Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
Đang đọc: Cây Mắc ca
Share
Aa
Aa
Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Danh mục cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Cây thuốc (dược liệu)
Tìm kiếm
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.
Kiến Thức Cây Trồng > Danh mục cây trồng > Cây CN dài ngày > Cây Mắc ca
Cây CN dài ngày

Cây Mắc ca

Cẩm Nang Cây Trồng
7 phút đọc
SHARE
  • Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc keo lai bằng phương pháp giâm hom
  • Biện pháp kỹ thuật chăm sóc vườn cây ăn quả trong mùa mưa bão
  • Kỹ thuật chăm sóc vườn cam sau thu hoạch cây nhanh phục hồi

Tên tiếng anh/Tên khoa học:
Maccadamias

Nội dung
1. Nguồn gốc cây Mắc ca2. Đặc điểm thực vật học cây Mắc ca

Tên khoa học: Maccadamia

Chi: Macadamia tetraphylla và Macadamia integrifolia

Giới: Plantea

Bộ: Proteales

Họ: Proteaceae

1. Nguồn gốc cây Mắc ca

Cây Mắc ca được tìm thấy vào năm 1857 tại rừng cây bụi ở Queensland. Cây mắc ca đầu tiên được trồng tại Úc năm 1858 bởi W.Hill mang về trồng và được lan rộng ra khắp thế giới từ đó. Cây được trồng tại trà và phát triển làm kinh tế chỉ mới 20 năm trở lại đây.

Cây Mắc ca được đưa về Việt Nam trồng từ năm 1994 và được trồng đầu tiên được thử nghiệm là Bà Vì, Đăk Lawk, Sơn La, Phú Thọ. Trải qua nhiều năm thực nghiệm, viện nghiên cứu khoa học EaKamat đã nhân giống thành công 3 loại giống Mắc ca H2, OC và 508 là những giống cho năng suất cao được trồng ở Tây Nguyên.

2. Đặc điểm thực vật học cây Mắc ca

Rễ cây Mắc ca:

Cây mắc ca là loại thuộc 2 lá mầm nên có bộ rễ chùm, rễ cọc kém phát triển dù cho cây được trồng bằng hạt hay bằng cành giâm. Bộ rễ Mắc ca tập chung ăn sâu ở tầng đất mặt từ 0-30cm. Do cây phát triển nhanh, tán rộng, bộ rễ ăn nông nên cây chịu bão kém, nếu trồng cây cho kinh tế cần phải trồng xen canh với các loại cây khác để tránh gió.

Thân cây Mắc ca:

Là loại thân gỗ, thường xanh, sống lâu năm. Cây có chiều cao từ 2-18m, tán lan rộng 15m. Trong điều kiện cây sinh trưởng, phát triển tốt, điều kiện chăm sóc cây tốt cây có tuổi thọ lên tới 100 năm tuổi. Cành Mắc ca có dáng tròn đều, có nhiều bì khổng, vỏ nhám không xẻ cành, vết cắt trên vỏ có màu đỏ tối, gỗ rất cứng. 

Lá Mắc ca:

Lá cứng, hình bầu dục. Tùy theo từng loại giống cây Mắc ca mà lá có kích thước khác nhau, trung bình có chiều dài từ 70-120cm. Có 3 hoặc 4 lá mọc cách theo đường xoáy ốc.

Lá cứng, mép lá lượn sóng, mặt lá thường uốn lượn, lá nguyên mép hoặc có răng cưa, đôi khi răng cưa nhọn cứng như gai. Gân nổi rất dễ thấy.

Hoa cây Mắc ca:

Hoa thường mọc theo chuỗi, mỗi hoa dài 12-30cm. Màu sắc hoa của cây mắc ca thường có màu trẳng điểm hồng, một số hoa thì lại có màu tím hồng, tùy thuộc vào giống cây. Hoa Mắc ca là hoa lưỡng tính nên không thể tự thụ phấn cho cây được, mỗi chuỗi có khoảng 200-300 bông nhưng tỉ lệ đậu hoa cho quả chỉ 15% bông. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cách chăm sóc cây và tỉ lệ thụ phấn của cây mà cây cho quả đậu chỉ khoảng 5-7%.

Hoa Mắc ca mọc thành chùm có màu trắng pha hồng

Hoa Mắc ca mọc thành chùm có màu trắng pha hồng

Hoa tự đuôi sóc mọc ra từ cành 1,5 đến 2 tuổi, có khi cành 3 tuổi vẫn trổ hoa, tập trung chủ yếu ở đầu cuối đoạn cành. Hoa thường mọc thành chùm đôi hoặc 3-4 bông trên 1 cuống hoa chung dài 3-4 mm, mỗi bông dài khoảng 12mm.

