Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
Đang đọc: Cách tưới nước, tỉa cành thanh long
Share
Aa
Aa
Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Danh mục cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Cây thuốc (dược liệu)
Tìm kiếm
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.
Kiến Thức Cây Trồng > Kỹ thuật trồng cây > Cây ăn trái > Cách tưới nước, tỉa cành thanh long
Cây ăn trái

Cách tưới nước, tỉa cành thanh long

Kiến Thức
10 phút đọc
SHARE

1. Tưới nước:

Mặc dù thanh long chịu hạn giỏi, nhưng nắng hạn kéo dài sẽ làm cây mất sức và làm giảm năng suất nhiều. Biểu hiện của sự thiếu nước là:

– Cành mới hình thành ít và phát triển rất chậm.

Nội dung
1. Tưới nước:Mặc dù thanh long chịu hạn giỏi, nhưng nắng hạn kéo dài sẽ làm cây mất sức và làm giảm năng suất nhiều. Biểu hiện của sự thiếu nước là:2. Tỉa cành – Tỉa đầu: *Ưu điểm: Dễ làm, đỡ tốn công.– Tỉa lựa– Tỉa sửa cành: 3. Làm cỏ: 4. Tủ gốc:  5. Xử lý ra hoa: – Nguồn điện thắp sáng: – Loại bóng đèn và công suất: –  Cách treo bóng:  – Thời gian thắp sáng: 

– Cành bị teo lại và chuyển sang màu vàng.

– Tỉ lệ rụng hoa ở các đợt hoa đầu tiên cao >80%.

– Quả nhỏ.

Tùy theo ẩm độ đất… mà nhịp độ tưới thay đổi từ 3 – 7 ngày/lần. Trồng thanh long có xử lý ra hoa bằng đèn đều đã phải chủ động tưới nước vào mùa nắng, thường tưới nước vào buổi sáng theo nhịp độ nêu trên.

 Trên các chân đất phèn do đất thấp, thủy cấp gần mặt đất nên việc tưới nước ít được chú ý hơn, một số hộ đã dùng bơm tưới bổ sung thấy có kết quả, trừ khi nước phèn có độ pH quá thấp. Cũng cần lưu ý là các cây thuộc họ xương rồng chịu được nắng hạn giỏi nhưng lại khá mẫn cảm với độ mặn, nên các vùng mùa nắng bị nhiễm mặn cần chú ý điều này.

Thanh long cần được tưới nước vào mùa nắng
Thanh long cần được tưới nước vào mùa nắng

2. Tỉa cành

Năm thứ 2 tỉa nhẹ khi cần để tạo tán hình cây dù. Tới cuối năm thứ 3 mỗi trụ có độ 100 cành, với lượng cành này phân bố trên đầu trụ dày đặc. Một số cành già đã cho trái trong những năm trước nếu giữ lại sẽ không cho trái hoặc cho trái nhỏ. Sự tỉa cành làm thông thoáng tán cây và giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi cành mới. Sau tỉa, cành non đâm ra mạnh hơn. Có ba loại cắt tỉa:

 – Tỉa đầu:

 thực hiện sau thu hoạch hoặc trước đợt thu quả cuối cùng. Cắt cùng một lúc tất cả các cành già, các cành ốm yếu, khuyết tật, nằm khuất bên trong tán. Số cành giữ lại trên đầu trụ độ 50 cành. Dùng liềm hoặc dao chặt 3/4 chiều dài của toàn bộ các cành già phía dưới, các tược non sẽ nảy ra từ phần gốc cành được giữ lại.

 *Ưu điểm: Dễ làm, đỡ tốn công.

*Khuyết điểm: qua nhiều năm các lớp cành chồng chất lên nhau nên bụi thanh long bị đôn lên cao.

– Tỉa lựa

 Lựa các cành cần tỉa rồi dùng liềm cán dài giựt đứt khỏi cây.

* Ưu điểm: tạo được sự thông thoáng, qua nhiều năm trụ không đôn lên cao. Giữ được sự cân đối giữa các cành của tán cây.

*Khuyết điểm: tốn công.

