Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
Đang đọc: Paulownia – Loài cây cứu rừng
Share
Aa
Aa
Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Danh mục cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Cây thuốc (dược liệu)
Tìm kiếm
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.
Kiến Thức Cây Trồng > Kỹ thuật trồng cây > Cây xanh bóng mát > Paulownia – Loài cây cứu rừng
Cây xanh bóng mát

Paulownia – Loài cây cứu rừng

Kiến Thức
7 phút đọc
SHARE

Paulownia là loài cây được mệnh danh là loài cây “chiến lược” của thế kỷ 21. Chúng được trông đợi như một loài cây giúp phục hồi nhanh chóng những cánh rừng đã bị tàn phá trên thế giới. Một loài cây dễ trồng, dễ sống, lớn nhanh, có giá trị về nhiều mặt, trong đó quan trọng nhất là cho được loại gỗ quý.

1. Nguồn gốc

Paulownia
Cây Paulownia 4 tháng tuổi

Paulownia có nguồn gốc Á châu, đã được biết đến trên 2.000 năm tại Trung Quốc. Chúng có 20 loài. Paulownia được nhập vào Nhật Bản, Triều Tiên cách đây 1.000 năm, vào châu Âu, Nam Mỹ, Úc vào thế kỷ 19. Loài cây này rất thích hợp cho việc tái trồng rừng và người ta đã trồng rất thành công tại New Zealand, Úc, Trung Quốc. Diện tích trồng cây paulownia của Trung Quốc đến nay đã lên hơn 5 triệu ha. Chương trình phục hồi rừng bằng cây paulownia của Trung Quốc được sự hỗ trợ của tổ chức Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP). Trung Quốc hiện nay đã xuất khẩu cây paulownia thành phẩm và cả cây giống.
Việt Nam cũng có một loài cây paulownia, loài paulownia fortune. Chúng phân bố tự nhiên ở các vùng có độ cao 300 – 1.000m của các tỉnh phía Bắc như Yên Bái, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Hoà Bình… Trong dân gian, loài cây này được gọi là cây pháo đồng, cây bao đồng, cây ngô đồng hay là cây hông. Theo một tài liệu, do đồng bào một số tỉnh miền núi phía Bắc sử dụng gỗ cây này để làm chõ hong xôi nên cây có cái tên được gọi trại ra là cây hông.

2. Paulownia mọc nhanh hơn cả bạch đàn

Paulownia được mệnh danh là “nhà vô địch về mọc nhanh”. Paulownia là loài cây gỗ lớn, mọc nhanh, tán lá rộng, nhiều cành, lá thưa, ưa sáng. Chúng không kén đất, chỉ cần đất xốp, dễ thoát nước, đặc biệt thích hợp vùng đồi không ngập nước. Trong điều kiện bình thường, mỗi năm cây có thể tăng trưởng 3 – 4cm đường kính, về thể tích tăng 0,04 – 0,05m 3 . Nghĩa là sau 10 năm, một cây bình thường có thể có đường kính 0,5m 3 . Đó là chưa kể trong điều kiện tối ưu, cây có khả năng tăng trưởng 8 – 9cm/năm và thể tích tăng 0,15 – 0,2m 3 /năm.

Paulownia
cây Paulownia 3 năm tuổi

Năm 2003, Chi cục kiểm lâm tỉnh Phú Thọ đã trồng thử nghiệm một số cây hông tại huyện Thanh Sơn. Một số cây trồng tại vườn quốc gia Xuân Sơn, chỉ sau 18 tháng, đường kính đã đạt 16 – 22cm, cao đến 7 – 8m. So với các loài được xem là tăng trưởng nhanh nhất hiện nay như bạch đàn, keo lai, cây hông có mức độ tăng trưởng vượt xa.
Tăng trưởng nhanh, thế nhưng paulownia không “đơn điệu” về giá trị và “thiếu thân thiện” với môi trường như bạch đàn. Chúng là loài “đa giá trị”. Trước hết là gỗ. Paulownia trồng ba năm đã có thể khai thác gỗ làm các loại giấy cao cấp, như giấy in tiền. Paulownia trồng 9 năm cho gỗ quý hơn gỗ pơ mu, do gỗ cứng, nhẹ, không cong vênh, nứt nẻ khi nhiệt độ thay đổi, vân mịn đẹp, lại chịu nhiệt cao. Do chỉ cháy khi nhiệt độ trên 400 độ, nên người ta có thể trồng các loài paulownia thành những “đường băng xanh” chống cháy rừng. Lá của chúng do có nhiều lông nên có tác dụng lọc bụi, khói, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Cả lá và hoa đều có hàm lượng đạm cao nên có khả năng được dùng làm thức ăn gia súc, tăng độ phì nhiêu cho đất. Chính những đặc tính này mà chúng còn được trồng xen với các loại hoa màu như cây chè, đậu, ngô… Hoa chứa nhiều mật, có thể phát triển nghề nuôi ong.

