Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
Đang đọc: Nông dân sản xuất phân hữu cơ từ rác rau
Share
Aa
Aa
Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Danh mục cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Cây thuốc (dược liệu)
Tìm kiếm
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.
Kiến Thức Cây Trồng > Cẩm nang phân bón > Nông dân sản xuất phân hữu cơ từ rác rau
Cẩm nang phân bón

Nông dân sản xuất phân hữu cơ từ rác rau

Kiến Thức
7 phút đọc
SHARE

Theo quy trình được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng phê duyệt, từ nguyên liệu rau thải ra đồng, người nông dân có thể thu gom lại chất ủ với men vi sinh trong vòng 1 tháng sẽ “thu hoạch” sản phẩm phân hữu cơ mang lại lợi ích cho cây trồng.

Thống kê mỗi năm Lâm Đồng sản xuất từ 2-4 vụ rau trên tổng diện tích khoảng 43.600 ha, đạt tổng sản lượng gần 1,3 triệu tấn, tập trung phần lớn các địa bàn huyện Đơn Dương, huyện Đức Trọng và thành phố Đà Lạt; phần còn lại ở các địa bàn huyện Lạc Dương, huyện Lâm Hà. Trong đó chiếm hơn 95% diện tích sản xuất theo quy mô nông hộ, ước lượng phế phẩm loại bỏ sau thu hoạch từ các loại cây rau khoảng 50.000 tấn/năm (bắp cải và bó xôi có lượng rác rau thải ra khoảng 24 tấn/ha/năm; xà lách, hành lá, tỷ lệ rác thải là 1,6 tấn/ha/năm). Do thiếu phương tiện và thiếu giải pháp xử lý sau thu gom, nên phần lớn chỉ chôn lấp trên đồng hoặc tự động “thải” xuống các dòng chảy sông suối, gây ảnh hưởng đến môi trường.

phân hữu cơ
Ủ phân hữu cơ từ rác rau-Hình minh họa

Sau gần 1 năm phối hợp với một doanh nghiệp chuyên ngành công nghệ sinh học và môi trường trong nước, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng đã triển khai 9 mô hình “Xây dựng và chuyển giao ứng dụng các chủng vi sinh vật xử lý phế phẩm nông nghiệp trên cây rau làm phân hữu cơ quy mô tổ hợp tác sản xuất, nông hộ tại Lâm Đồng”. Theo đó, trên 3 địa bàn Đơn Dương, Đức Trọng và Đà Lạt, mỗi địa bàn thực hiện 3 mô hình; quy mô tối thiểu 1 tấn rác rau/mô hình và quy mô tối đa 10 tấn rác rau/mô hình. Kết quả sử dụng chế phẩm vi sinh vật có trên thị trường như BioEm, BioADB để phối trộn một ít lượng phân NPK, vôi bột ủ với khoảng 1 tấn rác rau ở nơi khô ráo thoáng mát, giữ đủ độ ẩm trong vòng 1 tháng sau thu được từ 400 – 500kg phân hữu cơ đạt các chỉ tiêu hóa lý về độ chín và độ an toàn của phân ủ theo tiêu chuẩn Việt Nam. Cụ thể cả 3 chỉ tiêu về hàm lượng đạm, lân và kali đạt gần gấp 2 lần sau 15 ngày ủ phân.

Quy trình được hoàn thiện và chuyển giao rộng rãi cho người nông dân với các công đoạn khá dễ dàng. Để ủ 1 tấn phân cần diện tích nền khoảng 3m2, chọn nơi ủ phân thuận tiện, tạo rãnh thoát nước. Xác cây rau thu gom cắt nhỏ kích thước không quá 10cm, tưới nước giữ độ ẩm và trung hòa nguyên liệu bằng vôi bột hoặc vôi nước từ 1-2 ngày. Với qui mô sản xuất tổ hợp tác, khi lượng rác rau thải hàng ngày được thu gom 1,5 – 2 tấn ủ đống, rải đều vôi bột (lượng 10 – 14 kg vôi bột/1 tấn rác), che phủ bạt và tạo đường rãnh thoát nước. Với qui mô nông hộ, lượng rác rau thải thu gom từ 500 kg trở lên để nơi góc ruộng (chỗ cao, thoát nước tốt), sau đó rắc đều vôi bột lên và che phủ bạt, ủ đống.

