Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
Đang đọc: Dùng kiến đen phòng trừ bọ xít muỗi trong vườn ca cao
Share
Aa
Aa
Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Danh mục cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Cây thuốc (dược liệu)
Tìm kiếm
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.
Kiến Thức Cây Trồng > Kinh nghiệm làm vườn > Dùng kiến đen phòng trừ bọ xít muỗi trong vườn ca cao
Kinh nghiệm làm vườn

Dùng kiến đen phòng trừ bọ xít muỗi trong vườn ca cao

Kiến Thức
6 phút đọc
SHARE

Bọ xít muỗi (Helopeltis spp) là một trong những loài côn trùng gây hại chính trên cây ca cao tại Việt Nam. Có 2 biện pháp chính phòng trừ bọ xít muỗi đó là phòng trừ bằng hóa học và sinh học. Trong đó phòng trừ sinh học bằng cách sử dụng kiến đen (Dolichoderus thoracicus) là biện pháp tương đối hiệu quả, đơn giản và thân thiện với môi trường

bo xit muoiKiến đen Dolichoderus thoracicus (Smith) là loài bản địa ở vùng Đông Nam Á bao gồm các nước: Indonesia, Malaysia và Việt Nam… Kiến đen có khả năng làm giảm tác hại gây ra bởi bọ xít muỗi gây hại trên cây ca cao. Tuy nhiên kiến chỉ có hiệu quả khi hiện diện với số lượng lớn. Các yếu tố ảnh hưởng đến mật số của kiến là: điều kiện làm tổ, nguồn thức ăn và thiên địch (trong đó có các loài kiến khác).

1. Chuẩn bị nguồn kiến đen

Kiến đen thường hiện diện trong các vườn dừa, chúng thích làm tổ trong các lá dừa. Loài kiến này di chuyển nhanh khi bị quấy rầy. Kiến dễ được nhận dạng do vị thế ngồi đặc biệt của kiến lính.

Kiến được bẫy bắt bằng cách cho các loại lá (dừa, chuối, ca cao…) khô có tẩm một ít mật rỉ đường buộc thành từng bó đặt trong ống tre (hoặc ống nhựa) có đường kính từ 5 – 8 cm và chiều dài khoảng 30 cm. Các loại ống này được treo trên cây có kiến đen.

2. Kiểm soát thiên địch trên vườn ca cao trước khi thả kiến đen

Thiên địch của kiến đen là các loài kiến khác và kiểm soát chúng là vấn đề mấu chốt trong giai đoạn đầu tiên thiết lập quần thể kiến đen trong vườn ca cao. Để khắc phục vấn đề này có hai cách chính là:

– Đưa ngay từ đầu quần thể lớn kiến đen vào vườn để có thể lấn át kiến đối kháng.

– Dùng bả để làm giảm quần thể kiến khác trước khi đưa kiến đen vào. Bả kiến chuẩn bị bằng cách trộn 1 gói Regent (0,8 g) trong 1 lon sữa đặc có đường. Đựng bả này trong các khay nhựa nhỏ và đặt một số vị trí (phân đều khắp vườn). Kiến ăn bả và khi về tổ sẽ lây dính lên các con khác, đặc biệt là kiến chúa.

Lưu ý: Một tuần trước khi đưa kiến đen vào vườn tất cả bả kiến phải được thu hồi và tiêu huỷ để không ảnh hưởng tới quần thể kiến đen.

3. Thiết lập tổ kiến trên vườn ca cao

Sau 1 tháng khi nhử được kiến tại các vườn có sẵn nguồn kiến đen, các ống có kiến đen được chuyển đến các vườn ca cao đã chuẩn bị nuôi thả kiến (mục 2). Tại các vườn này, các tổ kiến nhân tạo được treo trên cây ca cao, mỗi cây từ 1 – 2 ống.

