Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
Đang đọc: Những điều cần biết về thuốc bảo vệ thực vật-P2
Share
Aa
Aa
Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Danh mục cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Cây thuốc (dược liệu)
Tìm kiếm
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.
Kiến Thức Cây Trồng > Bệnh hại cây trồng > Những điều cần biết về thuốc bảo vệ thực vật-P2
Bệnh hại cây trồng

Những điều cần biết về thuốc bảo vệ thực vật-P2

Kiến Thức
6 phút đọc
SHARE

Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là những chất dùng diệt trừ dịch hại hoặc dẫn dụ dịch hại đến để diệt trừ.

Thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật

Đường xâm nhập và tác động của thuốc BVTV

1. Đường xâm nhập: Thuốc xạm nhập vào cơ thể sâu hại qua 3 đường chính

        – Tiếp xúc: qua da

Nội dung
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là những chất dùng diệt trừ dịch hại hoặc dẫn dụ dịch hại đến để diệt trừ.Đường xâm nhập và tác động của thuốc BVTV1. Đường xâm nhập: Thuốc xạm nhập vào cơ thể sâu hại qua 3 đường chính2. Cơ chế tác động3. Phổ tác dụng4. Thời gian tác động của thuốc trừ cỏ5. Tính chọn lọc của thuốc trừ cỏ

        – Vị độc: qua miệng

        – Xông hơi: qua lỗ thở.

 Thuốc xâm nhập vào cơ thể sâu có thể bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Cách gián tiếp chủ yếu ở các thuốc có khả năng nội hấp (hoặc lưu dẫn, do thuốc hấp thụ và vận chuyển trong cây rồi sâu ăn phải, nhất là với sâu hút chích) và khả năng thấm sâu (thuốc thấm qua lớp biểu bì lá tiếp xúc với sâu như sâu vẽ bùa).

2. Cơ chế tác động

– Thuốc trừ sâu sao khi vào trong cơ thể phần lớn tác động lên hệ thần kinh làm sâu tê liệt hoạt động và chết. Một số thuốc có tác dụng chống lột xác (như Applaud), dẫn dụ (như Vizubon) hoặc xua đuổi (các thuốc cúc tổng hợp, dầu khoáng). Thuốc vi sinh tác động bằng ký sinh trên cơ thể sâu.

– Thuốc trừ bệnh chủ yếu tác động vào tế bào của vi sinh vật gây bệnh hoặc kích thích hệ thống kháng bệnh trong cây.

– Thuốc trừ cỏ có nhiều cơ chế như ức chế quang hợp, ức chế tổng hợp protid hoặc lipid, phá hủy tế bào cây cỏ.

– Thuốc trừ chuột có cách tác động vào thần kinh, chống đông máu hoặc gây bệnh đường tiêu hóa cho chuột.

– Thuốc trừ ốc tác động vào thần kinh hoặc làm mất chất nhờn ở miệng.

3. Phổ tác dụng

 Là số nhóm đối tượng mà thuốc có thể phòng trừ được. Số nhóm đối tượng nhiều thì gọi là thuốc có phổ tác dụng rộng, số nhóm ít là thuốc có phổ tác dụng hẹp (hoặc thuốc chọn lọc).

 Thuốc trừ sâu diệt được cả sâu miệng nhai và chích hút là thuốc có phổ tác dụng rộng (các thuốc lân hữu cơ, cúc tổng hợp) thuốc chỉ diệt được nhóm sâu miệng nhai (như vi khuẩn Bt) hoặc sâu chích hút (Applaud) là thuốc có tác dụng hẹp.

 Trong các thuốc trừ bệnh có thuốc chỉ trừ được bệnh đạo ôn lúa (như các thuốc Beam, Fuji – one) hoặc chỉ trừ được nấm Rhizotonia gây bệnh đốm vằn lúa, ngô, lở cổ rễ cây con..(như thuốc Validacin) là thuốc phổ hẹp. Các thuốc trừ bệnh nhóm Carbamat (Carbendazim), nhóm Dithio carbamat (Zineb, Mancozeb), nhóm Triazole (Tilt, Score) thuốc gốc Đồng…trừ được nhiều loại bệnh là thuốc phổ rộng.

Các thuốc trừ cỏ, có loại chỉ diệt được cỏ hòa bản (như Whip – S, Facet), có loại chỉ diệt cỏ năn lác và lá rộng (như 2,4 D, Ally), có thuốc phổ tác dụng rộng, diệt được cả 3 nhóm cỏ (như Sofit, Sirius. Top shot và nhiều loại thuốc hỗn hợp).

4. Thời gian tác động của thuốc trừ cỏ

Thời gian tác động khác nhau giữa các loại thuốc. Có thuốc chỉ tác động ở giai đoạn hạt cỏ đang nảy mầm, trước khi mọc thành cây, gọi là thuốc tiền nảy mầm (thuốc diệt mầm). Có loại thuốc chỉ diệt cỏ sau khi đả mọc thành cây, gọi là thuốc hậu nảy mầm. Trong các thuốc hậu nảy mầm còn chia thành hậu nảy mầm sớm (diệt cây cỏ khi còn nhỏ) và hậu nãy mầm trễ (diệt được cả cây cỏ khi đã lớn).