– Tỉa sửa cành: 

Để kiểm soát số cành con trên cành mẹ (cành sừng trâu). Yêu cầu:

+ Chỉ giữ lại 1 – 3 cành con/cành mẹ.

+ Các cành con trên cành mẹ xa nhau, phân bố đều để tránh tán lệch.

+ Giữ lại các cành mập, khỏe.

+ Tỉa bỏ những cành mọc lòa xòa ra lối đi.

Do nhu cầu tạo quả trái vụ, một số cành già trước đây thường bị tỉa đi, nay được giữ lại để tạo cảm ứng ra hoa bằng thắp đèn.

3. Làm cỏ:

Trước mỗi đợt bón phân trên đất phèn nơi đất ẩm thường xuyên, có rất nhiều loại cỏ có rất khó trị như cỏ tranh, cỏ ống, cỏ Paspalum,… vì vậy muốn bớt cỏ cần áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp như cày bừa kỹ vào mùa nắng trước khi trồng, xen canh, dùng thuốc trừ cỏ kết hợp với làm cỏ thủ công sớm,…

 4. Tủ gốc: 

Vừa trừ cỏ vừa giữ ẩm, nhất là ở các vùng có mùa khô kéo dài và thiếu nước tưới. Dùng rơm, cỏ khô, xơ dừa,… để tủ. Có thể tủ quanh gốc hay tủ toàn bộ liếp. Ở những vùng có cỏ nhiều, giá nhân công đắt nên áp dụng phủ bạt như trồng dưa hấu và trồng thơm đã làm.

 5. Xử lý ra hoa: 

Đã có một số thí nghiệm cảm ứng thanh long ra hoa bằng hóa chất (KNO3và một số chất khác) bước đầu đã có kết quả. Hoa ra sớm hơn so với các liếp trồng thanh long khác trong vùng từ 1 – 1,5 tháng. Tuy nhiên, chưa đạt được cảm ứng ra hoa đồng loạt và mạnh như ở cây xoài, số hoa ra còn ít và rải rác. Thanh long có quả sớm giá bán cao gấp 5 – 8 lần so với giá lúc rộ. Trong vài năm gần đây, nhiều người trồng thanh long đã thắp đèn để thúc thanh long ra hoa trái vụ. Sự thắp đèn dựa trên cơ sở thanh long là cây ngày dài, dùng ánh sáng đèn để cắt đêm dài. Đã có một số điều tra và thí nghiệm về vấn đề này kết quả như sa

– Nguồn điện thắp sáng:

 Có thể sử dụng lưới điện quốc gia, hoặc máy phát điện riêng. Dùng điện thuộc lưới điện quốc gia có một số bấp bênh như điện áp không ổn định, đôi lúc bị cúp điện làm hỏng kế hoạch, vì muốn cắt đêm dài cần phải thắp sáng liên tục một số giờ nhất định nào đó.

 – Loại bóng đèn và công suất: 

Dùng bóng đèn tròn, từ 75 – 100 watt, hiện nay đa số các vườn dùng bóng 75 watt. Dùng đèn ống hiệu quả kém hơn vì cây hấp thu ánh sáng đỏ (red light) và đỏ xa (far red light). Dùng bóng 60 watt không đủ độ sáng, số quả ra ít. Dùng bóng 200 watt số quả không tăng hơn bao nhiêu mà lại tốn điện.

–  Cách treo bóng: 

Bóng được treo giữa 2 trụ làm thành hàng, cách mặt đất từ 0,7 m tới 1,2 m. Nên câu điện để có thể thắp sáng luân phiên cho các phía của cây được hưởng ánh sáng đồng đều. Cũng có một số vườn câu một bóng điện ở giữa mỗi 4 trụ.

