Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
Đang đọc: Cắt tỉa tạo dáng cho Bonsai
Share
Aa
Aa
Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Danh mục cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Cây thuốc (dược liệu)
Tìm kiếm
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.
Kiến Thức Cây Trồng > Kỹ thuật trồng cây > Bon Sai > Cắt tỉa tạo dáng cho Bonsai
Bon Sai

Cắt tỉa tạo dáng cho Bonsai

Kiến Thức
8 phút đọc
SHARE

Bonsai phải được cắt tỉa nhiều lần mới có được dáng thế mong muốn
Bonsai phải được cắt tỉa nhiều lần mới có được dáng thế mong muốn

1.Cắt tỉa định hướng cho thân chính

Cắt tỉa cho những cây Bonsai hiện quá xấu, quá to hoặc quá thẳng, ít nhánh thì có thể cắt bỏ ngọn và định hình cho chồi nào hoặc nhánh nào sẽ trở thành ngọn để thay thế ( lấy nhánh thay ngọn). Bằng cách cắt tỉa bỏ ngọn nhiều đợt. Sau nhiều năm, ta có thân cây với gốc to, ngọn nhỏ và uốn lượn mềm mại, không còn thuôn đuột nữa.

Nội dung
1.Cắt tỉa định hướng cho thân chính2.Cắt tỉa nhánhCác nguyên tắc cắt tỉa cơ bản ở giai đoạn này là:3.Thao tác cho việc cắt tỉa4.Cắt tỉa rễ

2.Cắt tỉa nhánh

Xác định những nhánh nào cần phải loại bỏ : chất lượng của Bonsai  tùy thuộc phần lớn vào sự cắt tỉa này. Dĩ nhiên là thế ( dáng) kiểng đã được “gợi ý” khi ta nhìn ngắm cây nguyên liệu.

Các nguyên tắc cắt tỉa cơ bản ở giai đoạn này là:

– Nhánh to ở dưới, nhánh nhỏ ở trên, các nhánh phân bố theo đường xoắn ốc quanh thân cây từ dưới lên tới ngọn và các nhánh ngắn dần từ dưới lên đến ngọn tạo nên tán lá hình khối chóp.

– Chiết giảm, đơn giản hóa bóng dáng của cây: cắt tỉa bỏ những nhánh ở vị trí không đẹp hoặc những nhánh vô ích.

– Nếu có 2 nhánh mọc đối nhau thì cắt tỉa bỏ 1 trong 2 nhánh ấy và phải cắt sát thân cây.

– Nếu có nhiều nhánh xuất phát từ một mực trên thân cây thì chỉ giữ lại một nhánh thôi và loại hết các nhánh kia. Như vậy ta sẽ có một cấu trúc nhánh mọc xen, phù hợp với cách bố trí nhánh phổ biến ở kiểng Bonsai.

– Loại bỏ những nhánh xuất phát từ giữa một nạng hai.

– Loại bỏ những nhánh con mọc chằng chịt làm cho dáng cây trở nên quá rờm rà và “nặng nề”. Vết cắt các nhánh nên lõm vào là tốt nhất, hoặc cắt bằng, sát thân, cành, không cắt chừa lồi ra.

– Cắt bỏ ngọn nếu:

+ Tàng ngọn không đẹp, để thay thế bằng một nhánh to ở phía dưới (lấy nhánh làm ngọn), vết cắt này sẽ nằm về phía sau hay phía trên của cành uốn lên làm ngọn. Vết sẹo này không ở ngay mặt tiền của cây mà xéo một góc 45o so với trục thân. Thân còn lại cao cỡ 3 -4 lần đường kính gốc.

+ Muốn tạo một tàng cây có nhiều nhánh  sum suê ( kiểu chổi Hokidachi).

– Cắt bỏ những nhánh ở gần gốc của thân cây nếu muốn tạo kiểu chổi (Hokidachi), kiểu nhân văn (Bunjingi) hay rừng cây…

– Cắt ngắn bớt những nhánh lớn quá dài. Nhánh của các cây già có xu hướng quằn xuống nên các nhánh mọc đứng lên trên ít khi tạo được một dáng vẻ già tự nhiên cho cây. Vậy nên cắt ngay phía trên của một chồi đang ló ra ở mặt dưới của nhánh, như vậy ta sẽ có một nhánh hướng xuống dưới. Nếu cắt ngay phía trên của một chồi hướng lên trên, thì cây sẽ mọc đứng, sau này khó uốn nắn cho nó oằn xuống. Một nhánh cây lý tưởng phải là một nhánh nhỏ dần từ chỗ gắn vào thân cây ra đến đầu nhánh. Điều nên tránh ( và điều này có thể do cắt tỉa quá gắt gao) đó là một nhánh rất dày ở khoảng ¾ chiều dài, rồi đột nhiên hẹp lại thành một đọt mảnh mai ở phía ngọn.

– Cắt bỏ những nhánh khô héo hoặc đã chết, trừ trường hợp ta muốn giữ nhánh khô nào đó ở vị trí nổi bật để tạo thế kiểng Saramiki làm tang vẻ già cỗi của cây.

