Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
Đang đọc: Chọn đậu đũa bị sâu chưa hẳn là an toàn
Share
Aa
Aa
Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Danh mục cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Cây thuốc (dược liệu)
Tìm kiếm
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.
Kiến Thức Cây Trồng > Kinh nghiệm làm vườn > Chọn đậu đũa bị sâu chưa hẳn là an toàn
Kinh nghiệm làm vườn

Chọn đậu đũa bị sâu chưa hẳn là an toàn

Kiến Thức
6 phút đọc
SHARE

Chọn đậu đũa bị sâu chưa hẳn là an toàn, bởi vì không ít loại sâu bệnh kháng thuốc, nên dù bị phun thuốc nhiều và liên tục, các rau, củ  vẫn bị sâu bệnh tấn công

Tiết lộ của người trồng đậu đũa

Quả đậu đũa luôn đứng đầu trong danh mục những loại rau quả bị phun nhiều thuốc trừ sâu nhất, cứ vài hôm người trồng lại phải phun thuốc trừ sâu một lần, nếu không phun thì sâu sẽ tàn phá hết. Vì vậy dư lượng thuốc trừ sâu sẽ không kịp phân giải mà có thể ngấm vào bên trong qua lớp vỏ rất mỏng của quả.

Mặc cho các cơ quan chức năng, các phương tiện truyền thông đưa ra khuyến cáo về tính độc hại đối với sức khỏe của việc dùng hóa chất khi nuôi trồng các loại rau củ, quả… nhưng vì lợi nhuận trước mắt đa số người trồng phớt lờ khuyến cáo này.

Theo tiết lộ của ông Bảo, một người chuyên trồng đậu đũa thì, đậu đũa thường bị các loại sâu bệnh hại chính sau: sâu vẽ bùa, bọ phấn, sâu đục quả, bệnh héo vàng, gỉ sắt… Trong đó, sâu đục quả là đối tượng khó phòng trị nhất. Vì vậy khi cây bắt đầu đậu quả thì cứ 2-3 ngày lại phải phun thuốc 1 lần, càng gần đến ngày thu hoạch càng phun với mật độ dày đặc. Có khi vừa phun thuốc khoảng 15-20 phút mà có người đến hỏi mua thì người trồng cũng thu hoạch để bán.

daudua“Ngoài thuốc trừ sâu người ta còn dùng cả thuốc kích thích tăng trưởng để đậu đũa phát triển nhanh, quả xanh mướt. Loại thuốc kích thích này có thể dễ dàng mua được ở các cửa hàng chuyên bán thuốc bảo vệ thực vật. Giá khoảng 9000-1000 đồng/ gói. Người mua hầu hết ưa hình thức nên phải dùng loại này để rau quả có màu sắc và hình dáng bắt mắt”, ông Bảo tiết lộ.

Cũng theo ông Bảo: Lại có nhiều người tiêu dùng có tâm lí chọn loại đậu đũa xấu, nhiều vết sâu ăn vì nghĩ loại này sẽ ít phun thuốc trừ sâu, nên an tâm hơn. Nhưng thực ra không hẳn vậy, không ít loại sâu bệnh kháng thuốc, nên dù bị phun thuốc nhiều và liên tục, các rau, củ này vẫn bị sâu bệnh tấn công, dẫn đến có bề ngoài không đẹp. Do vậy, việc cho rằng rau, quả có vết sâu ăn chứng tỏ ít bị phun hóa chất và an toàn hơn là hoàn toàn thiếu căn cứ và không chính xác! Khi sử dụng những loại rau, củ, quả xấu này, mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng còn cao hơn “hàng đẹp” cùng bị phun thuốc.

Biết độc vẫn phải ăn

Theo một cán bộ Tài nguyên môi trường:  các loại thuốc bảo vệ thực vật, nhất là thuốc trừ sâu đa phần bền vững, lưu lại rất lâu trong môi trường. Nhưng đôi khi sự bền vững này lại được nhà nông mong muốn vì nó cung cấp hiệu quả kiểm soát sâu bệnh lâu dài và giảm số lần phun xịt lặp lại. Cũng chính từ nhận thức lệch lạc đó đã gây hại cho con người, động thực vật khi tiếp xúc trực tiếp, đồng thời nó còn tích lũy trong đất, ô nhiễm đất và nguồn nước ngầm nghiêm trọng.

