Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
Đang đọc: Phong thủy trong mối quan hệ với cây cảnh
Share
Aa
Aa
Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Danh mục cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Cây thuốc (dược liệu)
Tìm kiếm
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.
Kiến Thức Cây Trồng > Thiết kế cảnh quan > Trang trí sân vườn > Phong thủy trong mối quan hệ với cây cảnh
Trang trí sân vườn

Phong thủy trong mối quan hệ với cây cảnh

Kiến Thức
9 phút đọc
SHARE

Phong thủy là một bộ môn khoa học về môi trường sống, là những lời diễn dịch của người Trung Quốc xưa về thế giới tự nhiên với mục đích giúp họ xây dựng nên một hệ thống canh tác hiệu quả.

Phong thủy, với ý nghĩa sâu xa hơn, còn chứa đựng những kiến thức, hiểu biết về sự chuyển động của các thiên thể mà người Trung Quốc đã nghiên cứu để xác định đường đi của thời gian .

Bằng cách thấu hiểu các khái niệm căn bản về phong thủy, chúng ta có thể chọn ra các mô hình về thiết kế, những hình ảnh và biểu tượng đầy ý nghĩa từ chính nền văn hóa của mỗi dân tộc để hỗ trợ cho đời sống tinh thần của họ.

Nội dung
Phong thủy là một bộ môn khoa học về môi trường sống, là những lời diễn dịch của người Trung Quốc xưa về thế giới tự nhiên với mục đích giúp họ xây dựng nên một hệ thống canh tác hiệu quả.Phong thủy, với ý nghĩa sâu xa hơn, còn chứa đựng những kiến thức, hiểu biết về sự chuyển động của các thiên thể mà người Trung Quốc đã nghiên cứu để xác định đường đi của thời gian .– Các kiến thức phong thủy chủ yếu mang đến cho chúng ta cơ hội được sống khỏe mạnh, hạnh phúc và sung túc vì ý nghĩa căn bản của phong thủy là giữ gìn và duy trì cuộc sống hài hòa với môi trường xung quanh. Hiểu biết về phong thủy có thể giúp chúng ta tự đặt mình vào những vị trí có lợi nhất trong môi trường sống của mình. Việc chọn nơi làm văn phòng cũng như các thiết kế nội thất sẽ ảnh hưởng đến mỗi chúng ta theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực.
Rồng là con vật linh thiêng, được coi là con thú tốt lành và mang đến nhiều may mắn cho gia đình. Theo khoa học phong thủy, rồng có tác dụng trừ khử tiểu nhân, đặt biệt là rồng có màu xanh
Thiềm thừ là vật phong thủy ,biểu tượng của tài lộc và yên lành, là vật phẩm của sự may mắn trong công việc làm ăn,sự an lành trong gia đạo
Tỳ hưu trong phong thủy là biểu tượng của chiêu tài, phát lộc
Ngựa phong thủy biểu tượng của công thành, danh toại
Nhện phong thủy – biểu tượng về tài lộc và tình duyên

– Các kiến thức phong thủy chủ yếu mang đến cho chúng ta cơ hội được sống khỏe mạnh, hạnh phúc và sung túc vì ý nghĩa căn bản của phong thủy là giữ gìn và duy trì cuộc sống hài hòa với môi trường xung quanh. Hiểu biết về phong thủy có thể giúp chúng ta tự đặt mình vào những vị trí có lợi nhất trong môi trường sống của mình. Việc chọn nơi làm văn phòng cũng như các thiết kế nội thất sẽ ảnh hưởng đến mỗi chúng ta theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực.

 – Thuật phong thủy không những giúp chúng ta biết được vị trí thuận lợi nhất đối với ta mà còn chỉ cho ta cách bài trí, chọn màu sắc và kiểu dáng để hỗ trợ cho chúng ta trong cuộc sống.

