Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
Đang đọc: 6 lời khuyên sống khỏe theo Phong thủy
Share
Aa
Aa
Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Danh mục cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Cây thuốc (dược liệu)
Tìm kiếm
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.
Kiến Thức Cây Trồng > Thiết kế cảnh quan > Phong thuỷ > 6 lời khuyên sống khỏe theo Phong thủy
Phong thuỷ

6 lời khuyên sống khỏe theo Phong thủy

Kiến Thức
6 phút đọc
SHARE

Để ngôi nhà luôn là nơi mang lại sức khỏe và nguồn năng lượng tốt cho cơ thể, bạn nên vận dụng 6 lời khuyên trong tác phẩm Feng Shui Your Life (tạm dịch: Sống khỏe theo Phong thủy) của tác giả Jonn Coolidge.

phong-thuy-nha-o-1
Không gian xanh quanh ngôi nhà là yếu tố tạo nên sinh khí cho ngôi nhà từ đó giúp gia chủ sống khỏe

1.Bỏ dép trước khi vào nhà

Đây là cách bỏ lại nguồn năng lượng xấu từ bên ngoài ngôi nhà, cũng là hình thức để những lo lắng, phiền hà, căng thẳng trong công việc, trong các mối quan hệ xã hội… không ảnh hưởng đến không khí gia đình.

Nếu có thể, nên đặt một chậu cây xanh nhỏ ngay bên trong cửa vừa để ngăn chặn nguồn năng lượng xấu vào nhà, vừa để nguồn năng lượng tốt bên trong không bị phân tán ra ngoài.

2. Làm sạch không gian sống

Một không gian sống bừa bộn sẽ khiến các luồng năng lượng không thể luân chuyển hài hòa và tạo ra nhiều nơi ẩm thấp, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình, nhất là trẻ em và người lớn tuổi.

Bằng việc thường xuyên lau chùi dọn dẹp nhà ở, sửa sang nhà cửa, vứt bỏ những đồ vật đã không còn được sử dụng là bạn đã tích cực làm sạch không gian sống.

3. Không gian trong ngôi nhà đủ ánh sáng, không khí dễ lưu thông và có cây xanh

Ban ngày, nên mở các cửa ra để nguồn năng lượng tốt từ thiên nhiên bên ngoài thâm nhập và phân tán khắp các phòng. Đêm đến, nên hạn chế ánh sáng gắt từ các bóng điện, tăng cường sử dụng loại đèn mát dịu trong khoảng một giờ trước khi đi ngủ để giúp cơ thể đi vào giấc ngủ một cách tự nhiên.

Muốn tăng sự hài hòa của căn phòng và thêm chút không khí tươi mát cho phòng ngủ, có thể đặt gần giường ngủ một cây nhỏ nhiều lá xanh.

4. Ngủ sâu hơn nhờ có không gian phòng ngủ thích hợp

Vị trí tốt nhất cho chiếc giường là ở góc sau cuối căn phòng, theo hướng chéo đối diện với cửa ra vào. Vị trí này khá an toàn và ổn định nhờ ở bức tường vững chắc ngay phía sau giường và luồng khí di chuyển từ cửa chính không hướng thẳng được vào giường.

Không nên để góc tường nhọn chĩa vào giường và không để đầu giường sát cửa sổ vì như vậy gây cảm giác bất an, dễ bị giật mình, ngủ không ngon giấc, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cũng không nên để đầu giường hướng về phía bếp ăn hoặc nhà vệ sinh vì hai nơi này có nhiệt độ không ổn định, không khí cũng thiếu trong lành, ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ.

5. Chọn màu sắc phù hợp để luôn cảm thấy thoải mái, thư giãn

Bên trong nhà nên kết hợp nhiều màu sắc nhẹ nhàng, ví dụ xanh dương, tím nhạt, xanh lá cây, hồng đào, cam nhạt… để trang trí tường của các phòng tùy theo sở thích của từng thành viên trong gia đình.

Việc lựa chọn màn che cửa, tranh ảnh, đèn ngủ, các đồ vật trang trí khác nên theo ý kiến thống nhất của cả gia đình để ai cũng hài lòng với màu sắc không gian chung cũng như không gian riêng biệt của từng người.

