Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
Đang đọc: Phòng trừ bệnh đốm trắng đốm nâu cây thanh long
Share
Aa
Aa
Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Danh mục cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Cây thuốc (dược liệu)
Tìm kiếm
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.
Kiến Thức Cây Trồng > Kinh nghiệm làm vườn > Phòng trừ bệnh đốm trắng đốm nâu cây thanh long
Kinh nghiệm làm vườn

Phòng trừ bệnh đốm trắng đốm nâu cây thanh long

Kiến Thức
5 phút đọc
SHARE

Qua thực tế thành công của nhiều nhà vườn tại Long An, Tiền Giang, Công ty Điền Trang cùng nhà vườn trồng thanh long đã đúc kết và đưa ra được biện pháp khắc phục và phòng ngừa bệnh đốm trắng (đốm nâu) theo phương châm quản lý dịch hại tổng hợp.

Thạc sỹ Nguyễn Mỹ Phi Long, người phụ trách kỹ thuật của công ty Điền Trang cho biết: Điền Trang đã phân lập và nhân nuôi thành công bào tử của nấm gây nên “BỆNH LẠ” hay còn được gọi là bệnh đốm trắng, đốm nâu, bệnh tắc kè, bệnh ung thư như dân gian từng gọi.

Mặc dù chưa thể khẳng định 100% nhưng có thể chắc chắn đến 90% rằng đấy là nấm Neoscytalidium dimiditatum. Nấm bệnh này không mới nhưng là mới khi nó gây hại nặng trên cây thanh long. Các báo cáo khoa học về bệnh hại trên cây thanh long của cả trong và ngoài nước đến hiện nay vẫn chưa ghi tên nấm Neoscytalidium dimiditatum. Neoscytalidium dimiditatum chẳng những có mặt trên thân, cành, lá, hoa, quả thực vật mà hiện diện cả trong đất.

Vết bệnh xuất hiện ở trái non và trái chín
Vết bệnh xuất hiện ở trái non và trái chín

Trong quá trình nuôi cây bào tử nấm bệnh, nhóm nghiên cứu còn phát hiện ra một loài trực khuẩn (Bacillus Subtilis) có khả năng kiềm chế quá trình phát triển của nấm này. Công ty Điền trang nhanh chóng đưa ra ứng dụng tại Long Trì, An Lục Long và Dương Xuân Hội – Châu Thành – Long An đã thu được nhiều kết quả rất hiệu quả.

Biện pháp phòng trừ bệnh đốm trắng đốm nâu trên cây thanh long gồm 03 bước sau

Bước 1:

Vệ sinh vườn, tạo thông thoáng cho vườn: Cắt tỉa cành bệnh, trái bệnh, thu gom tập trung lại một chổ, đào hố, dùng vôi để xử lý. Không vứt cành bệnh, trái bệnh xuống mương, rạch hoặc trong vườn vì sẽ tạo điều kiện cho bệnh lây lan nhanh.

Quản lý chặt nguồn nước: đánh rảnh thoát nước, không để ứ đọng nước trên liếp vườn.

Bước 2:

Bón vôi xung quanh gốc cây, 1 – 2 kg/trụ để nâng độ pH lên (nên nâng tối thiểu phải đạt 4,5); không nên rải lên cây.

Đồng thời, phun các loại thuốc trừ nấm phổ rộng (nên sử dụng kết hợp 2 loại thuốc có hoạt chất Hexaconazole, Carbendazim theo tỉ lệ 1:1), phun kỹ và đều khắp tán cây, chú ý phun đẫm ngay đỉnh trụ. Phun định kỳ 5 – 7 ngày/lần, phun lặp lại 2 – 3 lần.

Lưu ý: Trong thời gian cây bị bệnh, hạn chế sử dụng phân hóa học có hàm lượng đạm cao; không sử dụng phân chuồng tươi (phân gà, heo, bò,…) chưa ủ mà dùng phân hữu cơ chế biến công nghiệp như TRIMIX-N1 hoặc TRICHOMIX-DT.

Bước 3: Sau khi thực hiện xong bước 2 được 7 ngày.

Phun men vi sinh siêu đậm đặc TRICHOMIX-DT chuyên dùng cho thanh long (nhãn hiệu 02 trái thanh long) trên khắp tán cây, gốc cây và đỉnh trụ (liều dùng 01 gói 500 gr/100 lit nước), phun liên tục 5 – 7 ngày/lần. Chú ý phun lặp lại sau khi mưa. Khi cây đã hết bệnh phun và tưới gốc định kỳ 10 – 15 ngày/lần.

