Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
Đang đọc: Hướng dẫn cách trồng cây hoa sao nháy
Share
Aa
Aa
Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Danh mục cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Cây thuốc (dược liệu)
Tìm kiếm
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.
Kiến Thức Cây Trồng > Kỹ thuật trồng cây > Cây sân vườn > Hướng dẫn cách trồng cây hoa sao nháy
Cây sân vườn

Hướng dẫn cách trồng cây hoa sao nháy

Kiến Thức
6 phút đọc
SHARE

Cây hoa sao nháy bao gồm nhiều màu hoa, cây sao nháy hoa vàng chanh hay vàng cam thường được trồng phổ biến do đặc tính dễ trồng và ít công chăm sóc lại dễ thu hạt giống, riêng hoa sao nháy màu hồng tím hay trắng có cánh hoa to có nguồn gốc hạt giống từ Thái Lan, người ta còn gọi là cây sao nháy Mỹ.

sao nhái nhiều màu
sao nhái nhiều màu

Đối với những vùng nông thôn thường hái những đọt lá non cây sao nháy vàng để ăn kèm như một loại rau rừng với mùi thơm rất khác biệt.

1. Gieo hạt và chọn đất trồng cây sao nháy

sao nhái vàng chanh
sao nhái vàng chanh

 

Sao nhái màu vàng cam
Sao nhái màu vàng cam

Đối với cây sao nháy hoa màu vàng thì có thể thu hái hạt khi thấy hoa đã vàng khô nhưng tỷ lệ nẩy mầm ít đảm bảo, riêng cây sao nháy Mỹ thì phải mua hạt được nhập từ nước ngoài về.

Chỉ cần đất trồng hay giá thể thoát nước và duy trì ẩm độ tốt là có thể gieo hạt, có thể dùng đất trồng cây hay tro trấu trộn phân bò hoai mục ( hoặc phân trùn quế) với tỷ lệ 3:1.Còn đất dùng trồng cây sao nháy thì dùng giá thể gồm tro trấu xơ dừa phân bò hoai theo tỷ lệ 2:0,5:0,5.

Dùng tay tạo mặt phẳng một lớp đất gieo hạt dầy 10-12 cm hay đựng trong chậu nhựa có miệng rộng từ 20-25 cm, gieo hạt theo luống hay rải đều trên lớp đất, dùng một ít phủ bên trên hạt sau khi gieo một lớp 2-3cm, dùng vòi nước nhẹ tưới đều 2-3 lần/ ngày đủ ẩm.

Tránh nước mưa làm xói đất gieo hạt, có thể lấy lưới lan che hay đưa chậu vào nơi thoáng mát.

Sau 5-7 ngày hạt giống hoa sẽ bắt đầu nứt vỏ mọc cây con. Khi thấy cây con cao từ 7-10 cm, có 3-4 cặp lá thì bắt đầu nhổ cây đem ra trồng ngoài luống đất theo khoảng cách 20×20 hay trồng sang chậu ( 1-3 cây trong một chậu chựa 20-25 cm).Cho đất vào 2/3 chậu nhựa, dùng tay nén chặt vùng đất xung quanh gốc cây con cố định rễ, tưới nước ngày 2 lần, sau vài ngày đưa cây ra nắng hoàn toàn.

2. Bón phân và tưới nước

Thời gian từ khi gieo đến khi cây sao nháy đóng nụ khoảng 45 ngày, cây sao nháy có thể sống khoảng 3 tháng nếu được bón phân tưới nước đầy đủ, lưu ý không để cây bị héo thiếu nước sẽ dễ hư cây.

Tưới cây vào sáng sớm bằng vòi có tia nước nhẹ tránh làm hư lá cây, nếu cây trồng ngoài đất thì tưới một lần vào buổi sáng đẫm nước, còn trồng trong chậu thì phải tưới ngày 2 lần do chậu mau khô hơn.

Bón phân theo định kỳ làm nhiều đợt chủ yếu dùng cho cây sao nháy trồng trong chậu:

– Sau khi cấy cây con ra chậu từ 7-10 ngày thì bón 1 muỗng cà phê phân hạt NPK 16.16.8 rải đều mặt chậu kèm xới nhẹ đất, bón lúc chiều mát sau khi tưới nước.

– Khi thấy cây có rễ mọc nổi lên trên bề mặt thì bổ sung thêm lớp đất trồng hay giá thể lớp 3-4 cm.Cây sao nháy cao khoảng 20 cm thì dùng tay ngắt bỏ đọt non ( hay còn gọi là bấm cơi ngọn) để cây cho nhiều nhánh bên sẽ ra hoa nhiều hơn. Trường hợp không bấm cơi thì cây trồng trong chậu sẽ rất cao dễ ngã đổ, cây trồng ngoài đất thì không cần bấm cơi ngọn.