4. Tạo nguồn thức ăn cho kiến đen

kien denThức ăn của kiến chủ yếu lấy từ chất thải của rệp (Cataenococcus hispidus). Do đó, trước khi đưa kiến vào vườn ca cao thì rệp phải được nhân nuôi trước nếu không có sẵn. Thông thường rệp có hại đối với cây nhưng khi cộng sinh với kiến sự phát triển mật số lại bị giới hạn để đạt tới ngưỡng hại. Nhân rệp bằng cách đặt rệp vào gần cuống quả ca cao sau đó dùng lá ca cao hoặc giấy báo che tối lại để rệp không bò đi đồng thời che mưa bảo vệ rệp nhỏ. Phương pháp khác là cho rệp cái trưởng thành vào các túi nhỏ bằng vải thưa và gắn gần quả ca cao. Bằng cách này rệp trưởng thành chỉ nằm trong túi nhưng những rệp con sẽ bò ra ngoài được và di trú nơi cuống quả. Nuôi rệp sáp bằng các loại quả như đu đủ, bí đỏ. Các loại quả này được cắt thành từng miếng nhỏ đặt trên cây ca cao nơi có rệp đang sinh sống.

5. Bảo vệ quần thể kiến đen

Kiến đen khá mẫn cảm với các loại thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh. Nếu cần phải phun thuốc trên vườn ca cao nên phun vào sáng sớm hay chiều mát khi kiến còn trong tổ, tránh phun trực tiếp lên tổ kiến.

Nguồn: Khuyến nông quốc gia

Bạn cũng có thể thích

Chăm sóc quả và phòng trừ sâu bệnh trên bưởi da xanh thời kỳ xả nhị

Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây bông vải

Cơ chế đẻ trứng ký sinh của ong bắp cày – Thiên địch trong tự nhiên

Thiên địch – Bạn của nhà nông (Phần 1: Nhện)

Kiến đen, kiến riện

THẺ: biện pháp hóa học, biện pháp phòng trừ, biện pháp sinh học, Bọ xít muỗi, Kiến đen, Thiên địch
Chia sẻ bài viết này
Facebook Twitter Sao chép đường dẫn In
Bài trước Ứng dụng đèn LED trong canh tác rau diếp
Bài tiếp theo Mô hình trồng xen canh cà tím và dưa hấu

Xem theo chủ đề

  • Danh mục cây trồng
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Cây trồng phong thủy
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Thiết kế cảnh quan
  • Sức khỏe và làm đẹp

Kiến thức - Cẩm nang mới nhất

Monochoria vaginalis (Burm. f.) Presl
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon rubicundus (D. Don) Benth.
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.
Danh lục cây thuốc
Neillia thyrsiflora D. Don
Danh lục cây thuốc
- Tra cứu cây thuốc (dược liệu) -
Ad imageAd image

Bài viết liên quan

Trồng trọt, chăm sóc

Chăm sóc quả và phòng trừ sâu bệnh trên bưởi da xanh thời kỳ xả nhị

Cẩm Nang Cây Trồng
Trồng trọt, chăm sóc

Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây bông vải

Cẩm Nang Cây Trồng
Trồng trọt, chăm sóc

Cơ chế đẻ trứng ký sinh của ong bắp cày – Thiên địch trong tự nhiên

Cẩm Nang Cây Trồng
Trồng trọt, chăm sóc

Thiên địch – Bạn của nhà nông (Phần 1: Nhện)

Cẩm Nang Cây Trồng

Danh mục cây trồng

  • Cây ăn quả (trái)
  • Cây cảnh, hoa cảnh
  • Cây CN dài ngày
  • Cây CN ngắn ngày
  • Cây lâm nghiệp
  • Cây lương thực
  • Cây rau màu
  • Cây thuốc (dược liệu)

Côn trùng hại cây trồng

  • Côn trùng, động vật hại khác
  • Rầy, rệp, bọ cánh mềm
  • Sâu, bọ, bọ cánh cứng
  • Sâu, sâu bướm
  • Bệnh do nấm
  • Bệnh do tuyến trùng
  • Bệnh do vi khuẩn, virut (virus)
  • Bệnh sinh lý và tác nhân khác

Dinh dưỡng & Kiến thức

  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Cây trồng phong thủy
  • Khoa học nông nghiệp
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Sự tích cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Chuyện lạ đó đây

Kinh nghiệm & Chia sẻ

  • Kinh nghiệm làm vườn
  • Chăm sóc cây Bon Sai
  • Cách trồng lan
  • Trồng cây ăn trái
  • Chăm sóc cây cảnh
  • Chăm sóc cây sân vườn
  • Trồng cây xanh bóng mát
  • Thiết kế cảnh quan

© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status
Welcome Back!

Sign in to your account

Quên mật khẩu?