Các công đoạn cuối cùng cho cả 2 quy mô nêu trên gồm: Đưa một ít lượng phân u rê, kali vào thùng nước sạch khuấy tan với chế phẩm vi sinh vật, trung bình khoảng 70-100 lít nước/1 tấn rác; nguyên liệu rác rau ủ được xếp thành từng lớp 30cm, sau mỗi lớp xếp lại rắc đều phân lân và tưới dung dịch vi sinh vật. Nếu thấy nước ngấm đều trong rác thải, khi cầm thấy mềm là đạt độ ẩm cần thiết; sau 12-15 ngày tiến hành đảo trộn, bổ sung thêm nước. Đến 30-40 ngày kiểm tra đống ủ thấy không nóng hơn so với nhiệt độ bên ngoài, không có mùi khó chịu, phân ủ dễ tơi và có màu đen hoặc màu nâu sẫm là đã đạt độ hoai mục. Phân ủ xong có thể sử dụng trong vòng 1 năm để bón lót và bón thúc các loại rau và hoa.

Tính toán đầu t¬ư ban đầu chế phẩm vi sinh vật, phân đạm, phân lân, vôi, nhân công, bạt che,… với tổng chi phí xử lý 1 tấn rác rau khoảng 400 ngàn đồng, thu được 400-500kg phân hữu cơ. So sánh chi phí mua 1kg phân hữu cơ cùng loại trên thị trường giá 2.000đ/kg, thành tiền từ 800 ngàn đồng đến 1 triệu đồng, trừ ra là số tiền tiết kiệm đầu tư từ 400 ngàn đồng đến 600 ngàn đồng.

Dự kiến trong vòng 3 năm tới, Lâm Đồng sẽ phát triển khoảng 200 mô hình xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón hữu cơ cả quy mô tổ hợp tác sản xuất và quy mô nông hộ trồng rau trên địa bàn.

Theo Lâm Đồng online

Bạn cũng có thể thích

Nên bón Đạm dạng Amon hay dạng Nitorat? Phân biệt đạm gốc NH4+ và NO3-

Dinh dưỡng Nitơ ở thực vật

Mười nguyên tắc đảm bảo cho sử dụng phân bón hợp lý

Nhóm phân hữu cơ – Phần 1: Giới thiệu về phân chuồng, phân rác

Nhóm phân hữu cơ – Phần 2: Giới thiệu về phân xanh, phân vi sinh vật

THẺ: chế phẩm vi sinh, phâh hữu cơ, rau, Trồng rau
Chia sẻ bài viết này
Facebook Twitter Sao chép đường dẫn In
Bài trước Những điều cần chú ý khi trồng cây có múi
Bài tiếp theo Hướng dẫn cách trồng cây cóc Thái tại nhà

Xem theo chủ đề

  • Danh mục cây trồng
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Cây trồng phong thủy
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Thiết kế cảnh quan
  • Sức khỏe và làm đẹp

Kiến thức - Cẩm nang mới nhất

Monochoria vaginalis (Burm. f.) Presl
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon rubicundus (D. Don) Benth.
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.
Danh lục cây thuốc
Neillia thyrsiflora D. Don
Danh lục cây thuốc
- Tra cứu cây thuốc (dược liệu) -
Ad imageAd image

Bài viết liên quan

Cẩm nang phân bón

Nên bón Đạm dạng Amon hay dạng Nitorat? Phân biệt đạm gốc NH4+ và NO3-

Dược Liệu
Cẩm nang phân bón

Dinh dưỡng Nitơ ở thực vật

Dược Liệu
Cẩm nang phân bón

Mười nguyên tắc đảm bảo cho sử dụng phân bón hợp lý

Dược Liệu
Cẩm nang phân bón

Nhóm phân hữu cơ – Phần 1: Giới thiệu về phân chuồng, phân rác

Dược Liệu

Danh mục cây trồng

  • Cây ăn quả (trái)
  • Cây cảnh, hoa cảnh
  • Cây CN dài ngày
  • Cây CN ngắn ngày
  • Cây lâm nghiệp
  • Cây lương thực
  • Cây rau màu
  • Cây thuốc (dược liệu)

Côn trùng hại cây trồng

  • Côn trùng, động vật hại khác
  • Rầy, rệp, bọ cánh mềm
  • Sâu, bọ, bọ cánh cứng
  • Sâu, sâu bướm
  • Bệnh do nấm
  • Bệnh do tuyến trùng
  • Bệnh do vi khuẩn, virut (virus)
  • Bệnh sinh lý và tác nhân khác

Dinh dưỡng & Kiến thức

  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Cây trồng phong thủy
  • Khoa học nông nghiệp
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Sự tích cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Chuyện lạ đó đây

Kinh nghiệm & Chia sẻ

  • Kinh nghiệm làm vườn
  • Chăm sóc cây Bon Sai
  • Cách trồng lan
  • Trồng cây ăn trái
  • Chăm sóc cây cảnh
  • Chăm sóc cây sân vườn
  • Trồng cây xanh bóng mát
  • Thiết kế cảnh quan

© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status
Welcome Back!

Sign in to your account

Quên mật khẩu?