Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
Đang đọc: Rau ăn trái chứa axit oxalic ăn bao nhiêu thì không gây độc ?
Share
Aa
Aa
Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Danh mục cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Cây thuốc (dược liệu)
Tìm kiếm
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.
Kiến Thức Cây Trồng > Kinh nghiệm làm vườn > Rau ăn trái chứa axit oxalic ăn bao nhiêu thì không gây độc ?
Kinh nghiệm làm vườn

Rau ăn trái chứa axit oxalic ăn bao nhiêu thì không gây độc ?

Kiến Thức
5 phút đọc
SHARE

Các loại rau trái quen thuộc như khế, me, cải bó xôi, cà rốt, cà chua… đều có chứa axit oxalic, một loại chất được các chuyên gia cho là rất độc hại cấm sử dụng trong thực phẩm.

trái khế
trái khế

Theo Tiến sĩ Từ Việt Phú, Viện Công nghệ sinh học – Công nghệ thực phẩm Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhưng việc hấp thụ thường xuyên axit oxalic vào người là nguyên nhân chính gây nên căn bệnh sỏi thận. Vì vậy các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân sỏi thận nên tránh hoặc hạn chế ăn uống các thực phẩm có chứa axit oxalic.

Trong thực phẩm hàng ngày, axit oxalic thường ở lượng thấp nên không gây ra tác hại ngay lập tức. Tuy nhiên nếu dùng ở lượng lớn, aixt oxalic dễ làm kích thích niêm mạc ruột và ở liều nguyên chất còn có thể gây ngộ độc cấp, thậm chí tử vong (khoảng 22g đối với người nặng 60 kg).

Tiến sĩ Phú cho biết, trong tự nhiên, axit oxalic có thể tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm rau củ quả mà chúng ta hấp thụ hàng ngày như khế, chanh, nho, me, củ cải đường, ca cao, cải bó xôi, lá chè, cải thìa, cần tây… Cảm giác dễ nhận biết khi ăn thực phẩm có chứa axit oxalic là có vị chua, chát hoặc hơi nhẫn nơi đầu lưỡi.

Theo đó, thực phẩm chứa axit oxalic trong tự nhiên thường được chia làm 4 nhóm cơ bản:

– Thực phẩm nhiều protein: Các thực phẩm như đậu phộng, bơ đậu phộng, đậu nành, đậu hũ, hạt dẻ, hạt thông… đều chứa nhiều oxalat, là chất góp phần tạo nên axit oxalic.

– Các loại rau, củ: Cây cải thìa, rau diếp, đậu bắp, củ cải đường, bồ công anh, cây mù tạc đều chứa hàm lượng axit oxalic rất cao. Rau cần tây, đậu xanh, tiêu xanh, cà chua, cà rốt, cà tím, khoai lang, quả bí, rau dền.. cũng chứa nhiều axit oxalic.

– Thực phẩm làm từ lúa mì: Ngũ cốc, bánh mì, bột mì.

– Nhóm thực phẩm gồm chocolate, trà, cola, nước ép việt quốc, các loại cocktail pha từ rượu mạnh và nước hoa quả, sữa chua.

Axit oxalic vừa được các nhà khoa học TP HCM khuyến cáo là hóa chất độc hại không được dùng trong chế biến thực phẩm. Đầu tháng 7, trong 7 mẫu bún tươi lấy ngẫu nhiên ở các điểm bán nhỏ lẻ ngoài thị trường, Chi cục An toàn thực phẩm TP HCM phát hiện 2 mẫu chứa aixt oxalic với hàm lượng 54,5 và 304 mg trong một kg.

Giáo sư – Tiến sĩ Chu Phạm Ngọc Sơn, Chủ tịch Hội Hóa học TP HCM, đại diện Công ty cổ phần dịch vụ khoa học công nghệ sắc ký Hải Đăng cho biết, trong quá trình xét nghiệm, công ty này cũng phát hiện một số mẫu bún tươi có axit oxalic.

