Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
Đang đọc: Công dụng chữa bệnh của cây ké đầu ngựa
Share
Aa
Aa
Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Danh mục cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Cây thuốc (dược liệu)
Tìm kiếm
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.
Kiến Thức Cây Trồng > Kinh nghiệm làm vườn > Công dụng chữa bệnh của cây ké đầu ngựa
Kinh nghiệm làm vườn

Công dụng chữa bệnh của cây ké đầu ngựa

Kiến Thức
7 phút đọc
SHARE

Cây ké đầu ngựa thuộc cây mọc hoang khắp nơi nhưng lại có công dụng chữa bệnh khá phổ biến trong dân gian bao gồm các bệnh về da dị ứng hay xương khớp.Cây ké đầu ngựa có tên khoa học là  Xanthium strumarium thuộc họ Cúc Asteraceae, có thể dùng quả ké đầu ngựa hay toàn bộ phần thân cây trên mặt đất để dùng làm thuốc chữa bệnh.

1. Mô tả cây ké đầu ngựa

Ké đầu ngựa
Ké đầu ngựa

Cây ké đầu ngựa là cây bụi nhỏ cao khoảng 2 mét sống hàng năm, thân cây có khía rãnh, lá mọc so le, phiến lá hơi ba cạnh, mép lá có răng cưa, có lông cứng ngắn, cụm hoa hình đầu gồm hai loại: Cụm hoa đực nhỏ ở ngọn cành, to 5-6mm; cụm hoa cái cao khoảng 10mm, mang 2 hoa cái trong 2 ô, tròn, không có lông mào. Quả thuộc loại quả bế kép hình trứng, có vỏ (thực chất là lá bắc) rất cứng và dai, có hai ngăn, mỗi ngăn là một quả thật hình thoi dài 1,5cm. Trái có móc có thể móc vào lông động vật hay tóc người rất khó gỡ ra.

Nội dung
Cây ké đầu ngựa thuộc cây mọc hoang khắp nơi nhưng lại có công dụng chữa bệnh khá phổ biến trong dân gian bao gồm các bệnh về da dị ứng hay xương khớp.Cây ké đầu ngựa có tên khoa học là  Xanthium strumarium thuộc họ Cúc Asteraceae, có thể dùng quả ké đầu ngựa hay toàn bộ phần thân cây trên mặt đất để dùng làm thuốc chữa bệnh.1. Mô tả cây ké đầu ngựa2.Thành phần hóa học và vị thuốc của cây ké đầu ngựa3.Công dụng chữa bệnh và một số bài thuốc từ cây ké đầu ngựa

Cây ké đầu ngựa thường mọc vào mùa xuân và gieo bằng hạt, đến mùa thu quả mới chín.

2.Thành phần hóa học và vị thuốc của cây ké đầu ngựa

Trong quả ké đầu ngựa có chứa 30% chất béo, 1,27% chất glucozit, 3,3% chất nhựa, và vitamin C.

Quả ké đầu ngựa còn chứa Carboxy atratylozit dạng muối có tác dụng làm hạ đường huyết mạnh và có độc tính , ngoài ra chất Xanthetin, Xanthamin có tác dụng kháng khuẩn.

Toàn thân cây ké đầu ngựa chứa nhiều iốt, 1 gam lá hay thân cây ké chưa trung bình 200 mg iốt, 1 gam quả ké đầu ngựa chứa 220-230 mg iốt, nếu nấu sắc cô đặc thành cao thì 15 phút nấu cao chứa 300mg iốt. Chính vì thế người ta đề nghị dùng cây ké đầu ngựa trong điều trị bệnh bướu cổ.

Theo Sở da liễu Nam Xương thì khuyên dùng cao quả ké đầu ngựa chữa bệnh ngoài da, bệnh da bị xù xì màu đỏ như bệnh hủi.

Ở một số vùng miền tại Liên Xô người ta dùng cây ké đầu ngựa nấu nước uống chữa bệnh ngứa, mục nhọt và bướu cổ.

3.Công dụng chữa bệnh và một số bài thuốc từ cây ké đầu ngựa

Theo đông y thì cây ké đầu ngựa còn có tên là thương nhĩ, hay phắt ma, cây ké có vị ngọt, tính ôn nhưng hơi độc.Cây ké đầu ngựa có tác dụng vào phế kinh làm ra mồ hôi giúp tán phong ( phong nhiệt), giảm đau nhức phong thấp.

Vị thuốc của cây ké đầu ngựa còn giúp chữa lở loét, mụn nhọt không đầu, đau răng đau cổ họng.

Người dân Liên xô còn dùng cây ké đầu ngựa chữa bướu cổ, nấm tóc, hắc lào,…

Người Trung Quốc chế thành cao thương nhĩ với cách làm sau:từ tháng 5-9 hái toàn thân cây( bỏ rễ)cây ké đầu ngựa về phơi khô, xong cắt nhỏ nấu với nước, lọc và cô thành cao mềm.Cao này dễ lên men làm bật nút chai, khi uống nên hòa với nước ấm. dùng 6g – 8 gam cao mỗi ngày, uống từ nửa tháng đến 2 tháng chuyên chữa bệnh lở loét mụn nhọt.

