Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
Đang đọc: Một vài thông tin về cây gấc
Share
Aa
Aa
Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Danh mục cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Cây thuốc (dược liệu)
Tìm kiếm
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.
Kiến Thức Cây Trồng > Kỹ thuật trồng cây > Cây ăn trái > Một vài thông tin về cây gấc
Cây ăn trái

Một vài thông tin về cây gấc

Kiến Thức
5 phút đọc
SHARE

Cây gấc là một loại cây bán hoang dại, thân leo và chu kỳ gieo trồng đến thu hoạch là 9 tháng-1 năm. Hiện nay quả cây gấc đã được sử dụng trong công nghiệp dược phẩm, chiết xuất dầu gấc với thành phần Vitamin A và E…

Một gốc cây gấc cho thu hoạch bình quân 15-20 quả, trong điều kiện trồng vo. Nếu trồng có chăm sóc, định hướng, 1 gốc cho thu hàng tạ quả, sau thu quả, cắt dây để lại gốc, đến vụ gấc lại bắn mầm lên cây mới, cây vụ sau khoẻ và cho năng suất cao hơn vụ trước
Cây gấc là loại cây trồng có sức chống chịu tuyệt vời, chưa thấy sâu bệnh hại, chim chuột ít phá, thân lá gấc có mùi hôi lên ít bị vật nuôi phá hoại.

Cây gấc không kén đất và chỉ cần một khoảng đất nhỏ đã có thể trồng được một gốc, một gốc có tuổi thọ 15-20 năm. Một số vùng trồng gấc xen vải, trồng tận dụng, hoặc trồng ở ruộng cao, bạc màu, làm cọc tre, chăng dây thép cho dây gấc leo, thu nhập cao gấp 2-3 lần trồng lúa

cây gấc
Cây gấc được trồng chủ yếu từ dây

Cây gấc được trồng từ dây là chủ yếu, nếu trồng từ hạt thì hạt phải được đồ chín.

Cách trồng từ dây: Chọn giống gấc tốt, loại gấc nếp quả đỏ tươi khi chín, trọng lượng quả đạt 1-1,5 kg, hàm lượng tinh dầu khá cao, được các cơ sở thu mua chế biến dầu gấc ưa thích. Lấy một đoạn dây dài khoảng 40-50 cm, có thể cuộn lại như kiểu trồng sắn dây, hoặc tận dụng có thể trồng dâm như dây khoai lang, đào hố, bón lót phân chuồng, phân rác mục… đặt dây, lấp đất để hở 2-3 đốt , tưới ẩm và đậy để bảo vệ, khi nào mầm gấc bắn lên, gấc bò thì mắc giàn cho gấc leo. Một gốc gấc chăm sóc tốt và cân đối cần diện tích leo giàn khoảng 5-6 m2, tận dụng bờ rào, mái các công trình phụ cũng có thể trồng được gấc.

Khi cây gấc leo giàn bón cho mỗi hốc 1-1,5 kg NPK, để đẩy nhanh quá trình bám giàn, không nên để cây gấc quá tốt dây, vì dây tốt quả sẽ ra ít.

Cây gấc không đậu quả là do trồng phải cây gấc đực. Nếu quan sát kỹ vào thời kỳ gấc nở hoa sẽ thấy hoa gấc cái có bầu nhuỵ và 3 nhị cái nhô cao, còn các hoa đực thì có nhiều nhị đực và túi phấn nhỏ mà không có bầu nhuỵ nên rất dễ phân biệt. Cây gấc có rất nhiều hoa nhưng rồi rụng hết thì đích thị là cây gấc đực. Bà con nên phá bỏ và trồng lại cho vụ tới.

Nên trồng cây gấc trên đất (chân tường, góc sân…) là tốt nhất, gấc có thể leo cao và phủ kín tường và mái của một căn nhà 5 tầng. Để cho chắc ăn, bà con nên tìm đến gia đình nào có cây gấc sai quả xin lấy một vài đoạn hom thân (bánh tẻ hoặc hơi già) dài 40 – 50cm, có ít nhất 2 – 3 mầm mắt còn nguyên vẹn đem trồng trực tiếp hoặc giâm cho lên mầm sang xuân trồng chắc chắn sẽ có cây gấc cái sai quả.

Trong mỗi quả gấc thường có tới 3 – 4 hạt đực (nhỏ và mỏng hơn hạt cái). Khi gieo ươm cần chú ý đánh dấu để nếu trồng nhiều thì khoảng 5 – 6 cây nên trồng thêm một cây gấc đực để có đủ phấn cho gấc sai quả.

Nguồn : Báo NNVN

 

 

Bạn cũng có thể thích

Cây sầu riêng

Cây Phật thủ

Kỹ thuật trồng gấc theo tiêu chuẩn VietGAP

Những điểm lưu ý cho cây ăn trái miền núi sau thu hoạch

Kinh nghiệm cách trồng sầu riêng (phần 4)

THẺ: Cây gấc, cây vị thuốc
Chia sẻ bài viết này
Facebook Twitter Sao chép đường dẫn In
Bài trước Vai trò của chất điều hòa sinh trưởng
Bài tiếp theo Để chậu hoa Dạ Yến Thảo lâu tàn

Xem theo chủ đề

  • Danh mục cây trồng
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Cây trồng phong thủy
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Thiết kế cảnh quan
  • Sức khỏe và làm đẹp

Kiến thức - Cẩm nang mới nhất

Monochoria vaginalis (Burm. f.) Presl
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon rubicundus (D. Don) Benth.
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.
Danh lục cây thuốc
Neillia thyrsiflora D. Don
Danh lục cây thuốc
- Tra cứu cây thuốc (dược liệu) -
Ad imageAd image

Bài viết liên quan

Cây ăn quả (trái)Cây ăn trái

Cây sầu riêng

Cẩm Nang Cây Trồng
Cây ăn tráiCây cảnh, hoa cảnh

Cây Phật thủ

Cẩm Nang Cây Trồng
Trồng trọt, chăm sóc

Kỹ thuật trồng gấc theo tiêu chuẩn VietGAP

Cẩm Nang Cây Trồng
Cây ăn trái

Những điểm lưu ý cho cây ăn trái miền núi sau thu hoạch

Kiến Thức

Danh mục cây trồng

  • Cây ăn quả (trái)
  • Cây cảnh, hoa cảnh
  • Cây CN dài ngày
  • Cây CN ngắn ngày
  • Cây lâm nghiệp
  • Cây lương thực
  • Cây rau màu
  • Cây thuốc (dược liệu)

Côn trùng hại cây trồng

  • Côn trùng, động vật hại khác
  • Rầy, rệp, bọ cánh mềm
  • Sâu, bọ, bọ cánh cứng
  • Sâu, sâu bướm
  • Bệnh do nấm
  • Bệnh do tuyến trùng
  • Bệnh do vi khuẩn, virut (virus)
  • Bệnh sinh lý và tác nhân khác

Dinh dưỡng & Kiến thức

  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Cây trồng phong thủy
  • Khoa học nông nghiệp
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Sự tích cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Chuyện lạ đó đây

Kinh nghiệm & Chia sẻ

  • Kinh nghiệm làm vườn
  • Chăm sóc cây Bon Sai
  • Cách trồng lan
  • Trồng cây ăn trái
  • Chăm sóc cây cảnh
  • Chăm sóc cây sân vườn
  • Trồng cây xanh bóng mát
  • Thiết kế cảnh quan

© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status
Welcome Back!

Sign in to your account

Quên mật khẩu?