Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
Đang đọc: Cơ chế hấp thu phân bón lá của cây trồng
Share
Aa
Aa
Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Danh mục cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Cây thuốc (dược liệu)
Tìm kiếm
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.
Kiến Thức Cây Trồng > Kỹ thuật trồng cây > Cơ chế hấp thu phân bón lá của cây trồng
Kỹ thuật trồng cây

Cơ chế hấp thu phân bón lá của cây trồng

Kiến Thức
8 phút đọc
SHARE

Qua nhiều thí nghiệm cho thấy cây không những hấp thu chất dinh dưỡng qua rễ mà còn hấp thu qua lá. Trong khi diện tích lá của cây lại gấp hàng chục lần diện tích rễ cây.

Hình minh họa- Ảnh Internet
Hình minh họa- Ảnh Internet

1. Cấu trúc của lá cây giúp hấp thu phân bón lá

Theo PGS-TS Lê Văn Bé (Khoa NN & SHUD – ĐHCT) thì cấu tạo lá gồm có 1 lớp biểu bì bên trên sẽ giúp lá không thoát nước 1 cách thụ động, làm cho lá cứng cáp hơn để chống lại sâu bệnh. Vách ngoài của những tế bào lá được bao phủ bởi lớp cutin và một lớp sáp có đặc tính chống thấm nước rất mạnh.  Đây là yếu tố có lợi cho cây trồng tuy nhiên cũng là mặt hạn chế đối với phân bón lá. Cấu tạo của lớp sáp này bằng 1 loại lipid không thấm nước khi lá khô. Phun phân bón lá lúc sáng sớm hoặc chiều mát để lớp sáp mềm mới thấm nước. Đây là bức tường lớn nhất để hấp thu dinh dưỡng qua lá. Tuy nhiên làm sao phân bón lá đi vào biểu bì lá? Dưới kính hiển vi điện tử giữa các phân tử sáp với nhau có 1 khoảng hở vài micromex  hoặc vài nanomex tùy theo loài. Chính từ khoảng hở này nếu chất tan của phân bón lá nhỏ thì nó sẽ đi vào giữa lớp sáp.

2. Phân bón lá được hấp thu bởi khí khổng và không bào

Ngoài con đường đi qua khe hở của lớp sáp này còn con đường khác chất tan có thể đi vào tế bào biểu bì lá là đi qua khí khổng trên bề mặt lá. Khí khổng trên lá rất nhiều tùy theo loài. Có những loài khoảng 100 khí khổng/ 1mm2  lá, có loài vài ngàn khí khổng/1 mm2 . Vai trò của khí khổng giúp cây trồng thoát hơi nước tốt để ổn định nhiệt độ của cây. Đồng thời khi khí khổng mở khí CO2  đi vào giúp cho cây quang hợp. Chất tan khi phun qua lá sẽ đi qua khí khổng tuy nhiên khí khổng rất nhỏ nên trong phân bón lá có những phụ gia để làm giảm áp suất hơi từ trong ra.

Sự xâm nhập của chất lỏng xuyên qua bề mặt có sức căng cao và các khí khổng có thể xảy ra dưới một số điều kiện. Một trong những điều kiện này là tạo các giọt nhỏ liên kết với sự bốc hơi. Khi sự bốc hơi xảy ra, mức độ xâm nhập đạt cao nhất và sự hấp thu liên tục xảy ra với các phần chất rắn còn lại.

Sự xâm nhập chất dinh dưỡng còn vào các không bào bên trong lá cây. Các không bào rất quan trọng để chứa các chất dinh dưỡng trước khi chúng được hấp thu vào bên trong từng tế bào. Các chất dinh dưỡng sẽ vào những không bào này sau khi xâm nhập từ bên ngoài qua lớp biểu bì lá cũng như được hấp thu từ rễ qua các mao mạch trong thân cây.

Những nguyên tắc chung về việc hấp thu chất dinh dưỡng khoáng từ các không bào bên trong từng tế bào lá cũng giống như sự hấp thu từ bộ rễ. Sự hấp thu qua các tế bào lá có thể được điều khiển qua tình trạng dinh dưỡng của cây trồng, nhưng đây không phải là quy luật chung mặc dù hiện tượng này đã được khám phá đối với sự hấp thu lân. Việc hấp thu lân qua lá và vận chuyển xuống rễ xảy ra nhanh hơn đối với cây đang thiếu lân.

 Kế tiếp phân bón lá xâm nhập vào màng tế bào. Đây là thành phần sống của tế bào cấu tạo bởi phospholipid và trên đó có gắn những protein giữa những protein có những khoảng hở để cho các chất tan chui qua.

3. Phân bón lá được cung cấp cho cây trồng lúc nào?

Việc bón phân qua lá được áp dụng hiệu quả khi hiện tượng cây trồng thiếu dinh dưỡng xảy ra và khả năng hấp thu của bộ rễ bị giới hạn hoặc bị thiếu hụt  trong một thời gian, do đó không đủ cung cấp theo nhu cầu của cây. Những nhân tố liên quan tới vùng rễ cây như :

– Bộ rễ bị tổn thương: Do bị bệnh  hoặc tổn thương cơ học ( do xới xáo khi chăm bón làm đứt rễ).