6. Bổ sung âm thanh của thiên nhiên

Trong nhà nên có một đĩa nhạc mang âm sắc của tự nhiên như tiếng sóng biển nhẹ nhàng, tiếng suối trong, chim hót líu lo hay một làn gió nhẹ nhàng qua những hàng cây để giúp cả gia đình cảm thấy phấn chấn ngay đầu buổi sáng hoặc thư giãn trước khi đi ngủ.

Âm thanh của thiên nhiên giúp cho nhịp tim của chúng ta chậm lại, hơi thở sâu hơn. Đó được xem là liệu pháp giúp làm giảm bớt các căn bệnh có liên quan đến hệ thần kinh.

Âm thanh tự nhiên như tiếng nước chảy nhẹ, tiếng đung đưa của chuông gió hay tiếng lá xào xạc cùng giúp cho ngôi nhà trở nên ấm cúng, có hồn hơn.

Theo Doanhnhansaigon.vn

Bạn cũng có thể thích

Nguyên tắc thiết kế sân vườn tiểu cảnh theo phong thủy

Phương vị thích hợp trong phong thủy vườn nhà

Cách tạo khu vườn phong thủy giúp gia đình hòa thuận

Bố trí hoa cảnh hợp phong thủy ngũ hành

Vai trò của hoa cảnh trong phong thủy

THẺ: cây xanh, không gian sống, ngôi nhà, Phong thủy
Chia sẻ bài viết này
Facebook Twitter Sao chép đường dẫn In
Bài trước Hướng dẫn cách trồng cây Dừa dứa
Bài tiếp theo Phương pháp cứu cây ăn trái bị đổ do bão

Xem theo chủ đề

  • Danh mục cây trồng
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Cây trồng phong thủy
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Thiết kế cảnh quan
  • Sức khỏe và làm đẹp

Kiến thức - Cẩm nang mới nhất

Monochoria vaginalis (Burm. f.) Presl
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon rubicundus (D. Don) Benth.
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.
Danh lục cây thuốc
Neillia thyrsiflora D. Don
Danh lục cây thuốc
- Tra cứu cây thuốc (dược liệu) -
Ad imageAd image

Bài viết liên quan

Cây trồng phong thủy

Nguyên tắc thiết kế sân vườn tiểu cảnh theo phong thủy

Cẩm Nang Cây Trồng
Cây trồng phong thủy

Phương vị thích hợp trong phong thủy vườn nhà

Cẩm Nang Cây Trồng
Cây trồng phong thủy

Cách tạo khu vườn phong thủy giúp gia đình hòa thuận

Cẩm Nang Cây Trồng
Phong thuỷ

Bố trí hoa cảnh hợp phong thủy ngũ hành

Kiến Thức

Danh mục cây trồng

  • Cây ăn quả (trái)
  • Cây cảnh, hoa cảnh
  • Cây CN dài ngày
  • Cây CN ngắn ngày
  • Cây lâm nghiệp
  • Cây lương thực
  • Cây rau màu
  • Cây thuốc (dược liệu)

Côn trùng hại cây trồng

  • Côn trùng, động vật hại khác
  • Rầy, rệp, bọ cánh mềm
  • Sâu, bọ, bọ cánh cứng
  • Sâu, sâu bướm
  • Bệnh do nấm
  • Bệnh do tuyến trùng
  • Bệnh do vi khuẩn, virut (virus)
  • Bệnh sinh lý và tác nhân khác

Dinh dưỡng & Kiến thức

  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Cây trồng phong thủy
  • Khoa học nông nghiệp
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Sự tích cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Chuyện lạ đó đây

Kinh nghiệm & Chia sẻ

  • Kinh nghiệm làm vườn
  • Chăm sóc cây Bon Sai
  • Cách trồng lan
  • Trồng cây ăn trái
  • Chăm sóc cây cảnh
  • Chăm sóc cây sân vườn
  • Trồng cây xanh bóng mát
  • Thiết kế cảnh quan

© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status
Welcome Back!

Sign in to your account

Quên mật khẩu?