Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
Đang đọc: Sâu bệnh hại cây tắc
Share
Aa
Aa
Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Danh mục cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Cây thuốc (dược liệu)
Tìm kiếm
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.
Kiến Thức Cây Trồng > Bệnh hại cây trồng > Sâu bệnh hại cây tắc
Bệnh hại cây trồng

Sâu bệnh hại cây tắc

Kiến Thức
8 phút đọc
SHARE

Cây tắc là loại cây cảnh thân thiện, được gây trồng nhiều, bởi trái tắc cho ta nhiều công dụng.Việc hiểu biết các lại sâu bệnh hại cây tắc giúp ta phát hiện  và phòng trị kịp thời kẻ xâm hại để bảo vệ cây tắc luôn xanh tốt và cho nhiều quả.

sâu bệnh hại cây tắc1. Sâu vẽ bùa

Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis  citrella) là một loài sâu hại quan trọng, chúng xuất hiện và gây hại khá phổ biến trên các cây thuộc nhóm cây có múi, trong đó có cây tắc khi cây đang ở thời kì ra lá non, hoặc vào những thời điểm sau làm gốc để xử lý cho cây ra trái theo ý muốn. Chúng thường hoạt động vào lúc xẩm tối hoặc ban đêm  nên ta khó phát hiện.

Sau khi nở sâu non đục vào ăn lớp tế bào nhu mô diệp lục ở dưới lớp biểu bì của phiến lá, thành những đường hầm ngoằn ngèo. Sâu đục tới đâu lớp biểu bì phồng lên tới đó vẽ thành những đường ngoằn ngèo có màu trắng lóng lánh như ánh bạc. Tuổi sâu càng lớn thì đường đục càng dài và rộng. Ngoài lá còn thấy sâu gây hại trên cả cành non. Có thể nhìn thấy sâu non rất nhỏ (vài mm) màu xanh lợt (lúc mới nở) hoặc xanh vàng, trắng hơi vàng (khi tuổi lớn hoặc lúc sắp hóa nhộng) ở cuối đường hầm.

Những lá bị sâu gây hại sẽ không phát triển được, co rúm, quăn queo, dị dạng, làm giảm khả năng quang hợp của cây, cây chậm tăng trưởng, nhất là những cây còn đang ở giai đoạn vườn ươm, hoa và trái dễ bị rụng. Ngoài gây hại trực tiếp, các vết đục của sâu còn  là cửa ngõ cho vi khuẩn của bệnh loét xâm nhập gây hại.

Để hạn chế tác hại của sâu, có thể áp dụng một vài biện pháp sau đây:

– Không nên để cho cây tắc  ra lá lai rai thành nhiều đợt, mà điều khiển cho cây ra đọt, lá non tập trung thành từng đợt, để hạn chế nguồn thức ăn liên tục cho sâu trên vườn cây.

– Để bảo vệ thiên địch chỉ nên xịt thuốc khi trên cây có khoảng 10% số lá bị sâu gây hại trở lên, xịt trực tiếp vào những chỗ có sâu gây hại. Có thể xử dụng một số loại thuốc như: Confidor; Trebon; Bi-58; Bian; Sherpa; Lannate; Cyper; DC-Tron Plus… sau khi xịt đợt 1 có thể xịt thêm 1 – 2 đợt nữa, mỗi đợt cách nhau khoảng 5 – 7 ngày.

2. Sâu bướm phượng

Sâu bướm phượng thường đẻ trứng rải rác trên các chồi non của cây tắc. Sâu non nở ra ăn lá non và búp, làm cây sinh trưởng chậm, lá bị khuyết nham nhở làm mất vẻ đẹp tự nhiên của cây.

Phòng trừ:

Thường xuyên kiểm tra các chậu tắc, khi mật độ sâu thấp có thể bắt và diệt bằng tay. Khi mật độ sâu cao, dùng một trong các loại thuốc để phun như Ofatox 400 EC, Bassa 50 EC, Karate 2,5 EC…, nồng độ từ 0,1- 0,15%.

3. Bù lạch hại cây tắc

Cả con trưởng thành và con ấu trùng của bù lạch đều chích hút nhựa của lá non, hoa và trái non, nhất là trên trái non bằng cách ẩn trong các lá đài chích hút phần vỏ gần cuống trái, tạo ra những mảng sẹo màu xám hoặc màu bạc lồi lên trên vỏ trái. Khi trái lớn những sẹo này lộ ra phía ngoài vòng quanh cuống trái thành vòng tròn, làm cho vỏ trái xấu xí, khó bán.

Ở những vùng thường bị bù lạch gây hại hàng năm, nên trồng cây tắc với mật độ dày hơn. Việc trồng  thêm cây che bớt nắng cho vườn tắc cũng có tác dụng hạn chế bớt tác hại của bù lạch.

– Khi tưới vườn, nên tưới theo kiểu phun mưa lên cây để rửa trôi bớt bù lạch.