Lưu ý :

– Cân nhắc kỹ trước khi loại bỏ một nhánh quan trọng vì khi cắt sát thân cây thì nhánh sẽ không mọc lại ở đó nữa. Nếu cắt lầm thì sau này muốn sửa chữa bắt buộc phải dùng kỹ thuật ghép để thay thế. Vì vậy tốt nhất là nên vẽ phác họa cây Bonsai của mình trên tờ giấy với những cành nhánh tự nhiên vốn có rồi xóa thử cành muốn cắt bỏ, nếu được thì hẳn cắt, nếu không thì phải giữ lại.

– Sắp xếp các nhánh thành tầng hoặc khối, sao cho khi : Nhìn ngang vẫn thấy có khoảng cách giữa các tầng, các khối; nhìn từ trên xuống thì các nhánh phải bố trí theo hình rẽ quạt hay hình tia.

3.Thao tác cho việc cắt tỉa

– Vết cắt phải “ngọt”, xéo và lõm vào thân cây cho mặt cắt mau liền sẹo.

– Nếu phải dùng cưa nhỏ để cắt, thì sau đó nên gọt mặt cắt lại bằng kềm cắt hoạch bằng dao bén.

-Trong mọi trường hợp dụng cụ cắt phải thật bén và thật sạch.

–Nếu cắt tỉa nhiều cây thì trước khi sang qua cây cắt khác nên lướt các lưỡi kéo hoặc dao ngang qua một ngọn lửa (quẹt ga) để tánh truyền bệnh virus nếu có.

-Trám vết cắt bằng mastic ( nếu có) hoặc keo chống thấm (latex) hoặc dùng mỡ bò có trộn ký ninh theo công thức sau đây:

 + 20 viên ký ninh tán nhỏ hòa với 100g mỡ bò.

+ Đun cho sệt, để nguội dùng dần.

+Cũng có thể dùng dầu chai ( trét ghe thuyền) để bôi  các vết sẹo này.

4.Cắt tỉa rễ

Thao tác cốt yếu để tạo kiểng Bonsai, vì sự giảm bớt hệ thống rễ góp phần trực tiếp làm cho cây lùn.

Cắt tỉa bỏ rễ cái – Cắt ngắn hoặc cắt bỏ một số rễ lớn khác. Giữ lại các rễ con, rễ cám. Sửa lại hệ rễ cho tỏa đều, không đan chéo nhau.

Theo Lê Công Kiệt – Nguyễn Thiện Tịch

 

Bạn cũng có thể thích

Kỹ thuật tạo dáng, thế cho cây quất (tắc) cảnh

Kỹ thuật canh tác cây cà phê

Kỹ thuật cắt tỉa cây cà phê hiệu quả

Nghệ nhân trồng bon sai săn tìm duối lùn ngày càng nhiều

Cách trồng cây sung bonsai và chăm bón để ra quả

THẺ: cắt tỉa, cây bon sai, tạo dáng
Chia sẻ bài viết này
Facebook Twitter Sao chép đường dẫn In
Bài trước Nhà ở bối trí theo quan niệm về phong thủy
Bài tiếp theo Cách uốn cành mềm sử dụng dây mềm và dây đồng

Xem theo chủ đề

  • Danh mục cây trồng
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Cây trồng phong thủy
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Thiết kế cảnh quan
  • Sức khỏe và làm đẹp

Kiến thức - Cẩm nang mới nhất

Monochoria vaginalis (Burm. f.) Presl
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon rubicundus (D. Don) Benth.
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.
Danh lục cây thuốc
Neillia thyrsiflora D. Don
Danh lục cây thuốc
- Tra cứu cây thuốc (dược liệu) -
Ad imageAd image

Bài viết liên quan

Trồng trọt, chăm sóc

Kỹ thuật tạo dáng, thế cho cây quất (tắc) cảnh

Cẩm Nang Cây Trồng
Trồng trọt, chăm sóc

Kỹ thuật canh tác cây cà phê

Cẩm Nang Cây Trồng
Trồng trọt, chăm sóc

Kỹ thuật cắt tỉa cây cà phê hiệu quả

Cẩm Nang Cây Trồng
Bon Sai

Nghệ nhân trồng bon sai săn tìm duối lùn ngày càng nhiều

Kiến Thức

Danh mục cây trồng

  • Cây ăn quả (trái)
  • Cây cảnh, hoa cảnh
  • Cây CN dài ngày
  • Cây CN ngắn ngày
  • Cây lâm nghiệp
  • Cây lương thực
  • Cây rau màu
  • Cây thuốc (dược liệu)

Côn trùng hại cây trồng

  • Côn trùng, động vật hại khác
  • Rầy, rệp, bọ cánh mềm
  • Sâu, bọ, bọ cánh cứng
  • Sâu, sâu bướm
  • Bệnh do nấm
  • Bệnh do tuyến trùng
  • Bệnh do vi khuẩn, virut (virus)
  • Bệnh sinh lý và tác nhân khác

Dinh dưỡng & Kiến thức

  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Cây trồng phong thủy
  • Khoa học nông nghiệp
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Sự tích cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Chuyện lạ đó đây

Kinh nghiệm & Chia sẻ

  • Kinh nghiệm làm vườn
  • Chăm sóc cây Bon Sai
  • Cách trồng lan
  • Trồng cây ăn trái
  • Chăm sóc cây cảnh
  • Chăm sóc cây sân vườn
  • Trồng cây xanh bóng mát
  • Thiết kế cảnh quan

© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status
Welcome Back!

Sign in to your account

Quên mật khẩu?