Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
Đang đọc: Phát triển 12 loại cây ăn trái chủ lực
Share
Aa
Aa
Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Danh mục cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Cây thuốc (dược liệu)
Tìm kiếm
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.
Kiến Thức Cây Trồng > Kinh nghiệm làm vườn > Phát triển 12 loại cây ăn trái chủ lực
Kinh nghiệm làm vườn

Phát triển 12 loại cây ăn trái chủ lực

Kiến Thức
10 phút đọc
SHARE

Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt quy hoạch vùng cây ăn quả chủ lực trồng tập trung và định hướng rải vụ một số cây ăn quả ở Nam Bộ đến 2020. Theo đó, Bộ đã chọn 12 loại cây ăn trái chủ lực, trong đó, 5 loại cây được bố trí rải vụ để thu hoạch.

12 loại cây ăn trái chủ lực gồm thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng, vú sữa, bưởi, nhãn, chuối, dứa, cam, mãng cầu và quýt. Tổng diện tích cây ăn quả chủ lực trồng tập trung đến năm 2020 là 257.000 ha, chiếm 52% tổng diện tích quy hoạch cây ăn quả ở Nam Bộ.
Trong đó vùng ĐBSCL 185.100 ha, vùng Đông Nam bộ 71.900 ha. Xoài là loại cây có diện tích trồng tập trung lớn nhất với 45.900 ha, tiếp đó là nhãn 29.800 ha, chuối 28.900 ha, bưởi 27.900 ha, cam 26.250 ha, thanh long 24.800 ha, dứa 21.000 ha, chôm chôm 18.300 ha, sầu riêng 15.000 ha, mãng cầu 8.300 ha, quýt 5.850 ha và vú sữa 5.000 ha.
Tiền Giang là tỉnh được quy hoạch diện tích trồng tập trung cây ăn quả lớn nhất, với 51.500 ha. Đây cũng là tỉnh có nhiều loại cây ăn quả chủ lực nhất, khi trong 12 loại cây nói trên, chỉ có mãng cầu là không có diện tích trồng tập trung ở tỉnh này.
Sau Tiền Giang là Đồng Nai 33.000 ha (xoài, bưởi, chôm chôm, sầu riêng, chuối và mãng cầu), Vĩnh Long 30.000 ha (xoài, nhãn, cam, bưởi, chôm chôm và sâu riêng), Sóc Trăng 19.000 ha (xoài, nhãn, cam, bưởi, chuối, quýt và vú sữa), Bến Tre 18.800 ha (nhãn, cam, bưởi, chôm chom và sầu riêng), Bình Thuận 17.500 ha (thanh long),

Nội dung
Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt quy hoạch vùng cây ăn quả chủ lực trồng tập trung và định hướng rải vụ một số cây ăn quả ở Nam Bộ đến 2020. Theo đó, Bộ đã chọn 12 loại cây ăn trái chủ lực, trong đó, 5 loại cây được bố trí rải vụ để thu hoạch.1.Lịch rải vụ2.Những giải pháp

thanh longThanh long là 1 trong 12 cây ăn trái chủ lực ở Nam Bộ

Đồng Tháp 16.000 ha (xoài, nhãn, cam và quýt), Hậu Giang 14.500 ha (xoài, cam, bưởi, dứa và quýt), Tây Ninh 10.000 ha (xoài, nhãn, chôm chôm, chuối và mãng cầu), Kiên Giang 7.000 ha (dứa và chuối), An Giang 6.000 ha (xoài và chuối), Cần Thơ 6.000 ha (xoài, nhãn, cam, bưởi và chuối), Cà Mau 6.000 ha (chuối),
Bà Rịa – Vũng Tàu 4.500 ha (nhãn, bưởi, chôm chôm, mãng cầu và quýt), Long An 4.300 ha (thanh long và dứa), Trà Vinh 3.500 ha (xoài, cam và chuối), Bình Phước 3.000 ha (xoài, nhãn, sầu riêng và chuối), Bạc Liêu 2.500 ha (xoài và chuối), TP HCM 2.300 ha (xoài và chôm chôm) và Bình Dương 1.000 ha (xoài và bưởi).

