn In
Bài trước Những điều cần biết để cây lan không chết
Bài tiếp theo Cách chăm sóc vườn sầu riêng

Xem theo chủ đề

  • Danh mục cây trồng
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Cây trồng phong thủy
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Thiết kế cảnh quan
  • Sức khỏe và làm đẹp

Kiến thức - Cẩm nang mới nhất

Monochoria vaginalis (Burm. f.) Presl
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon rubicundus (D. Don) Benth.
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.
Danh lục cây thuốc
Neillia thyrsiflora D. Don
Danh lục cây thuốc
- Tra cứu cây thuốc (dược liệu) -
Ad imageAd image

Bài viết liên quan

Cây ăn quả (trái)Cây ăn trái

Cây sầu riêng

Cẩm Nang Cây Trồng
Cây ăn tráiCây cảnh, hoa cảnh

Cây Phật thủ

Cẩm Nang Cây Trồng
Khoa học nông nghiệp

Quá trình hấp thụ và vận chuyển khoáng trong cây trồng

Cẩm Nang Cây Trồng
Khoa học nông nghiệp

Xây dựng mô hình tưới phun sương kết hợp bón phân theo công nghệ Israel

Cẩm Nang Cây Trồng

Danh mục cây trồng

  • Cây ăn quả (trái)
  • Cây cảnh, hoa cảnh
  • Cây CN dài ngày
  • Cây CN ngắn ngày
  • Cây lâm nghiệp
  • Cây lương thực
  • Cây rau màu
  • Cây thuốc (dược liệu)

Côn trùng hại cây trồng

  • Côn trùng, động vật hại khác
  • Rầy, rệp, bọ cánh mềm
  • Sâu, bọ, bọ cánh cứng
  • Sâu, sâu bướm
  • Bệnh do nấm
  • Bệnh do tuyến trùng
  • Bệnh do vi khuẩn, virut (virus)
  • Bệnh sinh lý và tác nhân khác

Dinh dưỡng & Kiến thức

  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Cây trồng phong thủy
  • Khoa học nông nghiệp
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Sự tích cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Chuyện lạ đó đây

Kinh nghiệm & Chia sẻ

  • Kinh nghiệm làm vườn
  • Chăm sóc cây Bon Sai
  • Cách trồng lan
  • Trồng cây ăn trái
  • Chăm sóc cây cảnh
  • Chăm sóc cây sân vườn
  • Trồng cây xanh bóng mát
  • Thiết kế cảnh quan

© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status
Welcome Back!

Sign in to your account

Quên mật khẩu?