Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
Đang đọc: Cùng xây dựng tác phẩm Bonsai
Share
Aa
Aa
Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Danh mục cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Cây thuốc (dược liệu)
Tìm kiếm
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.
Kiến Thức Cây Trồng > Kỹ thuật trồng cây > Bon Sai > Cùng xây dựng tác phẩm Bonsai
Bon Sai

Cùng xây dựng tác phẩm Bonsai

Kiến Thức
6 phút đọc
SHARE

Bonsai Mai chiếu thủy có gốc để chỉnh sửa  này có dáng đứng với gốc, ngọn nằm trên một trục thẳng đứng với mặt đất theo thế thẳng cổ điển hay còn gọi là thế trực. Thân cây u nần, gồ ghề, gân guốc, cành to mạnh mẽ toát lên vẻ già nua.Việc chọn mặt tiền phải cố giữ gốc của cành vì việc tái tạo cành mới trên một gốc qúa già cho có độ tương đồng với cành cũ rất tốn thời gian và không dễ chút nào. Tuy vậy các cành hiện  hữu ngoài cái vẻ già lão thì vị trí và kiểu dáng không phù hợp, cho nên không thể  giữ nguyên mà phải chỉnh sửa. Bộ rễ tuy trãi đều và lan tỏa nhưng cũng có chỗ dư chỗ thiếu, như vậy cũng có vấn đề.

1.Chọn  vị trí làm mặt tiền

Mặt trước và mặt sau của gốc Bonsai Mai chiếu thủy tương lai này tương đối đồng đều, nghĩa là chọn mặt nào làm mặt tiền cũng có thể được, nhưng hãy cân nhắc giữa vị trí của hình 1 với vị trí  của hình 4.Ta thấy vị trí A thân cây lộ vẻ gân guốc u nần, “bặm trợn” hơn; bù lại bộ rễ như tách làm 2 vì khuyết rễ ngay phần giữa. Ngược lại vị trí hình 1 cho thấy thân không dữ dằn và bộ rễ tương đối đồng đều hơn, dù có một rễ nhô cao, chỉa thẳng ra trước. Khuyết điểm này dễ khắc phục. Tóm lại, xoay cây theo các hướng từ hình 1-4, ta thấy vị trí hình 1 có nhiều ưu điểm hơn nên ta chọn vị trí này làm mặt tiền.

Xây dựng tác phẩm Bonsai - Hình 1 & 2
Xây dựng tác phẩm Bonsai – Hình 1 & 2
Xây dựng tác phẩm Bonsai - Hình 3 & 4
Xây dựng tác phẩm Bonsai – Hình 3 & 4

2.Chỉnh sửa cành của tác phẩm Bonsai

Sau khi chọn mặt tiền ta thấy tổng thể cây quá cao, cành 1 quá thấp. Giải pháp là phải hạ thấp ngọn và nâng cành 1 cao hơn.Việc nâng cành 1 lên cao tương đối đơn giản bằng cách làm gia tăng khoảng cách từ  cành 1 đến mặt đất, có  nghĩa là hạ mặt đất xuống, nâng bộ rễ lên khoảng 2-3cm. Ngoài ra cành 1 có hướng chổng lên, không tạo hình ảnh của một cành già nua cho nên phải làm cho nó oằn cong xuống, chí ít là phía đầu cành. Đối với các chủng loại cây khác chúng ta có thể dùng cảo hoặc khứa vào mặt dưới cành để kéo cành cong xuống. Nhưng với cây Mai chiếu thủy đã quá già như cây trường hợp này thì không thể. Do đó ta buộc phải cắt ngắn( giữ cây = phần gốc cành) và nuôi dưỡng chồi mới để tạo lại cành ( Hình 5,6&7).

Xây dựng tác phẩm Bonsai - Hình 5, 6 & 7
Xây dựng tác phẩm Bonsai – Hình 5, 6 & 7

Thân cao với gốc to, nhỏ dần lên trên khá đẹp nhưng từ cành số 5 trở lên thì nó thuôn đuột, kéo dài. Do đó ta quyết định bỏ ngọn ở phần trên cành số 5. Vấn đề là bỏ ngọn như thế nào: Nếu cắt ngang thì sẹo lớn, cành mới sẽ quá nhỏ, thiếu chuyển tiếp, lộ rõ nét thắt đột ngột của ngọn cây. Nếu cắt xéo thì sẹo càng lớn khó khắc phục. Biện pháp là nuôi sẹo dưỡng cành bằng cách cắt chữ chi (Z) hay chữ S. Ta vẽ lấy dấu để cân nhắc trước khi cắt ngọn ( H8). Cắt  2 nhịp : cắt ngang (H9) rồi cắt xéo (10), sau đó làm sẹo (H11).

