Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
Đang đọc: Chăm sóc cây mai ra hoa năm nhuần
Share
Aa
Aa
Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Danh mục cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Cây thuốc (dược liệu)
Tìm kiếm
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.
Kiến Thức Cây Trồng > Kinh nghiệm làm vườn > Chăm sóc cây mai ra hoa năm nhuần
Kinh nghiệm làm vườn

Chăm sóc cây mai ra hoa năm nhuần

Kiến Thức
7 phút đọc
SHARE

Tết là phải có mai! Cho nên trồng cây mai, đến Tết mà không có hoa là vô dụng, uổng phí công chăm sóc cả năm trời! nhất là năm nay, năm nhuần, kéo dài đến 13 tháng, đa số cây mai, đến nay đều có tàn lá rất già, có cây lá đã vàng hết rất dễ rụng, mà hễ cây mai rụng lá là ra hoa trước Tết!

Cây mai bonsai
Cây mai bonsai

Để chậu mai nở đúng Tết năm nhuần, đến khoảng tháng 11 âm lịch,  phải quan sát kỹ lại lá mai và nụ mai.

Nội dung
Tết là phải có mai! Cho nên trồng cây mai, đến Tết mà không có hoa là vô dụng, uổng phí công chăm sóc cả năm trời! nhất là năm nay, năm nhuần, kéo dài đến 13 tháng, đa số cây mai, đến nay đều có tàn lá rất già, có cây lá đã vàng hết rất dễ rụng, mà hễ cây mai rụng lá là ra hoa trước Tết!Có 3 trường hợpNgày lảy lá  cây maiTrường hợp đặc biệtSang cây mai qua chậu đẹp

Có 3 trường hợp

 – Thứ nhất là lá mai  còn xanh, nụ mai còn nhỏ, năm nay là năm nhuần, trường hợp này ít có, chỉ có đối với cây mai đã được lảy lá trước vào giữa năm mà thôi.Nên tưới thúc thêm phân NPK loại 15 – 30 – 15 để kích thích ra hoa, pha gói 10g với 8 lít nước, mỗi tuần tưới một lần, đều hết từ ngọn đến rễ.

– Thứ hai là lá mai đã vàng, nụ mai khá to, thì có thể ra hoa sớm, trường hợp này phải tưới thêm phân bón lá, loại NPK 30 – 10 – 10, pha 1 gói 10g cho 8 lít nước, mỗi tuần tưới một lần, để dưỡng lá cho xanh trở lại, không cho lá rụng, nhằm giữ hoa không cho nở sớm.

– Thứ ba là lá mai đã già, nhưng vẫn còn xanh, nụ hoa lớn vừa, là lý tưởng, chỉ cần tưới nước bình thường sáng sớm và chiều mát, giữ cho lá mai đừng vàng úa, đợi đến ngày lảy lá, chớ không nên tưới thúc phân gì cả.

Ngày lảy lá  cây mai

Gần đến rằm tháng chạp, quan sát lá mai và nụ mai lại một lần nữa:

– Thứ nhất, thấy lá mai còn xanh, nụ mai còn nhỏ, có thể sẽ nở trễ hơn Tết, nên lảy lá sớm cỡ từ 10 đến 12 tháng chạp, nghỉ tưới nước một ngày cho khô nhựa, rồi tưới thúc thêm phân NPK loại kích thích ra hoa mạnh như 6-30-30, hay 10-55-10, cũng pha 10g cho 8 lí tnước, cỡ 5 ngày tưới một lần, rồi tiếp tục tưới nước lại bình thường. Năm nay là năm nhuần trường hợp này ít có.

– Thứ hai thấy lá mai hơi vàng, nụ mai to vừa, là rất đúng, trường hợp này nên lảy lá mai vào ngày rằm tháng chạp, cũng ngưng tưới nước một ngày, rồi tiếp tục tưới nước lại bình thường, mỗi ngày một lần vào sáng sớm hoặc chiều mát, khỏi cần tưới thêm phân gì nữa.

– Thứ ba, thấy lá mai đã vàng úa sắp rơi rụng, nụ mai khá to, có thể hoa mai sẽ nở sớm trước Tết. Trường hợp này nên đợi đến cỡ ngày 20 tháng chạp hãy lảy lá, cũng ngưng tưới nước một ngày, rồi tưới thêm phân NPK 5.0.2 hoặc urê loãng, pha gấp đôi nước, 5 ngày tưới một lần, để hãm cho hoa nở trễ, mới tưới nước trở lại bình thường, mỗi ngày một lần vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Cách lảy lá mai làm sao cho đến ngày 23 tháng chạp, đưa ông Táo về trời, mà nụ mai bung vỏ trấu vỏ lụa là đạt. Đến Tết hoa mai sẽ nở đầy cành và luân phiên nở suốt cả tuần lễ mới hết.

