Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
Đang đọc: PHÂN TRÙN QUẾ
Share
Aa
Aa
Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Danh mục cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Cây thuốc (dược liệu)
Tìm kiếm
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.
Kiến Thức Cây Trồng > Cẩm nang phân bón > PHÂN TRÙN QUẾ
Cẩm nang phân bón

PHÂN TRÙN QUẾ

Kiến Thức
7 phút đọc
SHARE

Chúng ta biết đến trùn đất là một nguyên liệu trong chế biến mỹ phẩm, thức ăn gia súc, gia cầm, thức ăn thủy hải sản..và trùn quế ngoài công dụng trên còn là nhà máy tiêu thụ và chế biến các chất thải của gia súc gia cầm tạo ra phân trùn rất thích hợp cho trồng cây, hoa màu, kiểng cỏ và có tác dụng cải tạo đất.

Phân trùn quế dạng thô

 

I.Công dụng phân trùn:

Là một trong những loại phân  đứng đầu về chất lượng chất hữu cơ. Trong phân trùn có vi sinh vật sống vì thế nó có công dụng cải tạo đất, được tạo ra do trùn quế tiêu thụ phân trâu bò thải ra phân vì thế phân trùn là tinh chất của phân trâu bò, loại bỏ được hoàn toàn mầm cỏ dại, kiểm soát được mầm bệnh.

-Trong phân trùn có các acid amin: Acid Aspatic 0,4%, threonin 0,19%, Serin 0,2%, alanin 0,26%, Acid glutamic 0,44%, glycin 0,28%, valin 0,38%, Methionin 0,12%, Isoleusin 0,36%, Leusin 0,24%, Tyrosin 0,08%, phenylalanine 0,22%, lysine 0,16%, Hitidin 0,05%, prolin 0,19%, Xystin 0,11%, tryptophan 0,25%, Arginin 0,09% mà các phân hữu cơ khác không có.

– Độ PH: 6,5%-7% làm cho cây hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất.

– Có Acid Humic ở trạng thái phân bổ về mặt ion, kích thích sự phát triển về mật độ vi khuẩn ở trong đất.

– Có IAA (Indol Acetic Acid) là một trong những chất kích thích tăng trưởng hữu hiệu cho cây.

– Có vi khuẩn hảo khí được dùng để khử mùi, phân hủy chất hữu cơ hoặc phân gia súc được nhanh chóng.

– Đặc biệt trong phân trùn còn lại một lượng trứng  trùn và trùn con đáng kể, sau một thời gian trứng nở, trùn con tiếp tục về với thiên nhiên làm nhiệm vụ cao qúi của nó mà ông trời đã phân công là “ Cải tạo đất”.

Các nhà cây kiểng cũng đã bắt đầu làm quen với phân trùn, tính chất giữ ẩm, tơi xốp làm cho cây cảnh phát triển mạnh, cứng cáp, phân trùn dùng  để ươm cây chiết cành, mặt khác phân trùn vượt trội tro trấu, xơ dừa ở chổ khi tưới nước hay trời mưa nó không bị tràn ra ngoài, trời khô gió thổi cũng không bay. Phân trùn pha nước tưới cho các loại cây hấp thụ nguồn dinh dưỡng từ lá hoặc thân rễ trên mặt đất.

Các nhà vườn cho rằng việc sử dụng phân trùn hiện nay là phù hợp nhất vì công dụng đặc biệt mà các loại phân hữu cơ khác không có. Dùng phân trùn chi phí lại thấp, bón phân một vụ trồng rau được nhiều vụ mà đất vẫn tốt và sạch.

II. Tính chất của phân trùn:

1.Tính giữ ẩm:

Thức ăn được trùn ăn vào lần lượt đi qua 07 cái dạ dày (trong một con trùn) nghiền nát, trộn lẫn vào nhau cùng với dịch vị của trùn tạo thành một hợp chất hữu cơ mịn, xốp có tính hút nước và giữ ẩm cao.

2. Tính làm tơi xốp đất:

Trong phân trùn có nhiều vi sinh có lợi tiếp tục phân hủy cỏ rác, xác động vật có trong đất, làm cho đất thêm tơi xốp.

3. Tính khử mùi:

Người ta dùng phân trùn hòa nước tưới, mục đích làm bớt mùi hôi, tăng hiệu suất ủ phân do phân trùn có chứa vi khuẩn hảo khí làm trung hòa mùi vị, phân hủy nhanh chóng xác thực vật.

4.Tính hàn:

Các loại phân chuồng đều nóng, phải qua một thời gian ủ cho hoai bón mới tốt. Ngược lại, phân trùn sau khi thu hoạch có thể đem sử dụng ngay với số lượng không hạn chế mà không sợ chết cây vì phân đã bị phân hủy không tỏa nhiệt.

III. Tác dụng của phân trùn:

1.Phòng và kháng bệnh cho cây trồng:

Chất mùn trong phân có nhiều vi sinh có lợi, vi khuẩn hảo khí loại trừ được độc tố, nấm độc và vi khuẩn có hại trong đất, giúp cây trồng kháng được bệnh tật.