 – Thời gian thắp sáng: 

Thời gian thắp đèn tốt nhất 4 giờ liên tục 10 – 15 đêm mới gây được cảm ứng ra hoa. Vào tháng hai, một số vườn chỉ thắp có 7 giờ/đêm và kéo dài chỉ từ 10 tới 12 đêm. Nhưng nếu xử lý đèn liên tục, mỗi tháng xử lý một lần thì năng suất sẽ thấp và bất ổn, 5 lần xử lý liên tục trong các tháng từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 1 sẽ thu được tổng số 56 quả/trụ hay 26,3 kg/trụ/5 lần xử lý, bình quân chỉ đạt được 5,3 kg/trụ. Như vậy cần chú trọng nghiên cứu sự bón phân, nhịp độ xử lý để có hiệu quả kinh tế cao, tránh lãng phí điện.

 Sau 4 – 7 ngày sau ngưng thắp đèn, nụ hoa sẽ xuất hiện. Cần khoảng 20 – 21 ngày cho hoa phát triển, 3 ngày để nở và thụ quả trong vườn, sau đó cần từ 25 đến 28 ngày/ để quả phát triển. Như vậy từ khi ra nụ tới khi thu hoạch mất độ 50 – 52 ngày. Khoảng thời gian này dài ngắn chút ít tùy vào điều kiện khí hậu nơi trồng. Đối với một số loài cây thuộc họ xương rồng, có loài phải mất tới 150 ngày để quả phát triển (23). Như vậy thời gian nuôi quả của thanh long ở nước ta khá ngắn.

Nguồn : hoinongdancantho

Bạn cũng có thể thích

Cây sầu riêng

Cây thanh long

Cây Phật thủ

Quan hệ giữa Đất – Nước và Cây trồng: Phần 1

Quan hệ giữa Đất – Nước và Cây trồng: Phần 2

THẺ: cách chăm sóc, nước, thanh long, tỉa cành
Chia sẻ bài viết này
Facebook Twitter Sao chép đường dẫn In
Bài trước Cây cũng biết nghĩ và nhớ giống như con người
Bài tiếp theo Những bước thay chậu Hoa lan đơn giản

Xem theo chủ đề

  • Danh mục cây trồng
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Cây trồng phong thủy
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Thiết kế cảnh quan
  • Sức khỏe và làm đẹp

Kiến thức - Cẩm nang mới nhất

Monochoria vaginalis (Burm. f.) Presl
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon rubicundus (D. Don) Benth.
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.
Danh lục cây thuốc
Neillia thyrsiflora D. Don
Danh lục cây thuốc
- Tra cứu cây thuốc (dược liệu) -
Ad imageAd image

Bài viết liên quan

Cây ăn quả (trái)Cây ăn trái

Cây sầu riêng

Cẩm Nang Cây Trồng
Cây ăn quả (trái)

Cây thanh long

Cẩm Nang Cây Trồng
Cây ăn tráiCây cảnh, hoa cảnh

Cây Phật thủ

Cẩm Nang Cây Trồng
Khoa học nông nghiệp

Quan hệ giữa Đất – Nước và Cây trồng: Phần 1

Cẩm Nang Cây Trồng

Danh mục cây trồng

  • Cây ăn quả (trái)
  • Cây cảnh, hoa cảnh
  • Cây CN dài ngày
  • Cây CN ngắn ngày
  • Cây lâm nghiệp
  • Cây lương thực
  • Cây rau màu
  • Cây thuốc (dược liệu)

Côn trùng hại cây trồng

  • Côn trùng, động vật hại khác
  • Rầy, rệp, bọ cánh mềm
  • Sâu, bọ, bọ cánh cứng
  • Sâu, sâu bướm
  • Bệnh do nấm
  • Bệnh do tuyến trùng
  • Bệnh do vi khuẩn, virut (virus)
  • Bệnh sinh lý và tác nhân khác

Dinh dưỡng & Kiến thức

  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Cây trồng phong thủy
  • Khoa học nông nghiệp
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Sự tích cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Chuyện lạ đó đây

Kinh nghiệm & Chia sẻ

  • Kinh nghiệm làm vườn
  • Chăm sóc cây Bon Sai
  • Cách trồng lan
  • Trồng cây ăn trái
  • Chăm sóc cây cảnh
  • Chăm sóc cây sân vườn
  • Trồng cây xanh bóng mát
  • Thiết kế cảnh quan

© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status
Welcome Back!

Sign in to your account

Quên mật khẩu?