Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
Đang đọc: Lựa chọn cây cảnh (kiểng) bonsai trồng trong nhà
Share
Aa
Aa
Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Danh mục cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Cây thuốc (dược liệu)
Tìm kiếm
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.
Kiến Thức Cây Trồng > Cây trồng phong thủy > Lựa chọn cây cảnh (kiểng) bonsai trồng trong nhà
Cây trồng phong thủy

Lựa chọn cây cảnh (kiểng) bonsai trồng trong nhà

Cẩm Nang Cây Trồng
8 phút đọc
SHARE

Xác định nguồn gốc của loại cây trồng

Bất cứ ai muốn chọn mua một cây kiểng bonsai để trồng trong nhà đều nên quan tâm đến nguồn gốc, chất lượng, cách uốn nắn, tạo dáng, thế và tuổi tác của cây cũng như điều kiện thích hợp để nuôi trồng chúng.

Nội dung
Xác định nguồn gốc của loại cây trồng Chất lượng tạo hình, tạo dáng, thế cây Tuổi của cây Tính cách thích hợp của kiểng bonsai nuôi trồng trong nhà

Hầu hết những loại cây kiểng bonsai nuôi trồng trong nhà đều có sẵn, bày bán nhiều nơi và được du nhập từ Trung Quốc. Cây thường được nhập khẩu với loại đất “sạch”, ngoài ra còn được trang trí bằng những tảng đá nhỏ hay các hình nhân bằng đất nung thanh nhã, xinh xắn ở phía trên. Khi các loại cây trồng này được nhập khẩu, chúng được cất giữ trong những nhà vườn có vòm kính che trong vòng một vài tuần. Bởi quá trình vận chuyển dài và thời tiết khác biệt nên tự thân cây trồng phải điều chỉnh. Cây thường rụng và thay hết lá trong những nhà vườn có vòm kính che và bắt đầu đâm chồi, ra các lá mới. Chỉ khi đó cây mới được bày bán.

Bonsai nhập khẩu

Sau khi mua cây nên trồng lại bằng lớp phân đất trộn tổng hợp khác.

Cây được trồng lại bằng lớp đất màu mỡ, phì nhiêu thường không thích hợp bởi loại đất này dễ làm cho bộ rễ của cây ngạt thở dẫn đến cây bị chết. Vì thế sau khi mua cây, lớp phân đất trồng này phải được thay thế bằng một lớp phân đất trộn tổng hợp khác. Việc này nên thực hiện một cách thích ứng theo những giai đoạn của cây. Những cây trồng sẽ chịu đựng việc thay đổi lớp phân đất trộn khá tốt, nếu lớp phân đất mới chứa khá nhiều hạt sét cháy. Điều này kềm giữ cấu trúc hạt của đất trồng khá tốt và tránh cho đất không trở nên quá giẻ, đặc lại.

Tuy nhiên, khá nhiều cây trồng với bộ rễ trần không đất được nhập khẩu. Chúng được trồng lại trong đất thích hợp ngay. Khi các loại cây trồng đã bén rễ chặt, chúng được đem ra bày bán.

Có những loại cây trồng khác được nhân giống tại địa phương, được chăm sóc nuôi dưỡng đến một kích thước nhất định sau đó được cung cấp, nhân phối cho các điểm bán sỉ. Những loại cây trồng đó thường khá non khi được bày b án, nên rất dễ dàng để uốn nắn.

Chất lượng tạo hình, tạo dáng, thế cây

Những loại cây kiểng bonsai nuôi trồng trong nhà bày bán sẵn thường không được uốn nắn tạo dáng, thế một cách riêng. Chúng thường chỉ được gia công một cách rất thô sơ.

Sự gia công đó có thể được cải thiện nếu như cây trồng không quá già cỗi. Còn những cây kiểng bonsai được uốn nắn khá tốt đầu tư vào một cây trồng như thế, những dáng, thế cây theo phong cách Nhật Bản sẽ mang đến cho người trồng cây một ý tưởng tốt về chất lượng uốn nắn.

Tuổi của cây

Một cây kiểng bonsai càng lâu năm, hình thể, dáng thể của cây càng rõ nét hơn. Vì thế nếu muốn tự tay uốn nắn một cây kiểng, không nên mua một cây trồng quá già cỗi.

Không nên chọn cây Bonsai quá già cỗi

Nếu muốn tự tay uốn nắn một cây kiểng, không nên mua một cây trồng quá già cỗi.

Thường chúng ta chỉ có thể ước lượng được tuổi tác của một cây trồng mà thôi. Tuy nhiên, nếu giá cả và tuổi tác ảnh hưởng đáng kể đến loại cây thì nó cũng ảnh hưởng đến việc nên chọn mua loại cây nào. Độ dày đường kính của thân cây và sự uốn nắn tinh vi, phức tạp có thể biểu hiện cho tuổi tác của cây. Một thân cây hoàn toàn khỏe mạnh, không có dấu vết tỉa xén sơ sài dọc theo toàn bộ chiều dài của thân cây (từ rễ cho đến ngọn), có thể được xem là cây lâu năm, già cỗi. Còn nếu thân chính của cây có độ dày đường kính tương đương với độ rộng lớn của cây, những vết cắt hở thường chỉ là cây một vài năm tuổi. hình thể, dáng, thế của cây biểu lộ càng rõ ràng hơn, cây càng lớn tuổi, những cành nhánh của cây àng tinh xảo, chi li hơn.

