1. Lượng phân bón cho 1 ha mía
– Vôi: 0,8 – 1,5 tấn.
– Phân hữu cơ: 10 – 20 tấn (phân chuồng, phân rác, bã bùn, tro,…) hoặc 1 – 2 tấn phân hữu cơ vi sinh.
– Phân hoá học: Tùy theo loại đất và điều kiện canh tác ở mỗi vùng mà điều chỉnh lượng phân bón sao cho phù hợp, trung bình như sau:
Liều lượng phân N, P, K cho từng loại đất và mức độ thâm canh ở mỗi vụ mía tơ
Tuỳ theo mức độ thâm canh để đạt được các năng suất mía khác nhau mà bón với lượng khác nhau. Cụ thể là:
Liều lượng phân N, P, K cho từng mức năng suất ở mỗi vụ mía tơ.
Lưu ý: Khi bón phân đơn hoặc phân NPK hỗn hợp, cần quy đổi hàm lượng N, P2O5, K2O tương đương với tỷ lệ nêu trên. Ở những vùng có lượng mưa lớn, xói mòn mạnh nên bón bổ sung các phân có chứa trung và vi lượng như sắt, man-gan và ma-nhê.
2. Bón lót cho cây mía
– Đất trồng mía có pH dưới 5, cần bón lót vôi bột (CaO) trước lần cày bừa cuối cùng, với lượng từ 800 – 1.000 kg/ha.
– Bón lót toàn bộ phân hữu cơ, phân lân, 1/3 lượng đạm và 1/3 lượng kali. Trường hợp cần phải xử lý mối và bọ hung thì bón thêm thuốc trừ sâu dạng hạt (20 – 30 kg/ha thuốc Basudin 10H, Furadan 3 G hoặc Diaphos 10 H).
– Ngay sau khi bón lót, nên lấp 1 lớp đất mỏng 1 – 3 cm rồi mới đặt hom.
3. Kỹ thuật bón thúc cho cây mía
– Lần 1 (thúc đẻ): Khi mía 4 – 5 lá bón 1/3 lượng đạm và 1/3 lượng kali.
– Lần 2 (thúc lóng): Khi mía 9 – 10 lá (khi mía có 1 – 2 lóng), bón 1/3 lượng đạm và 1/3 lượng kali.
Lưu ý: Trước khi bón thúc, ruộng phải dọn sạch cỏ dại, đất phải đủ độ ẩm. Phân được rải đều dọc theo hàng mía. Sau khi bón phân phải xới xáo vùi lấp phân để hạn chế bốc hơi, rửa trôi.
Nguồn: Viện nghiên cứu mía đường
Xem thêm chủ đề: cây mía, cây mía đường, bón phân cho cây mía, quy trình bón phân
Cây trồng liên quan:
Cây mía
Dinh dưỡng liên quan:
Đạm (Nts) – Nitrogen
,
Lân (P2O5hh) – Phosphate
,
Kali (K2Ohh) – Potassium
,
Canxi (Ca) – Calcium
,
Magie (Mg) – Magnesium
,
Silic (SiO2hh) – Silicon