2. Dễ hấp thu:

Phân trùn có độ PH trung bình làm giảm lượng acid carbon trong đất, gia tăng nồng độ Nitơ (đạm) trong một trạng thái cây trồng dễ hấp thụ. Acid Humic trong phân trùn kích thích sự phát triển cây trồng đồng thời kích thích sự phát triển mật độ vi khuẩn trong đất.

3. Năng suất cây trồng cao:

Indol Acid Acetic (IAA) có trong phân trùn là chất kích thích tăng trưởng hữu hiệu cho cây trồng. Bản chất phân trùn là phân hữu cơ nên cây phát triển bền và ổn định, hoa đẹp giữ được màu lâu.

4. Giữ ẩm tốt:

Hình dạng phân trùn cấu tạo thành hình khối, nó là những cụm khoáng  kết hợp theo cách mà chúng có thể chịu được sự xói mòn, sự va chạm, và khả năng giữ nước (2-3 lần trọng lượng của nó).

5. Tăng tỉ lệ nẩy mầm :

Phân trùn  có chức năng giữ ẩm tốt, khả năng kháng được bệnh cho mầm, cây con dễ hấp thụ chất dinh dưỡng và các lợi ích đặc biệt của phân trùn nên hạt giống nẩy mầm khỏe, cây con phát triển tốt, tỉ lệ sống cao.

6. Sản phẩm sạch:

Phân trùn loại được độc tố, có khả năng cố định những kim loại nặng trong chất thải hữu cơ, ngăn ngừa cây trồng hấp thụ  nhiều phức hợp khoáng không cần thiết do đó sản phẩm không có độc tố.

Bạn cũng có thể thích

Nên bón Đạm dạng Amon hay dạng Nitorat? Phân biệt đạm gốc NH4+ và NO3-

Dinh dưỡng Nitơ ở thực vật

Mười nguyên tắc đảm bảo cho sử dụng phân bón hợp lý

Nhóm phân hữu cơ – Phần 1: Giới thiệu về phân chuồng, phân rác

Nhóm phân hữu cơ – Phần 2: Giới thiệu về phân xanh, phân vi sinh vật

THẺ: chăm sóc cây, phân bón, phân hữu cơ, phân trùn
Chia sẻ bài viết này
Facebook Twitter Sao chép đường dẫn In
Bài trước Giới thiệu về phân trùn quế
Bài tiếp theo Bonsai là gì?

Xem theo chủ đề

  • Danh mục cây trồng
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Cây trồng phong thủy
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Thiết kế cảnh quan
  • Sức khỏe và làm đẹp

Kiến thức - Cẩm nang mới nhất

Monochoria vaginalis (Burm. f.) Presl
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon rubicundus (D. Don) Benth.
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.
Danh lục cây thuốc
Neillia thyrsiflora D. Don
Danh lục cây thuốc
- Tra cứu cây thuốc (dược liệu) -
Ad imageAd image

Bài viết liên quan

Cẩm nang phân bón

Nên bón Đạm dạng Amon hay dạng Nitorat? Phân biệt đạm gốc NH4+ và NO3-

Dược Liệu
Cẩm nang phân bón

Dinh dưỡng Nitơ ở thực vật

Dược Liệu
Cẩm nang phân bón

Mười nguyên tắc đảm bảo cho sử dụng phân bón hợp lý

Dược Liệu
Cẩm nang phân bón

Nhóm phân hữu cơ – Phần 1: Giới thiệu về phân chuồng, phân rác

Dược Liệu

Danh mục cây trồng

  • Cây ăn quả (trái)
  • Cây cảnh, hoa cảnh
  • Cây CN dài ngày
  • Cây CN ngắn ngày
  • Cây lâm nghiệp
  • Cây lương thực
  • Cây rau màu
  • Cây thuốc (dược liệu)

Côn trùng hại cây trồng

  • Côn trùng, động vật hại khác
  • Rầy, rệp, bọ cánh mềm
  • Sâu, bọ, bọ cánh cứng
  • Sâu, sâu bướm
  • Bệnh do nấm
  • Bệnh do tuyến trùng
  • Bệnh do vi khuẩn, virut (virus)
  • Bệnh sinh lý và tác nhân khác

Dinh dưỡng & Kiến thức

  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Cây trồng phong thủy
  • Khoa học nông nghiệp
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Sự tích cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Chuyện lạ đó đây

Kinh nghiệm & Chia sẻ

  • Kinh nghiệm làm vườn
  • Chăm sóc cây Bon Sai
  • Cách trồng lan
  • Trồng cây ăn trái
  • Chăm sóc cây cảnh
  • Chăm sóc cây sân vườn
  • Trồng cây xanh bóng mát
  • Thiết kế cảnh quan

© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status
Welcome Back!

Sign in to your account

Quên mật khẩu?