Xây dựng tác phẩm Bonsai - Hình 8,9 & 10
Xây dựng tác phẩm Bonsai – Hình 8,9 & 10
Xây dựng tác phẩm Bonsai - Hình 11
Xây dựng tác phẩm Bonsai – Hình 11

Cành số 5 trở nên quá lớn so với ngọn tương lai nên ta cũng phải cắt cụt, giữ lấy gốc cành gốc cành ( H12), làm sẹo rồi nuôi dưỡng chồi mới (H13 -14).

Xây dựng tác phẩm Bonsai - Hình 12
Xây dựng tác phẩm Bonsai – Hình 12
Xây dựng tác phẩm Bonsai - Hình 13 - 14
Xây dựng tác phẩm Bonsai – Hình 13 – 14

 

Rễ lồi chỉa thằng ra trước ( H15 16) cần phải loại bỏ . May thay trong trường hợp này có sẳn một rễ ẩn bên dưới, đồng thanh đồng thủ, được thế chỗ, phơi bày rất đẹp ( H17).

Xây dựng tác phẩm Bonsai - Hình 15, 16 & 17
Xây dựng tác phẩm Bonsai – Hình 15, 16 & 17

Phía mặt tiền thiếu rễ thì ta ghép rễ vào vị trí mong muốn (H18-19).

Xây dựng tác phẩm Bonsai - Hình 18 - 19
Xây dựng tác phẩm Bonsai – Hình 18 – 19

Đến đây hoàn tất việc tạo dáng (H20 -21), phần còn lại là nuôi dưỡng, chăm sóc, cắt tỉa tu bổ theo năm tháng

Xây dựng tác phẩm Bonsai - Hình 20 -21
Xây dựng tác phẩm Bonsai – Hình 20 -21

Theo Tần Kịch – Tapchihoacanh

Bạn cũng có thể thích

Nghệ nhân trồng bon sai săn tìm duối lùn ngày càng nhiều

Cách trồng cây sung bonsai và chăm bón để ra quả

Dùng bánh tráng gạo để ghép cây

Tản mạn về nhà sưu tập Bonsai

Bí ẩn về những cái tên Sứ Té

Chia sẻ bài viết này
Facebook Twitter Sao chép đường dẫn In
Bài trước Các nhóm lan Hồ điệp
Bài tiếp theo Cây trồng hấp thu dinh dưỡng như thế nào

Xem theo chủ đề

  • Danh mục cây trồng
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Cây trồng phong thủy
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Thiết kế cảnh quan
  • Sức khỏe và làm đẹp

Kiến thức - Cẩm nang mới nhất

Monochoria vaginalis (Burm. f.) Presl
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon rubicundus (D. Don) Benth.
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.
Danh lục cây thuốc
Neillia thyrsiflora D. Don
Danh lục cây thuốc
- Tra cứu cây thuốc (dược liệu) -
Ad imageAd image

Bài viết liên quan

Bon Sai

Nghệ nhân trồng bon sai săn tìm duối lùn ngày càng nhiều

Kiến Thức
Bon Sai

Cách trồng cây sung bonsai và chăm bón để ra quả

Kiến Thức
Bon Sai

Dùng bánh tráng gạo để ghép cây

Kiến Thức
Bon Sai

Tản mạn về nhà sưu tập Bonsai

Kiến Thức

Danh mục cây trồng

  • Cây ăn quả (trái)
  • Cây cảnh, hoa cảnh
  • Cây CN dài ngày
  • Cây CN ngắn ngày
  • Cây lâm nghiệp
  • Cây lương thực
  • Cây rau màu
  • Cây thuốc (dược liệu)

Côn trùng hại cây trồng

  • Côn trùng, động vật hại khác
  • Rầy, rệp, bọ cánh mềm
  • Sâu, bọ, bọ cánh cứng
  • Sâu, sâu bướm
  • Bệnh do nấm
  • Bệnh do tuyến trùng
  • Bệnh do vi khuẩn, virut (virus)
  • Bệnh sinh lý và tác nhân khác

Dinh dưỡng & Kiến thức

  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Cây trồng phong thủy
  • Khoa học nông nghiệp
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Sự tích cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Chuyện lạ đó đây

Kinh nghiệm & Chia sẻ

  • Kinh nghiệm làm vườn
  • Chăm sóc cây Bon Sai
  • Cách trồng lan
  • Trồng cây ăn trái
  • Chăm sóc cây cảnh
  • Chăm sóc cây sân vườn
  • Trồng cây xanh bóng mát
  • Thiết kế cảnh quan

© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status
Welcome Back!

Sign in to your account

Quên mật khẩu?