Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
Đang đọc: Chậu cho Bonsai – không phải đắt là đẹp
Share
Aa
Aa
Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Danh mục cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Cây thuốc (dược liệu)
Tìm kiếm
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.
Kiến Thức Cây Trồng > Kỹ thuật trồng cây > Bon Sai > Chậu cho Bonsai – không phải đắt là đẹp
Bon Sai

Chậu cho Bonsai – không phải đắt là đẹp

Kiến Thức
3 phút đọc
SHARE

Chọn chậu cho Bonsai là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm đẹp tác phẩm Bonsai. Không có nghĩa cứ chậu đắt tiền là đẹp, vấn đề là chậu có cân xứng, phù hợp với cây trồng hay không.Cách  tốt nhất trước khi chọn chậu cho Bonsai là nên tham khảo  nhiều tác phẩm Bonsai đẹp. Các yếu tố cần lưu ý khi chọn chậu : Độ lớn, chất liệu và hình dạng.

Chậu cho Bonsai
Chọn chậu cho Bonsai không có nghĩa đắt tiền là đẹp

Chậu “ nung sơ” được nung ở nhiệt  độ 900oC là loại thông khí tốt nhưng dễ vỡ .

Chậu “ nung già” được nung ở nhiệt độ 1.200oC cho màu sắc đặc trưng của đất rất đẹp, tương đối bền, thường được trồng Bonsai tùng bách.

Chậu “tráng men” là loại sau khi nung sơ, tráng thêm một lớp men rồi nung lại lần nữa ở nhiệt độ cao nên thông khí kém khiến rễ cây dễ bị thối rửa. Tuy nhiên, loại này màu sắc và hoa văn đẹp nên phù hợp với Bonsai hoa, trái.

Những cây nhỏ dùng chậu chất liệu đẹp; những cây thon thả, thanh mảnh dùng chậu đáy nông, dáng tròn; cây to khỏe hơp với chậu góc cạnh, hơi sâu. Chọn chậu cho Bonsai cần chú ý đến sự hài hòa với độ lớn của cây, màu sắc của hoa trái và hình dạng của cây. Bonsai thân sà hợp với chậu hình vuông, chậu lục giác, chậu bát giác cao loe miệng. Bonsai có gốc nổi cuộn hợp với chậu hình ovan, đáy cạn, nếu thân cây to lớn thì hợp với chậu có thành bao quanh. Càng ngắm nhiều Bonsai bạn càng dễ nhận ra quy luật dùng chậu.

Bonsai tùng, bách, đặc biệt loài thông nên dùng chậu hình chữ nhật có gốc cạnh để làm toát lên phong cách và nét mạnh mẽ tiềm tàng.

Bonsai hoa cỏ thường tái hiện cánh rừng hoa cỏ mênh mang trải rộng nên ta dùng chậu hình ovan đáy cạn mới khoe hết được nét mênh mang ấy.Chậu có hình góc cạnh dễ làm thương tổn cái duyên dáng hiền hòa của cây, chậu tròn tạo cảm giác chưa trọn vẹn, bởi chậu ovan là lựa chọn số một cho Bonsai loại này.

Bonsai thân sà tạo điểm nhấn không gian trên – dưới nên ta dùng chậu đáy sâu. Nếu cây có nhiều khúc uốn cong có thể dùng chậu tròn để tăng nét kịch tính, hấp dẫn cho cây. Ngoài ra nếu đặt chậu cây trên bàn cao, ta dùng chậu đáy trung nhìn sẽ đẹp mắt hơn chậu cao loe miệng.

Theo Tạp Chí Hoa Cảnh

Bạn cũng có thể thích

Lựa chọn cây cảnh (kiểng) bonsai trồng trong nhà

Tạo giống cây bonsai từ những cây còi cọc trong tự nhiên

Kỹ thuật tạo giống cây bonsai bằng phương pháp chiết cành

Quy ước thẩm mỹ, ý nghĩa con số dùng trong nghệ thuật cây cảnh (bonsai)

Kỹ thuật cắt tỉa cây cảnh nghệ thuật, bonsai

THẺ: bonsai, chậu nung, chậu tráng men
Chia sẻ bài viết này
Facebook Twitter Sao chép đường dẫn In
Bài trước Hoa cải ơi!
Bài tiếp theo 11 ý tưởng trồng cây lạ – vui mắt

Xem theo chủ đề

  • Danh mục cây trồng
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Cây trồng phong thủy
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Thiết kế cảnh quan
  • Sức khỏe và làm đẹp

Kiến thức - Cẩm nang mới nhất

Monochoria vaginalis (Burm. f.) Presl
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon rubicundus (D. Don) Benth.
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.
Danh lục cây thuốc
Neillia thyrsiflora D. Don
Danh lục cây thuốc
- Tra cứu cây thuốc (dược liệu) -
Ad imageAd image

Bài viết liên quan

Cây trồng phong thủy

Lựa chọn cây cảnh (kiểng) bonsai trồng trong nhà

Cẩm Nang Cây Trồng
Trồng trọt, chăm sóc

Tạo giống cây bonsai từ những cây còi cọc trong tự nhiên

Cẩm Nang Cây Trồng
Trồng trọt, chăm sóc

Kỹ thuật tạo giống cây bonsai bằng phương pháp chiết cành

Cẩm Nang Cây Trồng
Trồng trọt, chăm sóc

Quy ước thẩm mỹ, ý nghĩa con số dùng trong nghệ thuật cây cảnh (bonsai)

Cẩm Nang Cây Trồng

Danh mục cây trồng

  • Cây ăn quả (trái)
  • Cây cảnh, hoa cảnh
  • Cây CN dài ngày
  • Cây CN ngắn ngày
  • Cây lâm nghiệp
  • Cây lương thực
  • Cây rau màu
  • Cây thuốc (dược liệu)

Côn trùng hại cây trồng

  • Côn trùng, động vật hại khác
  • Rầy, rệp, bọ cánh mềm
  • Sâu, bọ, bọ cánh cứng
  • Sâu, sâu bướm
  • Bệnh do nấm
  • Bệnh do tuyến trùng
  • Bệnh do vi khuẩn, virut (virus)
  • Bệnh sinh lý và tác nhân khác

Dinh dưỡng & Kiến thức

  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Cây trồng phong thủy
  • Khoa học nông nghiệp
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Sự tích cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Chuyện lạ đó đây

Kinh nghiệm & Chia sẻ

  • Kinh nghiệm làm vườn
  • Chăm sóc cây Bon Sai
  • Cách trồng lan
  • Trồng cây ăn trái
  • Chăm sóc cây cảnh
  • Chăm sóc cây sân vườn
  • Trồng cây xanh bóng mát
  • Thiết kế cảnh quan

© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status
Welcome Back!

Sign in to your account

Quên mật khẩu?