Trong trường hợp lấy trái thì phải phun men TRICHOMIX- DT trực tiếp vào nụ và trái 4 lần, lần 1 ở giai đoạn nụ 10 – 15 ngày tuổi, lần 2 khi rứt râu (bẻ hoa) và lần 3, lần 4 trong giai đoạn nuôi trái, cách nhau 7 – 10 ngày/lần.

Bón phân chuồng đã ủ hoai bằng nấm Trichoderma (3 – 5 kg/trụ) hoặc phân hữu cơ TRICHOMIX-DT, TRIMIX-N1 (50 kg/bao, liều bón: 1 – 2 kg/gốc), bón xung quanh gốc và nên tủ cỏ mục, rơm hoặc lấp đất ở gốc để giữ ẩm, bón 2 – 3 lần liên tục cách nhau 20 – 30 ngày/lần.

Biện pháp này bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực và khả quan đáng ghi nhận.

Lưu ý: Nếu vườn cây không bị nhiễm bệnh bà con chỉ áp dụng bước 3.

Theo Nongnghiep.vn

Bạn cũng có thể thích

Cây thanh long

Thanh long cực tốt cho mẹ bầu!

Cây cảnh trồng ngoài, trong nhà để gia chủ bình an, khỏe mạnh và phát tài (phần 6)

Cẩm nang chẩn đoán bệnh cây – P9: Quản lý bệnh hại tổng hợp

Kỹ thuật bón phân cho cây thanh long giai đoạn nuôi trái giúp đạt năng suất cao

THẺ: bệnh đốm trắng đốm nâu, cây thanh long, quản lý dịch hại tổng hợp, Trichomix-DT
Chia sẻ bài viết này
Facebook Twitter Sao chép đường dẫn In
Bài trước Đường hoa năm 2014 hứa hẹn điều gì?
Bài tiếp theo Các bài thuốc từ cây ổi chữa được những bệnh nào?

Xem theo chủ đề

  • Danh mục cây trồng
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Cây trồng phong thủy
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Thiết kế cảnh quan
  • Sức khỏe và làm đẹp

Kiến thức - Cẩm nang mới nhất

Monochoria vaginalis (Burm. f.) Presl
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon rubicundus (D. Don) Benth.
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.
Danh lục cây thuốc
Neillia thyrsiflora D. Don
Danh lục cây thuốc
- Tra cứu cây thuốc (dược liệu) -
Ad imageAd image

Bài viết liên quan

Cây ăn quả (trái)

Cây thanh long

Cẩm Nang Cây Trồng
Sức khỏe và làm đẹp

Thanh long cực tốt cho mẹ bầu!

Cẩm Nang Cây Trồng
Cây trồng phong thủy

Cây cảnh trồng ngoài, trong nhà để gia chủ bình an, khỏe mạnh và phát tài (phần 6)

Cẩm Nang Cây Trồng
Khoa học nông nghiệp

Cẩm nang chẩn đoán bệnh cây – P9: Quản lý bệnh hại tổng hợp

Cẩm Nang Cây Trồng

Danh mục cây trồng

  • Cây ăn quả (trái)
  • Cây cảnh, hoa cảnh
  • Cây CN dài ngày
  • Cây CN ngắn ngày
  • Cây lâm nghiệp
  • Cây lương thực
  • Cây rau màu
  • Cây thuốc (dược liệu)

Côn trùng hại cây trồng

  • Côn trùng, động vật hại khác
  • Rầy, rệp, bọ cánh mềm
  • Sâu, bọ, bọ cánh cứng
  • Sâu, sâu bướm
  • Bệnh do nấm
  • Bệnh do tuyến trùng
  • Bệnh do vi khuẩn, virut (virus)
  • Bệnh sinh lý và tác nhân khác

Dinh dưỡng & Kiến thức

  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Cây trồng phong thủy
  • Khoa học nông nghiệp
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Sự tích cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Chuyện lạ đó đây

Kinh nghiệm & Chia sẻ

  • Kinh nghiệm làm vườn
  • Chăm sóc cây Bon Sai
  • Cách trồng lan
  • Trồng cây ăn trái
  • Chăm sóc cây cảnh
  • Chăm sóc cây sân vườn
  • Trồng cây xanh bóng mát
  • Thiết kế cảnh quan

© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status
Welcome Back!

Sign in to your account

Quên mật khẩu?