– Những điều kiện của đất không hữu hảo cho bộ rễ hấp thu dinh dưỡng

– Chất dinh dưỡng bị bất động hóa do các vi sinh vật

– Bị cố định do môi trường đất và các chất hữu cơ

– Sự nhiễm mặn

– Sự bất cân đối dinh dưỡng trong đất

– Thiếu Oxy ( đất quá ướt)

– Sự hoạt động của rễ thấp ( nhiệt độ thấp quanh vùng rễ trong thời kì ra hoa và đậu trái)

– Thiếu nước để các chất dinh dưỡng ngấm vào ( quá khô)

–  Nhu cầu dinh dưỡng ở đỉnh cao: Trong suốt thời kỳ phát triển nhanh, nhu cầu dinh dưỡng vượt quá khả năng cung cấp mặc dù đất trồng rất màu mỡ.

– Bón phân qua lá cũng có thể được chỉ định  khi nhu cầu tập trung dinh dưỡng vào các vị trí chuyên biệt bên trong cây vượt quá khả năng phối trí dinh dưỡng bên trong cây.

– Điều này thường xảy ra nhất trong những vùng trọng điểm của các loại trái cây lớn hoặc các chùm đậu và liên quan tới cả hai yếu tố :  nhu cầu tập trung cao độ vào một vùng chuyên biệt nhiều nguyên tố trong trái cây như N và K.

– Khả năng cơ động các nguyên tố bên trong cây cũng có thể bị hạn chế nếu hoa phát triển trước lá và do đó dẫn đến tình trạng hạn chế sự chuyển dịch dinh dưỡng trong các mô mao dẫn.

-Trong các thời kỳ hạn hán hoặc ẩm độ không khí cao cũng có thể hạn chế sự  vận  chuyển trong các mạch mao dẫn và ngăn cản sự phân phối các dưỡng chất bất động

 (Tổng hợp)-nongnghiep.vinhlong.gov.vn

Bạn cũng có thể thích

Cây sầu riêng

Cây Phật thủ

Những cây tuyệt đối không trồng trong nhà nếu có trẻ nhỏ

Cơ chế hút nước và dinh dưỡng của cây trồng

Cây trồng được biến đổi để sử dụng hiệu quả ánh nắng mặt trời

THẺ: bộ rễ, cây trồng, hấp thu qua lá, khí khổng, lá cây, phân bón, phân bón lá, rễ cây
Chia sẻ bài viết này
Facebook Twitter Sao chép đường dẫn In
Bài trước Nhà đẹp với “Thiết kế hữu cơ”
Bài tiếp theo Các biện pháp ngừa cỏ dại kháng thuốc

Xem theo chủ đề

  • Danh mục cây trồng
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Cây trồng phong thủy
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Thiết kế cảnh quan
  • Sức khỏe và làm đẹp

Kiến thức - Cẩm nang mới nhất

Monochoria vaginalis (Burm. f.) Presl
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon rubicundus (D. Don) Benth.
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.
Danh lục cây thuốc
Neillia thyrsiflora D. Don
Danh lục cây thuốc
- Tra cứu cây thuốc (dược liệu) -
Ad imageAd image

Bài viết liên quan

Cây ăn quả (trái)Cây ăn trái

Cây sầu riêng

Cẩm Nang Cây Trồng
Cây ăn tráiCây cảnh, hoa cảnh

Cây Phật thủ

Cẩm Nang Cây Trồng
Cây trồng phong thủy

Những cây tuyệt đối không trồng trong nhà nếu có trẻ nhỏ

Cẩm Nang Cây Trồng
Khoa học nông nghiệp

Cơ chế hút nước và dinh dưỡng của cây trồng

Cẩm Nang Cây Trồng

Danh mục cây trồng

  • Cây ăn quả (trái)
  • Cây cảnh, hoa cảnh
  • Cây CN dài ngày
  • Cây CN ngắn ngày
  • Cây lâm nghiệp
  • Cây lương thực
  • Cây rau màu
  • Cây thuốc (dược liệu)

Côn trùng hại cây trồng

  • Côn trùng, động vật hại khác
  • Rầy, rệp, bọ cánh mềm
  • Sâu, bọ, bọ cánh cứng
  • Sâu, sâu bướm
  • Bệnh do nấm
  • Bệnh do tuyến trùng
  • Bệnh do vi khuẩn, virut (virus)
  • Bệnh sinh lý và tác nhân khác

Dinh dưỡng & Kiến thức

  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Cây trồng phong thủy
  • Khoa học nông nghiệp
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Sự tích cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Chuyện lạ đó đây

Kinh nghiệm & Chia sẻ

  • Kinh nghiệm làm vườn
  • Chăm sóc cây Bon Sai
  • Cách trồng lan
  • Trồng cây ăn trái
  • Chăm sóc cây cảnh
  • Chăm sóc cây sân vườn
  • Trồng cây xanh bóng mát
  • Thiết kế cảnh quan

© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status
Welcome Back!

Sign in to your account

Quên mật khẩu?