Về mặt hóa học, Chủ tịch Hội Hóa học TP HCM cho rằng axit oxalic rất có hại cho sức khỏe của con người. Vào cơ thể chúng có xu hướng kết tủa khi gặp dinh dưỡng có chứa canxi. Nếu sử dụng lâu dài thực phẩm có chứa aixt oxalic, sự kết tủa này sẽ có hại cho thận gây sỏi thận hoặc đọng lại các khớp xương. Theo suy đoán của tiến sĩ Sơn, người sản xuất bún, bánh canh… cho axit oxalic vào sản phẩm có thể để dùng để tẩy trắng, chống ôi.

Tiến sĩ Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP HCM, phó chủ tịch thường trực Ban An toàn vệ sinh thực phẩm TP HCM nhận định, axit oxalic và tinopal đây là những loại hóa chất độc hại tuyệt đối cấm dùng trong thực phẩm.

Theo : vnExpress

Bạn cũng có thể thích

Cây cà chua

Chuyện lạ có thật: Cây cà chua mọc và ra quả ngay giữa đường ray

Quả cà chua đột biến ‘hóa thân’ thành vịt con dễ thương

11 loại thực phẩm sẽ là cực độc nếu ăn sai cách.

Khám phá công dụng làm đẹp từ quả chanh ngang ngửa mỹ phẩm đắt tiền

THẺ: Axit oxalic, cà chua, cà rốt, cải bó xôi, khế, mè, rau, rau ăn trái
Chia sẻ bài viết này
Facebook Twitter Sao chép đường dẫn In
Bài trước Phát triển 12 loại cây ăn trái chủ lực
Bài tiếp theo Công nghệ sinh thái trồng hoa quanh ruộng lúa

Xem theo chủ đề

  • Danh mục cây trồng
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Cây trồng phong thủy
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Thiết kế cảnh quan
  • Sức khỏe và làm đẹp

Kiến thức - Cẩm nang mới nhất

Monochoria vaginalis (Burm. f.) Presl
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon rubicundus (D. Don) Benth.
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.
Danh lục cây thuốc
Neillia thyrsiflora D. Don
Danh lục cây thuốc
- Tra cứu cây thuốc (dược liệu) -
Ad imageAd image

Bài viết liên quan

Cây rau màu

Cây cà chua

Cẩm Nang Cây Trồng
Chuyện lạ đó đây

Chuyện lạ có thật: Cây cà chua mọc và ra quả ngay giữa đường ray

Cẩm Nang Cây Trồng
Chuyện lạ đó đây

Quả cà chua đột biến ‘hóa thân’ thành vịt con dễ thương

Cẩm Nang Cây Trồng
Sức khỏe và làm đẹp

11 loại thực phẩm sẽ là cực độc nếu ăn sai cách.

Cẩm Nang Cây Trồng

Danh mục cây trồng

  • Cây ăn quả (trái)
  • Cây cảnh, hoa cảnh
  • Cây CN dài ngày
  • Cây CN ngắn ngày
  • Cây lâm nghiệp
  • Cây lương thực
  • Cây rau màu
  • Cây thuốc (dược liệu)

Côn trùng hại cây trồng

  • Côn trùng, động vật hại khác
  • Rầy, rệp, bọ cánh mềm
  • Sâu, bọ, bọ cánh cứng
  • Sâu, sâu bướm
  • Bệnh do nấm
  • Bệnh do tuyến trùng
  • Bệnh do vi khuẩn, virut (virus)
  • Bệnh sinh lý và tác nhân khác

Dinh dưỡng & Kiến thức

  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Cây trồng phong thủy
  • Khoa học nông nghiệp
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Sự tích cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Chuyện lạ đó đây

Kinh nghiệm & Chia sẻ

  • Kinh nghiệm làm vườn
  • Chăm sóc cây Bon Sai
  • Cách trồng lan
  • Trồng cây ăn trái
  • Chăm sóc cây cảnh
  • Chăm sóc cây sân vườn
  • Trồng cây xanh bóng mát
  • Thiết kế cảnh quan

© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status
Welcome Back!

Sign in to your account

Quên mật khẩu?