*   Một số bài thuốc từ cây ké đầu ngựa phổ biến:

trái ké
trái ké

– Chữa đau răng: sắc nước quả ké đầu ngựa với lượng nước vừa, xong lấy nước ngậm lâu 10 phát lại nhỗ bỏ, ngậm làm nhiều lần.

– Chữa bướu cỗ: ngày uống 4-5 gam quả ké hay cây ké dưới dạng thuốc sắc như sau, bỏ quả ké hay cây vào nước đun sôi, giữ sôi 15 phút, lấy nước uống.

– Các bệnh ngoài da do dị ứng, chàm (của BS. Nguyễn Xuân Sơn, khoa Da liễu Bệnh viện Việt – Tiệp) ké đầu ngựa 9kg, thổ phục linh 9kg, đường kính 19kg, cồn benzoic 10% 300ml. Nước vừa đủ 23 lít. Nếu không dùng đường thì nấu nước, cô cao, tán bột, làm viên. Đã điều trị 124 trường hợp kết quả khỏi đỡ nhiều đạt 92%.

– Viêm da mủ và nhiễm trùng thứ phát (chốc, nhọt, loét sâu quảng, bối thư, do liên cầu tụ cầu). Dùng ké đầu ngựa, kim ngân hoa, bồ công anh, thổ phục linh, sài đất mỗi vị 30g (công thức điều trị của bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng-Khoa truyền nhiễm). Kết quả khỏi 73,8%, đỡ 18,8%. Không khỏi 7,4%.

– Chữa phụ nữ bị phong nổi mẩn đỏ dưới da ngứa, gãi: Hoa ké và ké đầu ngựa, lượng bằng nhau, tán nhỏ. Mỗi lần uống 8g với nước đậu (đậu xanh hoặc đậu đen).

*   Lưu ý khi dùng vị thuốc từ cây ké đầu ngựa

Khi dùng cây ké đầu ngựa làm thuốc chữa bệnh nhớ kiêng dùng thịt lợn, có thể gây dị ứng khắp người nổi mẩn đỏ, người âm huyết hư tổn và phụ nữ có thai không nên dùng ké đầu ngựa.

Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GSTS Đỗ Tất Lợi

 

Bạn cũng có thể thích

Sản xuất rau theo công nghệ Nhật Bản

Vết cắt ở gốc giúp xoài thêm sai quả

Ảnh hưởng của ánh sáng đèn LED đến chất lượng cà chua

Hướng đi mới cho Sen

Trồng khoai tây che phủ xác thực vật

THẺ: cây ké đầu ngựa, cây vị thuốc, công dụng chữa bệnh, ké đầu ngựa, quả ké đầu ngựa
Chia sẻ bài viết này
Facebook Twitter Sao chép đường dẫn In
Bài trước Cách trồng cây ổi lê trong chậu tại nhà
Bài tiếp theo Vài điều cần biết về cây sưa

Xem theo chủ đề

  • Danh mục cây trồng
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Cây trồng phong thủy
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Thiết kế cảnh quan
  • Sức khỏe và làm đẹp

Kiến thức - Cẩm nang mới nhất

Monochoria vaginalis (Burm. f.) Presl
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon rubicundus (D. Don) Benth.
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.
Danh lục cây thuốc
Neillia thyrsiflora D. Don
Danh lục cây thuốc
- Tra cứu cây thuốc (dược liệu) -
Ad imageAd image

Bài viết liên quan

Kinh nghiệm làm vườn

Sản xuất rau theo công nghệ Nhật Bản

Kiến Thức
Kinh nghiệm làm vườn

Vết cắt ở gốc giúp xoài thêm sai quả

Kiến Thức
Kinh nghiệm làm vườn

Ảnh hưởng của ánh sáng đèn LED đến chất lượng cà chua

Kiến Thức
Kinh nghiệm làm vườn

Hướng đi mới cho Sen

Kiến Thức

Danh mục cây trồng

  • Cây ăn quả (trái)
  • Cây cảnh, hoa cảnh
  • Cây CN dài ngày
  • Cây CN ngắn ngày
  • Cây lâm nghiệp
  • Cây lương thực
  • Cây rau màu
  • Cây thuốc (dược liệu)

Côn trùng hại cây trồng

  • Côn trùng, động vật hại khác
  • Rầy, rệp, bọ cánh mềm
  • Sâu, bọ, bọ cánh cứng
  • Sâu, sâu bướm
  • Bệnh do nấm
  • Bệnh do tuyến trùng
  • Bệnh do vi khuẩn, virut (virus)
  • Bệnh sinh lý và tác nhân khác

Dinh dưỡng & Kiến thức

  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Cây trồng phong thủy
  • Khoa học nông nghiệp
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Sự tích cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Chuyện lạ đó đây

Kinh nghiệm & Chia sẻ

  • Kinh nghiệm làm vườn
  • Chăm sóc cây Bon Sai
  • Cách trồng lan
  • Trồng cây ăn trái
  • Chăm sóc cây cảnh
  • Chăm sóc cây sân vườn
  • Trồng cây xanh bóng mát
  • Thiết kế cảnh quan

© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status
Welcome Back!

Sign in to your account

Quên mật khẩu?