Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
Đang đọc: Lá vông nem chữa mất ngủ
Share
Aa
Aa
Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Danh mục cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Cây thuốc (dược liệu)
Tìm kiếm
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.
Kiến Thức Cây Trồng > Kỹ thuật trồng cây > Cây sân vườn > Lá vông nem chữa mất ngủ
Cây sân vườn

Lá vông nem chữa mất ngủ

Kiến Thức
4 phút đọc
SHARE

Lá vông nem được dùng chủ yếu trong nhân dân để chữa mất ngủ, khó ngủ, trằn trọc nhức đầu rất tốt

Cây vông nem còn có tên khác là cây vông, hải đồng bì, thích đồng bì, là loại cây cao 10 – 20m, thân có gai ngắn. Lá gồm 3 chét, dài 20 – 30 cm, lá chét màu xanh và bóng, lá chét giữa phình chiều rộng lớn hơn chiều dài, hai lá chét hai bên chiều dài lớn hơn chiều rộng. Hoa màu đỏ tươi, tụ thành chùm dài 1 – 3 hoa.

Lá vông
Lá vông

Theo Đông y, lá vông nem có vị đắng nhạt, hơi chát, tính bình; có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, làm an thần, gây ngủ, hạ nhiệt, hạ huyết áp, sát trùng, tiêu tích, trừ phong thấp,… Lá vông nem được dùng chủ yếu trong nhân dân để chữa mất ngủ, khó ngủ, trằn trọc nhức đầu rất tốt. Được dùng dưới dạng thuốc sắc, cao lỏng hoặc làm rau ăn.

Một số cách sử dụng lá vông nem chữa mất ngủ

– Lá vông nem (loại bánh tẻ) một nắm, rửa sạch, luộc hoặc nấu canh ăn hàng ngày. Có thể phối hợp với lá dâu non hoặc hoa thiên lý, mỗi thứ một nắm nấu canh ăn hàng ngày.

– Lá vông nem phơi khô tái, thái nhỏ, cho vào ấm, đổ nước sôi vào hãm như nước chè, uống trước khi ngủ.

– Lá vông nem phơi khô 15g, cắt nhỏ, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày.

– Lá vông nem 4g, lạc tiên 12g, lá dâu 20g, tâm sen 3g, sắc kỹ, uống 1 lần/ngày vào buổi chiều tối. Dùng 5-7 ngày.

Lá vông nem (1) phối hợp với lá dâu (2), lạc tiên (3) chữa mất ngủ rất tốt. (Ảnh minh họa)
Lá vông nem (1) phối hợp với lá dâu (2), lạc tiên (3) chữa mất ngủ rất tốt. (Ảnh minh họa)

– Lá vông nem phơi khô 100g, thái nhỏ, ngâm với 1 lít rượu 30-40 độ trong 15-20 ngày, càng lâu càng tốt. Mỗi ngày uống 10-20ml vào buổi tối trước khi ngủ. Dùng 5-7 ngày.

– Lá vông nem 16g, táo nhân 10g (sao đen), tâm sen 5g (sao thơm). Tất cả trộn đều, vò vụn, hãm với 1 lít nước sôi. Để nguội thêm hoa nhài tươi (2-3 bông), chia uống làm nhiều lần trong ngày. Dùng 5-7 ngày.

– Lá vông nem 130g, lạc tiên 150g, tâm sen 2,2g, lá dâu 10g, đường 90g. Tất cả nấu thành cao lỏng vừa đủ 100ml. Ngày dùng 2 – 4 thìa cà phê, uống trước khi ngủ.

– Lá vông nem, lạc tiên, mỗi vị 400g; lá gai, rau má, mỗi vị 100g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với nước 2-3 lần, chắt nước, lọc rồi cô lấy 700ml. Thêm đường 1.000g, cô còn 1 lít thành phẩm. Ngày uống 40ml chia làm 2 lần. Dùng 5-7 ngày.

– Lá vông nem 50g, cá diếc 300g, hoa thiên lý 50g, gia vị vừa đủ. Nấu canh ăn nóng vào buổi chiều. Ăn liên tục trong 5 ngày.

Theo Bác sĩ Thúy An (Sức khỏe đời sống)

Bạn cũng có thể thích

5 cây thuốc quý dễ trồng trong vườn nhà

Trồng sen trong chậu: Không khó như ta tưởng

2 cây cỏ đặc biệt lọt vào giải Nobel Y học

5 loại kiểng lá lọc không khí

Bài thuốc chữa bệnh gout từ trầu không và nước dừa

THẺ: cây vông nem, chữa chứng mất ngủ, Hoa thiên lý, lá vông nem, rau má
Chia sẻ bài viết này
Facebook Twitter Sao chép đường dẫn In
Bài trước Phòng trừ sâu đục thân hại mía
Bài tiếp theo Đà Lạt rực vàng mùa hoa dã quỳ

Xem theo chủ đề

  • Danh mục cây trồng
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Cây trồng phong thủy
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Thiết kế cảnh quan
  • Sức khỏe và làm đẹp

Kiến thức - Cẩm nang mới nhất

Monochoria vaginalis (Burm. f.) Presl
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon rubicundus (D. Don) Benth.
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.
Danh lục cây thuốc
Neillia thyrsiflora D. Don
Danh lục cây thuốc
- Tra cứu cây thuốc (dược liệu) -
Ad imageAd image

Bài viết liên quan

Kỹ thuật trồng cây

5 cây thuốc quý dễ trồng trong vườn nhà

Kiến Thức
Cây sân vườn

Trồng sen trong chậu: Không khó như ta tưởng

Kiến Thức

2 cây cỏ đặc biệt lọt vào giải Nobel Y học

Kiến Thức
Cây sân vườn

5 loại kiểng lá lọc không khí

Kiến Thức

Danh mục cây trồng

  • Cây ăn quả (trái)
  • Cây cảnh, hoa cảnh
  • Cây CN dài ngày
  • Cây CN ngắn ngày
  • Cây lâm nghiệp
  • Cây lương thực
  • Cây rau màu
  • Cây thuốc (dược liệu)

Côn trùng hại cây trồng

  • Côn trùng, động vật hại khác
  • Rầy, rệp, bọ cánh mềm
  • Sâu, bọ, bọ cánh cứng
  • Sâu, sâu bướm
  • Bệnh do nấm
  • Bệnh do tuyến trùng
  • Bệnh do vi khuẩn, virut (virus)
  • Bệnh sinh lý và tác nhân khác

Dinh dưỡng & Kiến thức

  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Cây trồng phong thủy
  • Khoa học nông nghiệp
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Sự tích cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Chuyện lạ đó đây

Kinh nghiệm & Chia sẻ

  • Kinh nghiệm làm vườn
  • Chăm sóc cây Bon Sai
  • Cách trồng lan
  • Trồng cây ăn trái
  • Chăm sóc cây cảnh
  • Chăm sóc cây sân vườn
  • Trồng cây xanh bóng mát
  • Thiết kế cảnh quan

© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status
Welcome Back!

Sign in to your account

Quên mật khẩu?