1.Lịch rải vụ

Trong 12 loại cây ăn trái chủ lực nói trên, 5 loại đã được Bộ NN-PTNT phê duyệt trồng tập trung để rải vụ thu hoạch là thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng và nhãn.
Với cây thanh long, diện tích rải vụ là 14.880 ha, tập trung chủ yếu ở Bình Thuận (10.500 ha), phần còn lại ở Tiền Giang (2.400 ha) và Long An (1.980 ha). Như vậy, diện tích rải vụ thanh long ở các tỉnh này đều chiếm tới 60% diện tích quy hoạch trồng thanh long của mỗi tinh. Thời gian rải vụ đều bắt đầu từ tháng 10 năm trước tới tháng 3 năm sau.
Cây xoài tuy đều là chủ lực ở Đông Nam bộ và ĐBSCL, nhưng bố trí rải vụ chỉ thực hiện ở 6 tỉnh, TP thuộc ĐBSCL, gồm Đồng Tháp (4.500 ha), Tiền Giang (2.500 ha), Vĩnh Long (2.000 ha), Hậu Giang (1.500 ha), Cần Thơ (1.250 ha) và Trà Vinh (750 ha).
Diện tích rải vụ đều chiếm 50% diện tích trồng tập trung của từng tỉnh, TP. Tổng diện tích rải vụ cũng chiếm 50% tổng diện tích trồng xoài tập trung ở ĐBSCL. Thời gian rải vụ từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau.
Cũng như cây xoài, các loại cây chôm chôm, sầu riêng và nhãn tuy đều có diện tích trồng tập trung ở cả Đông Nam bộ và ĐBSCL nhưng chỉ rải vụ ở ĐBSCL. Diện tích rải vụ của từng loại cây đều chiếm 50% diện tích trồng tập trung cây đó ở mỗi tỉnh và bằng 50% diện tích tập trung của cả vùng ĐBSCL.
Với cây chôm chôm, việc rải vụ được thực hiện ở Bến Tre (2.000 ha), Vĩnh Long (500 ha) và Tiền Giang (250 ha). Thời gian rải vụ từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Cây sầu riêng được rải vụ ở Tiền Giang (3.250 ha), Vĩnh Long (1.000 ha) và Bến Tre (1.000 ha). Thời gian rải vụ từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau.
Cây nhãn được rải vụ ở nhiều tỉnh nhất, gồm: Vĩnh Long (4.500 ha), Tiền Giang (2.250 ha), Bến Tre (2.400 ha), Đồng Tháp (2.000 ha), Sóc Trăng (1.500 ha) và Cần Thơ (500 ha). Thời gian rải vụ từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau.

2.Những giải pháp

Với quy hoạch này, Bộ NN-PTNT hướng tới mục tiêu xây dựng ngành hàng trái cây chủ lực trồng tập trung ở Nam Bộ phát triển theo hướng SX hàng hóa lớn.
Việc phát triển bền vững cây ăn quả chủ lực trồng tập trung cũng sẽ góp phần tái cơ cấu ngành trồng trọt, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nâng cao giá trị tăng thêm trên một đơn vị diện tích đất, tăng thu nhập cho người SX và hiệu quả kinh doanh của các cơ sở thu mua, bảo quản, tiêu thụ trái cây …
Vì thế, căn cứ định hướng quy hoạch chung, từng tỉnh, TP cần tiến hành lập quy hoạch cây ăn quả chủ lực trồng tập trung trên địa bàn, xác định cụ thể diện tích từng loại cây ăn quả phân bổ đến xã, thị trấn; gắn sản xuất – thu mua – sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ.
Nội dung quy hoạch cây ăn quả chủ lực trồng tập trung phải gắn với các đề án xây dựng NTM của xã có cây ăn quả chủ lực trồng tập trung trên địa bàn. Xây dựng các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất, hệ thống bảo quản chế biến và thị trường tiêu thụ đồng bộ với sản xuất cây ăn quả chủ lực trồng tập trung trong vùng quy hoạch.
Các giải pháp quan trọng khác gồm xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình xúc tiến thương mại đối với XK trái cây; ký kết các hiệp định kiểm dịch thực vật đối với các nước có khả năng NK trái cây Việt Nam, thực hiện các nghĩa vụ của hiệp định về VSATTP và kiểm dịch động thực vật (SPS) của WTO, nhằm giữ vững các thị trường lớn, thị trường truyền thống và mở rộng thêm các thị trường mới;
Phát triển, mở rộng thị trường nội địa; ưu tiên hoạt động nghiên cứu khoa học đối với 12 loại cây nói trên, đồng bộ từ chọn tạo giống đến hoàn thiện, chuyển giao vào SX các quy trình canh tác tiên tiến, quy trình kỹ thuật xử lý ra hoa trái vụ hiệu quả, quy trình quản lý dịch hại, công nghệ xử lý, bảo quản, chế biến sau thu hoạch;
Xây dựng chương trình khuyến nông quốc gia và từng địa phương phục vụ phát triển cây ăn quả chủ lực trồng tập trung theo hướng đồng bộ từ ứng dụng KHCN đến tổ chức SX và tiêu thụ sản phẩm, chứng nhận chất lượng, các mô hình trình diễn, đào tạo, tập huấn cho các đối tượng tham gia SXKD