Chính vì những đặc điểm trên mà gỗ cây paulownia được dùng trong nhiều lĩnh vực như sản xuất đồ trang trí nội thất cao cấp, đồ gia dụng, du thuyền, nội thất máy bay… Giá một mét khối gỗ paulownia trên thị trường thế giới đang vào khoảng 600 – 800 USD.

3. Một dự án phát triển rừng

Cây paulownia có 9 loại cho năng suất cao, nhưng chỉ một loại có thể sống được ở Việt Nam (Paulownia Fortunie). Giống cây này được Liên hiệp quốc hỗ trợ nghiên cứu trồng thành công giống đặc chủng tại Úc. Hiện nay, Việt Nam có những điều kiện rất tốt để phát triển các loài cây có giá trị này. Đất đai, khí hậu phù hợp, hơn nữa, những dự án trồng rừng thường rất dễ kêu gọi được sự tài trợ của các tổ chức trên thế giới.

Với paulownia, một tương lai màu xanh cho những cánh rừng Việt Nam…

Theo Sài Gòn tiếp thị

Bạn cũng có thể thích

Cách trồng cây giống có sẵn trong chậu

Hoa cúc vạn thọ

Trồng cây chanh Thái

Vị thuốc trong cây họ cam quýt

Hoa đẹp chữa bệnh

THẺ: cây, cây giống, cây rừng, gỗ quý
Chia sẻ bài viết này
Facebook Twitter Sao chép đường dẫn In
Bài trước Thiết kế cảnh quan hay làm vườn
Bài tiếp theo Công dụng chữa bệnh của Cây tầm gửi

Xem theo chủ đề

  • Danh mục cây trồng
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Cây trồng phong thủy
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Thiết kế cảnh quan
  • Sức khỏe và làm đẹp

Kiến thức - Cẩm nang mới nhất

Monochoria vaginalis (Burm. f.) Presl
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon rubicundus (D. Don) Benth.
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.
Danh lục cây thuốc
Neillia thyrsiflora D. Don
Danh lục cây thuốc
- Tra cứu cây thuốc (dược liệu) -
Ad imageAd image

Bài viết liên quan

Kỹ thuật trồng cây

Cách trồng cây giống có sẵn trong chậu

Kiến Thức

Hoa cúc vạn thọ

Kiến Thức
Cây ăn trái

Trồng cây chanh Thái

Kiến Thức
Cây sân vườn

Vị thuốc trong cây họ cam quýt

Kiến Thức

Danh mục cây trồng

  • Cây ăn quả (trái)
  • Cây cảnh, hoa cảnh
  • Cây CN dài ngày
  • Cây CN ngắn ngày
  • Cây lâm nghiệp
  • Cây lương thực
  • Cây rau màu
  • Cây thuốc (dược liệu)

Côn trùng hại cây trồng

  • Côn trùng, động vật hại khác
  • Rầy, rệp, bọ cánh mềm
  • Sâu, bọ, bọ cánh cứng
  • Sâu, sâu bướm
  • Bệnh do nấm
  • Bệnh do tuyến trùng
  • Bệnh do vi khuẩn, virut (virus)
  • Bệnh sinh lý và tác nhân khác

Dinh dưỡng & Kiến thức

  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Cây trồng phong thủy
  • Khoa học nông nghiệp
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Sự tích cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Chuyện lạ đó đây

Kinh nghiệm & Chia sẻ

  • Kinh nghiệm làm vườn
  • Chăm sóc cây Bon Sai
  • Cách trồng lan
  • Trồng cây ăn trái
  • Chăm sóc cây cảnh
  • Chăm sóc cây sân vườn
  • Trồng cây xanh bóng mát
  • Thiết kế cảnh quan

© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status
Welcome Back!

Sign in to your account

Quên mật khẩu?