Nhuỵ cái rất dài, trước khi hoa nở vòi nhị cái dài ra rất nhanh, uốn cong và lách ra khỏi búp cánh rồi vươn thẳng. 4 nhuỵ đực đính trên 4 cánh giả và chỉ bật ra được khi hoa đã nở, nhị đực uốn cong xuống phía dưới cách xa đầu nhuỵ cái. Do đó phối hợp nhiều giòng để thụ phấn chéo nhờ côn trùng là cần thiết.

Quả cây Mắc ca:

Quả có kích thước dài khoảng 2,5cm, nặng 8-9g, vỏ quả dày. Quả Mắc ca mọc thành chùm, mỗi chùm có 2-5 quả, có chùm cho hoa đậu quả cao thì đạt tới 15-20 quả/chùm. Vỏ quả gồm 2 lớp gồm lớp vỏ ngoài láng bóng tạo nên bởi những tế bào dạng sợi và lớp áo trong tạo nên bởi tế bào nhu mô, khi lớp áo này chuyển màu từ trắng sang nâu rồi đen là dấu hiệu cho thấy quả đã chín. Trong sản xuất người ta thường dựa vào đặc điểm này để đánh giá độ chín của quả.

Quả Mắc ca

Qủa Mắc ca mọc thành chùm

Hạt cây Mắc ca:

Hạt cứng, dày 2-5mm, nhân tạo nên bởi 2 tử diệp hình bán cầu chứa phôi nhũ và phôi hình cầu rất nhỏ gắn giữa 2 tử diệp và nằm sát châu khổng (lỗ nẩy mầm). Tuy rất nhỏ nhưng phôi thành thục vẫn có đủ trục phôi, mầm thân và mầm rễ. Đây là bộ phận thu hái chính của cây Mắc ca, nhân chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng, vitamin và các khoáng chất cung cấp cho sức khỏe.

Nguồn: Admin tổng hợp – LP
Xem thêm chủ đề: Cây mắc ca, đặc điểm thực vật học cây Mắc ca, nguồn gốc cây Mắc ca, đặc điểm quả cây Mắc ca, cách tạo tán cây Mắc ca, kỹ thuật chăm sóc cây Mắc ca

Bạn cũng có thể thích

Cây đàn hương

Cây me

Cây sấu

Cây cacao

Cây điều

THẺ: cách tạo tán cây Mắc ca, Cây mắc ca, đặc điểm quả cây Mắc ca, đặc điểm thực vật học cây Mắc ca, kỹ thuật chăm sóc cây Mắc ca, nguồn gốc cây Mắc ca
Chia sẻ bài viết này
Facebook Twitter Sao chép đường dẫn In
Bài trước Cây sấu
Bài tiếp theo Cây me

Xem theo chủ đề

  • Danh mục cây trồng
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Cây trồng phong thủy
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Thiết kế cảnh quan
  • Sức khỏe và làm đẹp

Kiến thức - Cẩm nang mới nhất

Monochoria vaginalis (Burm. f.) Presl
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon rubicundus (D. Don) Benth.
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.
Danh lục cây thuốc
Neillia thyrsiflora D. Don
Danh lục cây thuốc
- Tra cứu cây thuốc (dược liệu) -
Ad imageAd image

Bài viết liên quan

Cây CN dài ngày

Cây đàn hương

Cẩm Nang Cây Trồng
Cây CN dài ngày

Cây me

Cẩm Nang Cây Trồng
Cây CN dài ngày

Cây sấu

Cẩm Nang Cây Trồng
Cây CN dài ngày

Cây cacao

Cẩm Nang Cây Trồng

Danh mục cây trồng

  • Cây ăn quả (trái)
  • Cây cảnh, hoa cảnh
  • Cây CN dài ngày
  • Cây CN ngắn ngày
  • Cây lâm nghiệp
  • Cây lương thực
  • Cây rau màu
  • Cây thuốc (dược liệu)

Côn trùng hại cây trồng

  • Côn trùng, động vật hại khác
  • Rầy, rệp, bọ cánh mềm
  • Sâu, bọ, bọ cánh cứng
  • Sâu, sâu bướm
  • Bệnh do nấm
  • Bệnh do tuyến trùng
  • Bệnh do vi khuẩn, virut (virus)
  • Bệnh sinh lý và tác nhân khác

Dinh dưỡng & Kiến thức

  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Cây trồng phong thủy
  • Khoa học nông nghiệp
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Sự tích cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Chuyện lạ đó đây

Kinh nghiệm & Chia sẻ

  • Kinh nghiệm làm vườn
  • Chăm sóc cây Bon Sai
  • Cách trồng lan
  • Trồng cây ăn trái
  • Chăm sóc cây cảnh
  • Chăm sóc cây sân vườn
  • Trồng cây xanh bóng mát
  • Thiết kế cảnh quan

© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status
Welcome Back!

Sign in to your account

Quên mật khẩu?