Thuốc trừ sâu còn được biết đến là loại độc tố có khả năng gây độc cho hệ thần kinh, phá vỡ hooc-mon tăng trưởng và gây tổn thương não bộ ở trẻ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ nhỏ thường xuyên tiếp xúc với các loại thực phẩm có hàm lượng thuốc trừ sâu cao có nguy cơ mắc phải các chứng bệnh liên quan đến thần kinh.

dau duaNếu ăn đậu đũa không được xử lí kỹ thì bị ngộ độc với các triệu chứng nôn mửa, chóng mặt đau đầu là điều chắc chắn. Thực tế, có người ăn đậu đũa sau khi đã cẩn thận ngâm rửa bằng các loại dung dịch mà vẫn bị ngộ độc như thường.

Trẻ nhỏ thường xuyên tiếp xúc với các loại thực phẩm có hàm lượng thuốc trừ sâu cao có nguy cơ mắc phải các chứng bệnh liên quan đến thần kinh

Người trồng vì lợi nhuận mà bất chấp thủ đoạn, người mua dù biết độc hại nhưng vẫn vô tư sử dụng. Có lẽ chính sự “vô tư” của người mua phần nào tiếp tay cho hành động xấu của người cung cấp.

Theo Nguoiduatin

 

Bạn cũng có thể thích

Sản xuất, chế biến và sử dụng thuốc BVTV từ thảo mộc và sinh học – P1

Đồng (Cu) – Copper

Cách trị sâu bệnh hại cây sầu riêng (Phần 3)

Sản xuất rau theo công nghệ Nhật Bản

Vết cắt ở gốc giúp xoài thêm sai quả

THẺ: cu, đậu đũa, quả, rau, thuốc BVTV, thuốc trừ sâu, trồng đậu đũa
Chia sẻ bài viết này
Facebook Twitter Sao chép đường dẫn In
Bài trước Các loại hạt thường ăn trong ngày Tết
Bài tiếp theo Chữa cảm sốt với cây thục quỳ

Xem theo chủ đề

  • Danh mục cây trồng
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Cây trồng phong thủy
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Thiết kế cảnh quan
  • Sức khỏe và làm đẹp

Kiến thức - Cẩm nang mới nhất

Monochoria vaginalis (Burm. f.) Presl
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon rubicundus (D. Don) Benth.
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.
Danh lục cây thuốc
Neillia thyrsiflora D. Don
Danh lục cây thuốc
- Tra cứu cây thuốc (dược liệu) -
Ad imageAd image

Bài viết liên quan

Khoa học nông nghiệp

Sản xuất, chế biến và sử dụng thuốc BVTV từ thảo mộc và sinh học – P1

Cẩm Nang Cây Trồng
Vi lượng và đất hiếm

Đồng (Cu) – Copper

Cẩm Nang Cây Trồng
Bệnh hại cây trồngCây ăn trái

Cách trị sâu bệnh hại cây sầu riêng (Phần 3)

Kiến Thức
Kinh nghiệm làm vườn

Sản xuất rau theo công nghệ Nhật Bản

Kiến Thức

Danh mục cây trồng

  • Cây ăn quả (trái)
  • Cây cảnh, hoa cảnh
  • Cây CN dài ngày
  • Cây CN ngắn ngày
  • Cây lâm nghiệp
  • Cây lương thực
  • Cây rau màu
  • Cây thuốc (dược liệu)

Côn trùng hại cây trồng

  • Côn trùng, động vật hại khác
  • Rầy, rệp, bọ cánh mềm
  • Sâu, bọ, bọ cánh cứng
  • Sâu, sâu bướm
  • Bệnh do nấm
  • Bệnh do tuyến trùng
  • Bệnh do vi khuẩn, virut (virus)
  • Bệnh sinh lý và tác nhân khác

Dinh dưỡng & Kiến thức

  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Cây trồng phong thủy
  • Khoa học nông nghiệp
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Sự tích cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Chuyện lạ đó đây

Kinh nghiệm & Chia sẻ

  • Kinh nghiệm làm vườn
  • Chăm sóc cây Bon Sai
  • Cách trồng lan
  • Trồng cây ăn trái
  • Chăm sóc cây cảnh
  • Chăm sóc cây sân vườn
  • Trồng cây xanh bóng mát
  • Thiết kế cảnh quan

© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status
Welcome Back!

Sign in to your account

Quên mật khẩu?