Theo báo Nông nghiệp Việt Nam

Bạn cũng có thể thích

Cây thanh long

Những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời từ vú sữa

Vú sữa – Loại trái cây tốt nhất cho bà bầu

Ăn nho để … ngực to

Sản xuất hoa quả nghịch (trái) vụ, được mùa trúng giá cao

THẺ: 12 loại cây ăn trái, bưởi, cam, cây ăn trái, chôm chôm, chuối, Dứa, mãng cầu, nhãn, quýt, Sầu Riêng, thanh long, vú sữa, xoài
Chia sẻ bài viết này
Facebook Twitter Sao chép đường dẫn In
Bài trước Tuổi thọ của cây cối
Bài tiếp theo Rau ăn trái chứa axit oxalic ăn bao nhiêu thì không gây độc ?

Xem theo chủ đề

  • Danh mục cây trồng
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Cây trồng phong thủy
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Thiết kế cảnh quan
  • Sức khỏe và làm đẹp

Kiến thức - Cẩm nang mới nhất

Monochoria vaginalis (Burm. f.) Presl
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon rubicundus (D. Don) Benth.
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.
Danh lục cây thuốc
Neillia thyrsiflora D. Don
Danh lục cây thuốc
- Tra cứu cây thuốc (dược liệu) -
Ad imageAd image

Bài viết liên quan

Cây ăn quả (trái)

Cây thanh long

Cẩm Nang Cây Trồng
Sức khỏe và làm đẹp

Những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời từ vú sữa

Cẩm Nang Cây Trồng
Sức khỏe và làm đẹp

Vú sữa – Loại trái cây tốt nhất cho bà bầu

Cẩm Nang Cây Trồng
Sức khỏe và làm đẹp

Ăn nho để … ngực to

Cẩm Nang Cây Trồng

Danh mục cây trồng

  • Cây ăn quả (trái)
  • Cây cảnh, hoa cảnh
  • Cây CN dài ngày
  • Cây CN ngắn ngày
  • Cây lâm nghiệp
  • Cây lương thực
  • Cây rau màu
  • Cây thuốc (dược liệu)

Côn trùng hại cây trồng

  • Côn trùng, động vật hại khác
  • Rầy, rệp, bọ cánh mềm
  • Sâu, bọ, bọ cánh cứng
  • Sâu, sâu bướm
  • Bệnh do nấm
  • Bệnh do tuyến trùng
  • Bệnh do vi khuẩn, virut (virus)
  • Bệnh sinh lý và tác nhân khác

Dinh dưỡng & Kiến thức

  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Cây trồng phong thủy
  • Khoa học nông nghiệp
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Sự tích cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Chuyện lạ đó đây

Kinh nghiệm & Chia sẻ

  • Kinh nghiệm làm vườn
  • Chăm sóc cây Bon Sai
  • Cách trồng lan
  • Trồng cây ăn trái
  • Chăm sóc cây cảnh
  • Chăm sóc cây sân vườn
  • Trồng cây xanh bóng mát
  • Thiết kế cảnh quan

© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status
Welcome Back!

Sign in to your account

Quên mật khẩu?