5. Tính chọn lọc của thuốc trừ cỏ

 Là đặc tính thuốc diệt cây cỏ trong ruộng mà không hại cây trồng. Tính chọn lọc này là do phổ tác dụng, thời gian tác động của thuốc và đặc điểm hình thái, sinh lý cây khác nhau,

       Thí dụ thuốc 2,4 D, Ally chỉ diệt cỏ năn lác và lá rộng còn lúa là cây họ hòa bản nên không bị hại. Thuốc Onecide chỉ diệt cây hòa bản (cỏ chỉ, cỏ mần trầu) còn đậu là cây lá rộng nên không bị hại. Thuốc Sofit chỉ diệt hại cỏ khi đang nảy mầm, còn hạt lúa khi gieo đã nảy mầm rồi nên không bị hại (nếu gieo hạt lúa chưa nảy mầm cũng có thể bị hại). Cây lúa có phiến lá nhỏ và đứng thẳng, biểu bì cứng nên không bị hại, còn cỏ lá rộng có phiến lá rộng và xòe ngang hấp thu nhiều thuốc nên bị hại. Khi phun thuốc Sirius cây lúa cũng hấp thu nhưng mau bị các men trong cây lúa phân hủy còn trong cỏ lồng vực thuốc chậm phân hủy nên cỏ bị hại.

Nguồn : Cẩm nang bác sĩ cây trồng – Nguyễn Mạnh Chinh

Bạn cũng có thể thích

Cơ chế tác động của thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)

Sản xuất, chế biến và sử dụng thuốc BVTV từ thảo mộc và sinh học – P1

Những nguyên nhân làm giảm đi hiệu quả của thuốc trừ sâu

Thiếu đạm

Ngộ độc thuốc BVTV

THẺ: Thuốc bảo vệ thực vật, thuốc BVTV, thuốc có phổ tác dụng hẹp, thuốc có phổ tác dụng rộng, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ chuột, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ ốc, thuốc trừ sâu, thuốc vi sinh
Chia sẻ bài viết này
Facebook Twitter Sao chép đường dẫn In
Bài trước Tuyệt đẹp những thiên đường hoa mùa hè
Bài tiếp theo Bí quyết trồng đu đủ cho trái to đều

Xem theo chủ đề

  • Danh mục cây trồng
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Cây trồng phong thủy
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Thiết kế cảnh quan
  • Sức khỏe và làm đẹp

Kiến thức - Cẩm nang mới nhất

Monochoria vaginalis (Burm. f.) Presl
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon rubicundus (D. Don) Benth.
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.
Danh lục cây thuốc
Neillia thyrsiflora D. Don
Danh lục cây thuốc
- Tra cứu cây thuốc (dược liệu) -
Ad imageAd image

Bài viết liên quan

Khoa học nông nghiệp

Cơ chế tác động của thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)

Cẩm Nang Cây Trồng
Khoa học nông nghiệp

Sản xuất, chế biến và sử dụng thuốc BVTV từ thảo mộc và sinh học – P1

Cẩm Nang Cây Trồng
Trồng trọt, chăm sóc

Những nguyên nhân làm giảm đi hiệu quả của thuốc trừ sâu

Cẩm Nang Cây Trồng
Bệnh sinh lý và tác nhân khác

Thiếu đạm

Cẩm Nang Cây Trồng

Danh mục cây trồng

  • Cây ăn quả (trái)
  • Cây cảnh, hoa cảnh
  • Cây CN dài ngày
  • Cây CN ngắn ngày
  • Cây lâm nghiệp
  • Cây lương thực
  • Cây rau màu
  • Cây thuốc (dược liệu)

Côn trùng hại cây trồng

  • Côn trùng, động vật hại khác
  • Rầy, rệp, bọ cánh mềm
  • Sâu, bọ, bọ cánh cứng
  • Sâu, sâu bướm
  • Bệnh do nấm
  • Bệnh do tuyến trùng
  • Bệnh do vi khuẩn, virut (virus)
  • Bệnh sinh lý và tác nhân khác

Dinh dưỡng & Kiến thức

  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Cây trồng phong thủy
  • Khoa học nông nghiệp
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Sự tích cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Chuyện lạ đó đây

Kinh nghiệm & Chia sẻ

  • Kinh nghiệm làm vườn
  • Chăm sóc cây Bon Sai
  • Cách trồng lan
  • Trồng cây ăn trái
  • Chăm sóc cây cảnh
  • Chăm sóc cây sân vườn
  • Trồng cây xanh bóng mát
  • Thiết kế cảnh quan

© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status
Welcome Back!

Sign in to your account

Quên mật khẩu?