Phong thủy nhà ở với hòn non bộ
Phong thủy nhà ở với hòn non bộ

 -Thời xưa, tuy khoa học chưa  phát triển nhưng bằng linh cảm và trực giác, kết hợp với quan sát và chiêm nghiệm thực tế, người xưa đã biết được tác dụng của cây cối đối với con người. Vì vậy việc lựa chọn loài cây và vị trí trồng trong vườn nhà được tiến hành rất cẩn thận theo đúng  những quy luật của thuật phong thủy.

– Thực vật trong phong thủy chia ra âm dương và ngũ hành. Dương tính là những cây cần nhiều ánh sáng. Khi trồng ở nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng, chúng sẽ phát triển yếu ớt, khó ra hoa kết quả và rất dễ chết như mai, đỗ quyên…âm tính là những cây có thể đặt ở trong nhà hay bóng râm.

– Sự tương tác giữa con người và cây cảnh trong không gian kiến trúc bị chi phối bởi thuộc tính ngũ hành của các loài cây. Việc phân loại cây cảnh theo  ngũ hành  chủ yếu căn cứ vào màu sắc. Những cây thuộc hành Thủy phần lớn có lá xanh thẫm như  tùng, bách…Cây thuộc hành Hỏa có sắc đỏ như thạch lựu, mộc miên, hồng thảo…Đối với sức khỏe những cây này có tác dụng bổ tâm và làm dịu thần kinh. Những cây thuộc hành Kim gồm những cây có lá, hoa hay thân màu trắng như bạch lan, mai chiếu thủy, mai chỉ thiên có tác dụng điều hòa chức năng tạng phế. Những cây thuộc hành Mộc, gồm những loài cây có màu xanh lục, có chức năng điều hòa tạng can (gan). Những cây thuộc hành Thổ, bao gồm các giống cây có sắc vàng, có lợi cho tạng tỳ.

Phong thủy với sắc đỏ của hành Hỏa

– Căn cứ vào quan hệ tương sinh và tương khắc của ngũ hành, người xưa còn đưa ra những quy định về vị trí trồng và bài trí ở trong nhà. Mỗi loài cây nên trồng ở vị trí ngũ hành tương sinh. Ví dụ: cây thuộc hành Thủy nên trồng ở phía tây ngôi nhà (Tây thuộc hành Kim , hành Kim sinh hành Thủy), cây hành Hỏa thì trồng phía Đông (phía đông, hành Mộc sinh hành Hỏa)…Cũng xuất phát từ quan hệ sinh khắc của ngũ hành, đối với vị trí trồng của một số loài cây, các nhà phong thủy còn đưa ra một lời khuyên cụ thể. Ví dụ : Cây đào nên trồng phía Đông ngôi nhà, phía Nam thì trồng mai và táo, phía Bắc nên trồng hạnh và lê…

 – Bài trí cây cảnh trong nhà đã có từ lâu đời. Nó không chỉ làm đẹp khung cảnh nhà cửa mà còn làm cho cuộc sống dễ chịu, thoải mái hơn. Ngoài ra cây cảnh còn giúp điều tiết nhiệt độ, có lợi cho sức khỏe. Ngày nay việc bài trí cây cảnh trong nhà còn là một nghệ thuật đòi hỏi óc thẩm mỹ. Căn cứ vào không gian trong phòng lớn hay nhỏ mà chúng ta có thể sắp xếp sao cho ngăn nắp. Nếu phòng hẹp, trần thấp  mà  bày cây cao, to là không hợp lý. Ngược lại, phòng rộng lớn mà bày chậu cây nhỏ bé thì cũng không gây được sự chú ý, mặc dù bản thân nó là loại cây đẹp, cây quý.

– Thông thường, các màu đỏ, cam, tím và vàng là màu ấm,biểu hiện sự ấm áp. Các màu xanh biển, xanh lục và trắng là những gam màu lạnh, biểu thị sự yên tĩnh.

