Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
Đang đọc: Những cây thuốc làm thuốc ngủ
Share
Aa
Aa
Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Danh mục cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Cây thuốc (dược liệu)
Tìm kiếm
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.
Kiến Thức Cây Trồng > Kỹ thuật trồng cây > Cây sân vườn > Những cây thuốc làm thuốc ngủ
Cây sân vườn

Những cây thuốc làm thuốc ngủ

Kiến Thức
6 phút đọc
SHARE

Để chữa mất ngủ, từ lâu đời nhân dân ta đã dùng nhiều loại cây cỏ an thần gây ngủ. Các thuốc ngủ thảo mộc này không độc, giúp ta ngủ ngon giấc, không mộng mị, khi dậy thấy khoan khoái, tỉnh táo chứ không mệt mỏi như các thuốc ngủ hoá chất. Xin gửi đến bạn đọc những cây vẫn được nhân dân ta sử dụng để làm “thuốc ngủ”.

1.Lá Vông nem

la vong sĐây là một vị thuốc chữa mất ngủ và an thần tốt, không độc, mọi lứa tuổi đều dùng được. Chúng ta có thể sử dụng lá Vông nem dưới nhiều dạng: sắc lấy nước uống, nấu ăn, làm xi rô lá Vông, rượu lá Vông, cao lá Vông… Đơn giản nhất là sắc lấy nước uống: hái 8 – 16 lá Vông bánh tẻ phơi khô, sắc uống 1 – 2 lần trong ngày trước khi đi ngủ hoặc cũng có thể lấy lá Vông phơi khô tái, thái nhỏ, cho vào ấm, đổ nước sôi vào hãm như nước chè, uống trước khi ngủ.

Muốn pha rượu lá Vông, ta lấy 200g lá Vông tươi ngâm với một lít rượu, ngày uống 40ml, chia làm hai lần; muốn pha xi rô lá Vông ta chỉ cần lấy 300ml rượu lá Vông nói trên pha nước đường cho đủ một lít, ngày uống 40ml, chia làm hai lần.

Thường lá Vông được dùng phối hợp với lá Dâu, tâm Sen, Lạc tiên… trong nhiều bài thuốc chữa mất ngủ, tác dụng rất tốt.

2. Củ Bình vôi

binh voi nenCủ Bình vôi một loại củ to, vỏ sù sì, màu nâu xám, nhân dân ta vẫn thu hái từ các vùng núi đá đem về làm thuốc trẫn tĩnh, an thần.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong củ Bình vôi có tinh bột và khoảng 1,2 đến 1,5% ancaloit, trong đó có một chất có tác dụng an thần rất tốt
là L. tetrahydropanmatin.

Nhân dân ta dùng củ bình vôi dưới nhiều hình thức, phổ biến là dạng thuốc bột và rượu thuốc. Cách chế biến rất đơn giản: thu hái củ Bình vôi về, cạo bỏ lớp vỏ đen, thái mỏng, đem sấy hoặc phơi khô rồi tán nhỏ thành bột. Muốn chế rượu thuốc, ta ngâm bột này vào rượu từ 7 đến 15 ngày, cứ 100g bột củ Bình vôi ngâm vào một lít rượu 40 độ. Liều thường dùng mỗi ngày từ 3 đến 6g bột củ Bình vôi, hoặc 10 – 15ml rượu thuốc.

3. Lá Sen và tâm Sen

tamsenTâm Sen là mầm xanh ở giữa hạt Sen già. Từ lâu, nhân dân ta vẫn lấy tâm Sen tẩm nước Gừng sao qua làm thuốc chữa nhiều bệnh, gọi là “Liên tâm”.
Theo Y học cổ truyền, Liên tâm vị đắng, lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, bổ tâm, an thần, dưỡng huyết, giải cảm nắng, dùng chủ yếu để chữa những chứng phiền nhiệt, mất ngủ. Mùa hè dùng tâm Sen thay chè pha nước uống có tác dụng giải nhiệt, trừ được cảm nắng, ngủ ngon giấc. Lấy 10g tâm Sen đun với 100ml nước sôi trong 10 – 15 phút, gạn lấy nước, uống cả một lần trước khi đi ngủ, hoặc có thể pha chế thuốc ngủ lá Sen như sau: Chọn hái những lá Sen bánh tẻ (vì tỷ lệ ancaloit toàn phần và nuxiferin trong lá bánh tẻ cao hơn), rửa sạch, phơi khô, tán nhỏ, mỗi ngày dùng 20 – 30g cho vào ấm, đổ 200ml nước, sắc còn 100ml, uống vào buổi tối trước khi đi ngủ. Nếu không tiện sắc, ta có thể cho lá Sen tán nhỏ vào ấm, đổ nước sôi hãm như hãm chè làm nước uống

4. Dây lạc tiên

dot nhan longLạc tiên được nhiều nước ở châu Âu, Mỹ sử dụng. Các nghiên cứu cho thấy nó có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương: trấn tĩnh, an thần, chống hồi hộp, lo âu, mất ngủ. Nó còn có tác dụng trực tiếp lên cơ trơn, làm giãn và chống co thắt nên chữa được các chứng đau do co thắt đường tiêu hóa, tử cung.