– Nếu vườn thường bị bù lạch gây hại có thể sử dụng một trong các loại thuốc như: Confidor 100SL; Regent 5SC; Danitol 10EC; Admire 050EC… phun vào lúc cây ra đọt non, ra hoa kết trái vài lần (mỗi lần  cách nhau khoảng 7-10 ngày). Bù lạch là một trong những loại sâu hại có khả năng lờn kháng thuốc khá nhanh, vì thế ta nên luân phiên sử dụng nhiều loại thuốc để không gây sức ép lờn kháng thuốc đối với chúng.

4. Rệp

Rệp hại cây tắc  thường sống thành từng ổ trên các búp non, chùm hoa và quả non. Rệp chích hút dịch làm lá, búp và quả non phát triển dị dạng.

Phòng trừ:

Nếu số lượng rệp ít có thể ngắt ổ rệp tiêu huỷ để tránh lây lan. Khi mật độ rệp cao có thể dùng một trong các loại thuốc để phun trừ như Bassa 50 EC, Betox 5 EC, Karate 2,5 EC…, nồng độ từ 0,1- 0,15%.

5. Bệnh ghẻ (bệnh sẹo) hại cây tắc

Bào tử nấm thường tồn tại trên lá non, chúng xâm nhập và gây hại chủ yếu trên các phần non của cây như lá, cành và quả. Những lá bị hại phát triển cong về một phía.

Phòng trừ:

Cắt tỉa các lá và quả bị bệnh. Khi bệnh nặng có thể dùng các loại thuốc để phun trừ như Daconil 75 WP, Anvil 5 EC, Tilt sunper 300 EC…

6. Bệnh thối gốc và rễ

Bệnh thường làm cho rễ và phần gốc sát mặt đất  cây tắc bị thối và chết. Ngoài ra, bệnh còn gây hại trên thân, làm nứt vỏ cây, chảy nhựa màu nâu, dẫn đến chết thân cành.

Phòng trừ:

Cần giữ vườn và chậu tắc thông thoáng, giữ độ ẩm trong chậu vừa phải, không nên tưới quá đậm.

Theo bannhanong

Bạn cũng có thể thích

Kỹ thuật tạo dáng, thế cho cây quất (tắc) cảnh

Quy trình kỹ thuật bón phân cho cây quất (tắc) cảnh

Điều khiển quá trình ra hoa, tạo quả của quất (tắc) cảnh

Thiếu đạm

Ngộ độc thuốc BVTV

THẺ: bệnh hại, cây tắc, sâu
Chia sẻ bài viết này
Facebook Twitter Sao chép đường dẫn In
Bài trước Phân bón qua lá – những điều chú ý
Bài tiếp theo Chăm sóc cây Phật thủ

Xem theo chủ đề

  • Danh mục cây trồng
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Cây trồng phong thủy
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Thiết kế cảnh quan
  • Sức khỏe và làm đẹp

Kiến thức - Cẩm nang mới nhất

Monochoria vaginalis (Burm. f.) Presl
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon rubicundus (D. Don) Benth.
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.
Danh lục cây thuốc
Neillia thyrsiflora D. Don
Danh lục cây thuốc
- Tra cứu cây thuốc (dược liệu) -
Ad imageAd image

Bài viết liên quan

Trồng trọt, chăm sóc

Kỹ thuật tạo dáng, thế cho cây quất (tắc) cảnh

Cẩm Nang Cây Trồng
Trồng trọt, chăm sóc

Quy trình kỹ thuật bón phân cho cây quất (tắc) cảnh

Cẩm Nang Cây Trồng
Trồng trọt, chăm sóc

Điều khiển quá trình ra hoa, tạo quả của quất (tắc) cảnh

Cẩm Nang Cây Trồng
Bệnh sinh lý và tác nhân khác

Thiếu đạm

Cẩm Nang Cây Trồng

Danh mục cây trồng

  • Cây ăn quả (trái)
  • Cây cảnh, hoa cảnh
  • Cây CN dài ngày
  • Cây CN ngắn ngày
  • Cây lâm nghiệp
  • Cây lương thực
  • Cây rau màu
  • Cây thuốc (dược liệu)

Côn trùng hại cây trồng

  • Côn trùng, động vật hại khác
  • Rầy, rệp, bọ cánh mềm
  • Sâu, bọ, bọ cánh cứng
  • Sâu, sâu bướm
  • Bệnh do nấm
  • Bệnh do tuyến trùng
  • Bệnh do vi khuẩn, virut (virus)
  • Bệnh sinh lý và tác nhân khác

Dinh dưỡng & Kiến thức

  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Cây trồng phong thủy
  • Khoa học nông nghiệp
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Sự tích cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Chuyện lạ đó đây

Kinh nghiệm & Chia sẻ

  • Kinh nghiệm làm vườn
  • Chăm sóc cây Bon Sai
  • Cách trồng lan
  • Trồng cây ăn trái
  • Chăm sóc cây cảnh
  • Chăm sóc cây sân vườn
  • Trồng cây xanh bóng mát
  • Thiết kế cảnh quan

© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status
Welcome Back!

Sign in to your account

Quên mật khẩu?