Phong thủy với sắc trắng của hành Thủy

– Xanh hóa nội thất, chủ yếu là cây cảnh , có thể cân nhắc các mặt sau đây: Căn cứ vào màu sắc phòng đó như màu tường, màu trần, các loại đồ vật…Nếu phòng có màu nóng thì cây cảnh nên có màu lạnh, và ngược lại

– Cây cảnh trưng bày trong nhà cần thống nhất với các đồ vật khác để đạt được vẻ đẹp hoàn chỉnh. Nếu bày trí càng tốt càng tăng thêm thẫm mỹ. Căn cứ theo cách chơi của nghệ nhân thì có chừng 10 loại cây, chia ra làm 3 bộ là thông dụng nhất. Bộ tứ linh thực vật gồm : Đa, sung, si, sanh; bộ tứ quý gồm tùng, mai, cúc, trúc (ứng với tứ bình, tứ thời); bộ tam đa gồm vạn tuế, lộc vừng, sung đang ra quả (ứng với Phúc – Lộc – Thọ). Bộ tứ quý bày trong nhà, mặt trước là nam quân tử: tùng , trúc, mặt sau là nữ khuê  phòng : cúc, mai. Ngoài ra còn có thể điểm xuyết các loại cây thiết mộc lan, vạn niên tùng, trúc Nhật.

Cây cảnh trong phong thủy nhà ở- Ngọc Hà (Biên soạn)

Bạn cũng có thể thích

Cây du

Cây cần thăng

Cây Phật thủ

Nguyên tắc thiết kế sân vườn tiểu cảnh theo phong thủy

Phương vị thích hợp trong phong thủy vườn nhà

THẺ: cây cảnh, hành, hiệu quả, ngũ hành, Phong thủy
Chia sẻ bài viết này
Facebook Twitter Sao chép đường dẫn In
Bài trước Thiên đường hoa nở bốn mùa ở Nhật
Bài tiếp theo Rụng quả non do những yếu tố nào

Xem theo chủ đề

  • Danh mục cây trồng
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Cây trồng phong thủy
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Thiết kế cảnh quan
  • Sức khỏe và làm đẹp

Kiến thức - Cẩm nang mới nhất

Monochoria vaginalis (Burm. f.) Presl
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon rubicundus (D. Don) Benth.
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.
Danh lục cây thuốc
Neillia thyrsiflora D. Don
Danh lục cây thuốc
- Tra cứu cây thuốc (dược liệu) -
Ad imageAd image

Bài viết liên quan

Cây cảnh, hoa cảnh

Cây du

Cẩm Nang Cây Trồng
Cây cảnh, hoa cảnh

Cây cần thăng

Cẩm Nang Cây Trồng
Cây ăn tráiCây cảnh, hoa cảnh

Cây Phật thủ

Cẩm Nang Cây Trồng
Cây trồng phong thủy

Nguyên tắc thiết kế sân vườn tiểu cảnh theo phong thủy

Cẩm Nang Cây Trồng

Danh mục cây trồng

  • Cây ăn quả (trái)
  • Cây cảnh, hoa cảnh
  • Cây CN dài ngày
  • Cây CN ngắn ngày
  • Cây lâm nghiệp
  • Cây lương thực
  • Cây rau màu
  • Cây thuốc (dược liệu)

Côn trùng hại cây trồng

  • Côn trùng, động vật hại khác
  • Rầy, rệp, bọ cánh mềm
  • Sâu, bọ, bọ cánh cứng
  • Sâu, sâu bướm
  • Bệnh do nấm
  • Bệnh do tuyến trùng
  • Bệnh do vi khuẩn, virut (virus)
  • Bệnh sinh lý và tác nhân khác

Dinh dưỡng & Kiến thức

  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Cây trồng phong thủy
  • Khoa học nông nghiệp
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Sự tích cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Chuyện lạ đó đây

Kinh nghiệm & Chia sẻ

  • Kinh nghiệm làm vườn
  • Chăm sóc cây Bon Sai
  • Cách trồng lan
  • Trồng cây ăn trái
  • Chăm sóc cây cảnh
  • Chăm sóc cây sân vườn
  • Trồng cây xanh bóng mát
  • Thiết kế cảnh quan

© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status
Welcome Back!

Sign in to your account

Quên mật khẩu?