Lạc tiên được dùng làm thuốc an thần chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh. Nhân dân vẫn hay lấy ngọn non luộc ăn vào buổi chiều hoặc trước khi đi ngủ vài giờ. Dạng dùng thông thường là cao lỏng có đường, được pha chế như sau:

Cây lạc tiên 50g, lá vông 30g, lá dâu tằm 20g, liên tâm 2,2g, đường 90g, nước vừa đủ 100ml, axít benzonic để bảo quản và cồn vừa đủ để hòa tan axít benzonic. Ngày dùng 2 – 4 thìa to, trẻ em 1 – 2 thìa cà phê. Uống trước khi đi ngủ làm thuốc an thần, gây ngủ, chữa hồi hộp, bồn chồn.

Chữa thần kinh suy nhược: Dùng dây, lá lạc tiên 8 – 10g, sắc uống trước khi đi ngủ.

 Caythuocquy.info.vn

Bạn cũng có thể thích

Cây đinh lăng

Khái niệm, đặc điểm và giá trị của cây dược liệu

Cây chùm ngây: Cây rau sạch và cây thuốc

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thuốc quý bạch thược vừa làm cây thuốc, vừa làm cây cảnh đẹp

Trồng sen trong chậu: Không khó như ta tưởng

THẺ: cây thuốc, củ bình vôi, lá sen, lá vông nem, lạc tiên, làm thuốc ngủ, tâm sen, Thảo dược
Chia sẻ bài viết này
Facebook Twitter Sao chép đường dẫn In
Bài trước Lá giang trồng chơi ăn thiệt
Bài tiếp theo Ứng dụng quy trình sản xuất xoài cát Hòa Lộc rải vụ

Xem theo chủ đề

  • Danh mục cây trồng
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Cây trồng phong thủy
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Thiết kế cảnh quan
  • Sức khỏe và làm đẹp

Kiến thức - Cẩm nang mới nhất

Monochoria vaginalis (Burm. f.) Presl
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon rubicundus (D. Don) Benth.
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.
Danh lục cây thuốc
Neillia thyrsiflora D. Don
Danh lục cây thuốc
- Tra cứu cây thuốc (dược liệu) -
Ad imageAd image

Bài viết liên quan

Cây thuốc (dược liệu)

Cây đinh lăng

Cẩm Nang Cây Trồng
Sức khỏe và làm đẹp

Khái niệm, đặc điểm và giá trị của cây dược liệu

Cẩm Nang Cây Trồng
Sức khỏe và làm đẹp

Cây chùm ngây: Cây rau sạch và cây thuốc

Cẩm Nang Cây Trồng
Trồng trọt, chăm sóc

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thuốc quý bạch thược vừa làm cây thuốc, vừa làm cây cảnh đẹp

Cẩm Nang Cây Trồng

Danh mục cây trồng

  • Cây ăn quả (trái)
  • Cây cảnh, hoa cảnh
  • Cây CN dài ngày
  • Cây CN ngắn ngày
  • Cây lâm nghiệp
  • Cây lương thực
  • Cây rau màu
  • Cây thuốc (dược liệu)

Côn trùng hại cây trồng

  • Côn trùng, động vật hại khác
  • Rầy, rệp, bọ cánh mềm
  • Sâu, bọ, bọ cánh cứng
  • Sâu, sâu bướm
  • Bệnh do nấm
  • Bệnh do tuyến trùng
  • Bệnh do vi khuẩn, virut (virus)
  • Bệnh sinh lý và tác nhân khác

Dinh dưỡng & Kiến thức

  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Cây trồng phong thủy
  • Khoa học nông nghiệp
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Sự tích cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Chuyện lạ đó đây

Kinh nghiệm & Chia sẻ

  • Kinh nghiệm làm vườn
  • Chăm sóc cây Bon Sai
  • Cách trồng lan
  • Trồng cây ăn trái
  • Chăm sóc cây cảnh
  • Chăm sóc cây sân vườn
  • Trồng cây xanh bóng mát
  • Thiết kế cảnh quan

© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status
Welcome Back!

Sign in to your account

Quên mật khẩu?