Trường hợp đặc biệt

– Thứ nhất là thúc cho hoa mai nở sớm, nghĩa là đến ngày 23 tháng chạp mà nụ mai chưa bung vỏ lụa, hoa mai sẽ nở trễ hơn Tết. Theo nguyên tắc: nóng thì hoa nở sớm, nên phải đem cây mai ra để ngoài nắng, không  tưới nước vào sáng sớm và chiều mát, mà phải tưới nước vào giữa trưa, hoặc tưới nước ấm cỡ 30oC. Tối có thể thắp thêm một bóng đèn tròn treo cách xa để sưởi ấm.Thúc cho cây mai nở hoa sớm thì rất dễ, đến gần Tết có thể phun thêm một lần thuốc rầy, như Methyl Parathion, hay Monitor thì hoa mai sẽ nở ngay.

– Thứ hai là hãm cho hoa mai nở trễ, nghĩa là chưa đến ngày 23 tháng chạp, mà nụ mai đã bung vỏ lụa vỏ trấu rồi thì hoa mai sẽ nở sớm hơn Tết. Theo nguyên tắc: lạnh thì hoa nở chậm, muốn hãm cho mai nở chậm lại, thì phải đem cây mai vô để nơi râm mát, tưới thêm phân bón lá 5-0-2 và phân lạnh như phân urê pha loãng. Để hãm cho hoa mai nở trễ, cũng có thể lấy vải đen bao trùm cây mai lại. Nhưng thực tế, muốn làm cho cây mai ra hoa chậm lại là rất khó, còn tùy theo môi trường nơi trồng cây mai có mát mẻ hay không nữa.

Sang cây mai qua chậu đẹp

Thường cây mai mới mua về hay sang qua chậu đẹp hơn để trang trí chơi trong 3 ngày Tết. Kinh nghiệm không nên sang chậu cây mai vội, làm động đến gốc mai, cây mai sẽ ra hoa sớm, nên đợi đến 23 tháng chạp, lảy lá mai rồi hãy sang qua chậu mới luôn, ít làm xáo trôn  cây mai, cây mai sẽ ra hoa theo ý muốn.

Tác giả HuỳnhVănThới

Bạn cũng có thể thích

Lựa chọn cây cảnh (kiểng) bonsai trồng trong nhà

Tạo giống cây bonsai từ những cây còi cọc trong tự nhiên

Kỹ thuật tạo giống cây bonsai bằng phương pháp chiết cành

Tìm hiểu kỹ thuật trồng mai của người xưa

Quy ước thẩm mỹ, ý nghĩa con số dùng trong nghệ thuật cây cảnh (bonsai)

THẺ: bonsai, cây mai, chăm sóc cây, lảy lá
Chia sẻ bài viết này
Facebook Twitter Sao chép đường dẫn In
Bài trước Loài cây quái dị ở Việt Nam: cây tổ kiến
Bài tiếp theo Vì sao không nên trưng bày cây xương rồng trong nhà ?

Xem theo chủ đề

  • Danh mục cây trồng
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Cây trồng phong thủy
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Thiết kế cảnh quan
  • Sức khỏe và làm đẹp

Kiến thức - Cẩm nang mới nhất

Monochoria vaginalis (Burm. f.) Presl
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon rubicundus (D. Don) Benth.
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.
Danh lục cây thuốc
Neillia thyrsiflora D. Don
Danh lục cây thuốc
- Tra cứu cây thuốc (dược liệu) -
Ad imageAd image

Bài viết liên quan

Cây trồng phong thủy

Lựa chọn cây cảnh (kiểng) bonsai trồng trong nhà

Cẩm Nang Cây Trồng
Trồng trọt, chăm sóc

Tạo giống cây bonsai từ những cây còi cọc trong tự nhiên

Cẩm Nang Cây Trồng
Trồng trọt, chăm sóc

Kỹ thuật tạo giống cây bonsai bằng phương pháp chiết cành

Cẩm Nang Cây Trồng
Trồng trọt, chăm sóc

Tìm hiểu kỹ thuật trồng mai của người xưa

Cẩm Nang Cây Trồng

Danh mục cây trồng

  • Cây ăn quả (trái)
  • Cây cảnh, hoa cảnh
  • Cây CN dài ngày
  • Cây CN ngắn ngày
  • Cây lâm nghiệp
  • Cây lương thực
  • Cây rau màu
  • Cây thuốc (dược liệu)

Côn trùng hại cây trồng

  • Côn trùng, động vật hại khác
  • Rầy, rệp, bọ cánh mềm
  • Sâu, bọ, bọ cánh cứng
  • Sâu, sâu bướm
  • Bệnh do nấm
  • Bệnh do tuyến trùng
  • Bệnh do vi khuẩn, virut (virus)
  • Bệnh sinh lý và tác nhân khác

Dinh dưỡng & Kiến thức

  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Cây trồng phong thủy
  • Khoa học nông nghiệp
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Sự tích cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Chuyện lạ đó đây

Kinh nghiệm & Chia sẻ

  • Kinh nghiệm làm vườn
  • Chăm sóc cây Bon Sai
  • Cách trồng lan
  • Trồng cây ăn trái
  • Chăm sóc cây cảnh
  • Chăm sóc cây sân vườn
  • Trồng cây xanh bóng mát
  • Thiết kế cảnh quan

© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status
Welcome Back!

Sign in to your account

Quên mật khẩu?