– Khi cây sao nháy cao 25-30 cm và ra nhiều  nhánh bên ( khoảng được 28-30 ngày) thì cho thêm muỗng cà phê phân NPK có hàm lượng P hay K cao giúp cây có nhiều hoa và màu sắc bền rực rỡ.

3. Phòng trừ sâu bệnh

Cây hoa sao nháy ít khi bị sâu bệnh tấn công, có thể phun thuốc trừ sâu bệnh khi cây con vừa cấy ra ngoài.Trường hợp có cây bị khô héo rủ thì nhỗ bỏ để cách ly nguồn bệnh.Khi trồng cây hoa sao nháy có mưa kéo dài thì dùng vitamin B1, phân bón lá… để tăng đề kháng cho cây trồng.

Khi cây bắt đầu có nụ sắp ra hoa cũng cần thêm một đợt thuốc BVTV kết hợp phân bón lá dưỡng hoa để phòng trừ sâu làm thối hoa.

Trongraulamvuon.com

Bạn cũng có thể thích

Phát hiện kiến đã biết trồng cây từ 3 triệu năm trước

Cách trồng cây phúc bồn tử mang lại hiệu quả kinh tế cao

Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng: Tưới và tiêu nước cho sầu riêng

Kỹ thuật chăm sóc cây măng cụt: Tưới và tiêu nước cho măng cụt

Kỹ thuật chăm sóc cây chôm chôm: Tưới và tiêu nước cho chôm chôm

THẺ: bấm cơi, cách trồng cây, cây sao nháy, giá thể, hoa sao nháy, sao nháy, trồng cây, trồng trong chậu, tưới nước
Chia sẻ bài viết này
Facebook Twitter Sao chép đường dẫn In
Bài trước Khoảng trống trong thiết kế công trình và nhà ở
Bài tiếp theo Khám phá hương vị trái Quách miền tây

Xem theo chủ đề

  • Danh mục cây trồng
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Cây trồng phong thủy
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Thiết kế cảnh quan
  • Sức khỏe và làm đẹp

Kiến thức - Cẩm nang mới nhất

Monochoria vaginalis (Burm. f.) Presl
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon rubicundus (D. Don) Benth.
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.
Danh lục cây thuốc
Neillia thyrsiflora D. Don
Danh lục cây thuốc
- Tra cứu cây thuốc (dược liệu) -
Ad imageAd image

Bài viết liên quan

Chuyện lạ đó đây

Phát hiện kiến đã biết trồng cây từ 3 triệu năm trước

Cẩm Nang Cây Trồng
Trồng trọt, chăm sóc

Cách trồng cây phúc bồn tử mang lại hiệu quả kinh tế cao

Cẩm Nang Cây Trồng
Trồng trọt, chăm sóc

Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng: Tưới và tiêu nước cho sầu riêng

Cẩm Nang Cây Trồng
Trồng trọt, chăm sóc

Kỹ thuật chăm sóc cây măng cụt: Tưới và tiêu nước cho măng cụt

Cẩm Nang Cây Trồng

Danh mục cây trồng

  • Cây ăn quả (trái)
  • Cây cảnh, hoa cảnh
  • Cây CN dài ngày
  • Cây CN ngắn ngày
  • Cây lâm nghiệp
  • Cây lương thực
  • Cây rau màu
  • Cây thuốc (dược liệu)

Côn trùng hại cây trồng

  • Côn trùng, động vật hại khác
  • Rầy, rệp, bọ cánh mềm
  • Sâu, bọ, bọ cánh cứng
  • Sâu, sâu bướm
  • Bệnh do nấm
  • Bệnh do tuyến trùng
  • Bệnh do vi khuẩn, virut (virus)
  • Bệnh sinh lý và tác nhân khác

Dinh dưỡng & Kiến thức

  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Cây trồng phong thủy
  • Khoa học nông nghiệp
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Sự tích cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Chuyện lạ đó đây

Kinh nghiệm & Chia sẻ

  • Kinh nghiệm làm vườn
  • Chăm sóc cây Bon Sai
  • Cách trồng lan
  • Trồng cây ăn trái
  • Chăm sóc cây cảnh
  • Chăm sóc cây sân vườn
  • Trồng cây xanh bóng mát
  • Thiết kế cảnh quan

© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status
Welcome Back!

Sign in to your account

Quên mật khẩu?