Tính cách thích hợp của kiểng bonsai nuôi trồng trong nhà

Hầu hết những loại cây trồng thích hợp được sử dụng làm cây kiểng bonsai nuôi trồng trong nhà thường có nguồn gốc xuất xứ tại những vùng nhiệt đới và những vùng bán nhiệt đới. Nơi đây chúng thường được trồng và chăm sóc bên ngoài nhà, hoặc trong sân vườn. Những chủng loại cây này thích hợp với khí hậu của các quốc gia bản địa. Tuy nhiên, khá nhiều cây có sức dẻo dai trong mọi hoàn cảnh. Những người ham mê cây kiểng bonsai với chút ít kinh nghiệm sẽ bám vào các chủng loại cây khác nhau này, hoặc bám chặt những gì đã làm quen, thích hợp với khí hậu để có thể dễ dàng cải tạo, làm thành loại cây trồng trong nhà. Các chủng loại tinh tế, mềm dẻo hơn chủ yếu là các chủng loại cây đa dạng như các loại cây họ liễu, cây sanh, si Fig, cây họ sim, cây họ đào lá nhỏ Myrtle, cây thông tre lá lớn Trung Hoa Podocarpus.

Những nhu cầu đòi hỏi của một số cây trồng bán nhiệt đới có thể dễ dàng tiếp cận không phải do độ ấm của căn phòng mà những loại cây này được cất giữ trong mùa đông. Như các loại cây cho nhựa Pistacias (hoặc cây Mastic), cây ô liu và loại cây họ sim Myrtle.

Trước khi mua một cây kiểng bonsai, cho dù ở trường hợp nào, nên tham khảo ý kiến của người bán hàng hoặc những chuyên gia về cây kiểng. Những chuyên gia cây kiểng bonsai thường có thể định hình, ấn định với một mức độ chính xác các loại cây nào sẽ tươi tốt khỏe mạnh trong những nơi nuôi trồng cây.

Nguồn: Theo Lê Quốc Nghị/WERNER M. BUSCH

Xem thêm chủ đề: Cây cảnh, bonsai, cây phong thủy, cây cảnh trong nhà, lựa chọn cây trồng trong nhà, hướng dẫn lựa chọn cây cảnh
Cây trồng liên quan:


Cây cần thăng

,

Cây du

,

Cây sanh

Bạn cũng có thể thích

Cây du

Cây cần thăng

Cây Phật thủ

Cây trồng phong thủy – Những loại cây nên trồng ở cổng nhà

Cách bố trí đường vào nhà, lối đi và cửa trước hợp phong thủy

THẺ: bonsai, cây cảnh, cây cảnh trong nhà, cây phong thủy, hướng dẫn lựa chọn cây cảnh, lựa chọn cây trồng trong nhà
Chia sẻ bài viết này
Facebook Twitter Sao chép đường dẫn In
Bài trước Hướng dẫn chọn cây trồng trong vườn theo phong thủy
Bài tiếp theo Cách làm cổng nhà cho nhà đẹp và phù hợp phong thủy

Xem theo chủ đề

  • Danh mục cây trồng
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Cây trồng phong thủy
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Thiết kế cảnh quan
  • Sức khỏe và làm đẹp

Kiến thức - Cẩm nang mới nhất

Monochoria vaginalis (Burm. f.) Presl
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon rubicundus (D. Don) Benth.
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.
Danh lục cây thuốc
Neillia thyrsiflora D. Don
Danh lục cây thuốc
- Tra cứu cây thuốc (dược liệu) -
Ad imageAd image

Bài viết liên quan

Cây cảnh, hoa cảnh

Cây du

Cẩm Nang Cây Trồng
Cây cảnh, hoa cảnh

Cây cần thăng

Cẩm Nang Cây Trồng
Cây ăn tráiCây cảnh, hoa cảnh

Cây Phật thủ

Cẩm Nang Cây Trồng
Cây trồng phong thủy

Cây trồng phong thủy – Những loại cây nên trồng ở cổng nhà

Cẩm Nang Cây Trồng

Danh mục cây trồng

  • Cây ăn quả (trái)
  • Cây cảnh, hoa cảnh
  • Cây CN dài ngày
  • Cây CN ngắn ngày
  • Cây lâm nghiệp
  • Cây lương thực
  • Cây rau màu
  • Cây thuốc (dược liệu)

Côn trùng hại cây trồng

  • Côn trùng, động vật hại khác
  • Rầy, rệp, bọ cánh mềm
  • Sâu, bọ, bọ cánh cứng
  • Sâu, sâu bướm
  • Bệnh do nấm
  • Bệnh do tuyến trùng
  • Bệnh do vi khuẩn, virut (virus)
  • Bệnh sinh lý và tác nhân khác

Dinh dưỡng & Kiến thức

  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Cây trồng phong thủy
  • Khoa học nông nghiệp
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Sự tích cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Chuyện lạ đó đây

Kinh nghiệm & Chia sẻ

  • Kinh nghiệm làm vườn
  • Chăm sóc cây Bon Sai
  • Cách trồng lan
  • Trồng cây ăn trái
  • Chăm sóc cây cảnh
  • Chăm sóc cây sân vườn
  • Trồng cây xanh bóng mát
  • Thiết kế cảnh quan

© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status
Welcome Back!

Sign in to your account

Quên mật khẩu?