Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
Đang đọc: Sâu bệnh trên cây Sầu riêng
Share
Aa
Aa
Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Danh mục cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Cây thuốc (dược liệu)
Tìm kiếm
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.
Kiến Thức Cây Trồng > Bệnh hại cây trồng > Sâu bệnh trên cây Sầu riêng
Bệnh hại cây trồng

Sâu bệnh trên cây Sầu riêng

Kiến Thức
8 phút đọc
SHARE

Cây sầu riêng tuy to cao và sống lâu năm nhưng thường xuyên bị nhiều loại sâu bệnh tấn công, không những chỉ hại lá, hại trái mà còn đe dọa đến đời sống của cây nữa. Biện pháp phòng ngừa các loại sâu bệnh ngoài việc phun xịt thuốc trừ sâu theo định kỳ, còn phải thường xuyên thu dọn cành lá bị bệnh và vệ sinh vườn cho sạch sẽ quang đãng.

– Bệnh thối rễ:

Bệnh do nấm mang tên Pythium Complectens có sẵn trong đất vườn quá ẩm ướt. Nấm tấn công toàn bộ rễ cây con sầu riêng dẫn đến việc các cành bị héo úa, sau đó cây bị kiệt sức dần mà chết. Phòng ngừa bệnh này cho cả vườn sầu riêng bằng cách trước khi trồng phải cày xới kỹ đất vườn rồi phơi ải ngoài nắng nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng để tiêu diệt hết các mầm mống bệnh hại cho cây trồng có sẵn trong đất. Với cây bị bệnh chết nên nhổ bỏ hết gốc rễ rồi đem ra khỏi khu vực trồng đất bỏ. Dùng thuốc trừ nấm Ridomyl phun xịt hố trồng cũ trước khi trồng lại cây mới.

Lá sầu riêng bị thán thư (Collectotrichum zibethinum)
Lá sầu riêng bị thán thư (Collectotrichum zibethinum)

– Bệnh thán thư: Bệnh này do nấm Colletotrichum Zibethinum tấn công vào tán lá những cây sầu riêng con và cả cây tơ không được tưới bón đầy đủ nên sống èo uột. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ và nhiệt độ cao khiến các lá bị khô một phần ở phiến lá hoặc rìa phiến, rồi sau đó rụng dần… Trường hợp bệnh nặng, cây cũng khô héo dần mà chết. Phòng ngừa bệnh này bằng cách tưới bón cho cây đầy đủ để cây con cũng như cây tơ sầu riêng đủ sức phát triển mạnh. Dùng thuốc Benomyl với nồng độ 0,2% để phun xịt khắp thân, cành lá của cây bệnh trong vài đợt, đồng thời lo chăm sóc tốt cho cây hơn.

– Bệnh sâu đục trái:

Không phải chỉ những trái sầu riêng khi còn non mà cả trái đã lớn vẫn bị sâu đục trái phá hoại khiến mùa màng bị thiệt hại rất nhiều. Sâu đục trái sầu riêng thường xuất hiện ở những chùm to chi chít những trái, khiến nhiều trái bị rụng; trái nào còn đủ sức bám vào cuống được thì cũng méo mó biến dạng… Phòng ngừa bệnh này bằng cách tỉa bỏ bớt trái trong những chùm to: như trái dị dạng, trái còi cọc, trái bị sâu để những trái sởn sơ còn lại có đủ không gian để nảy nở và tránh được nạn bị sâu đục trái tấn công.

Trừ loại sâu đục trái phải dùng thuốc trừ sâu Karate hoặc thuốc Cymbush mới hiệu nghiệm.

– Bệnh xì mủ:

Tác nhân gây bệnh xì mủ trên cây sầu riêng là loại nấm mang tên Phytophthora palmivora. Nấm này sống lẫn trong tầng đất mặt và có khả năng phát tán sang những cây khỏe mạnh khác nên rất tai hại. Lúc đầu nấm tấn công vào các rễ non, rồi xâm lấn lên vỏ gốc cây, sau đó tiến lên vỏ thân cây rồi tấn công lên các trái.

Khi rễ sầu riêng bị nấm tấn công thì rễ bị thúi. Đến gốc sầu riêng bị nấm này xuất hiện thì vỏ lớp quanh gốc trở nên màu nâu vàng và có nhựa màu nâu lợt chảy ra.

Nếu nấm ăn lan lên cành, lên lá thì cành sẽ khô, dẫn đến đọt héo và lá rụng. Còn trái bị nấm xâm nhập sẽ bị thúi và rụng xuống.

Phòng ngừa bệnh xì mủ bằng cách nên trồng sầu riêng với mật độ thưa, nên thường xuyên tỉa bỏ bớt những cành nhỏ để tán lá bớt rậm rạp. Cuốc xới lớp đất mặt quanh gốc được tơi xốp, đồng thời tạo hệ thống thoát nước trong vườn thật hữu hiệu để hạn chế độ ẩm cao, để nấm Phytophthora palmivora không còn môi trường sống  tốt hầu sinh sôi nảy nở mạnh được.

– Bệnh rầy phấn:

Rầy phấn thường tập trung với mật độ dày thành từng đám lớn màu trắng đục ở phía dưới mặt lá sầu riêng, nhất là ở phần đọt non để chích hút nhựa lá mà sống. Chúng sinh sản rất nhanh, vì vậy hễ khi phát giác có sự hiện diện chúng trong vườn sầu riêng là nên nghĩ cách trừ khử ngay mới kịp.

Cây sầu riêng nào có lá và đọt non bị rầy phấn tác hại, lúc đầu trên mặt lá chỉ xuất hiện những đốm nhỏ màu vàng nhưng rồi những đốm vàng này xuất hiện nhiều hơn khiến lá bị khô nhựa và rụng hết. Các đọt non bị rầy phấn hút nhựa càng mau bị thui chột cong queo khiến cây bị yếu sức dần, ảnh hưởng xấu đến việc ra hoa đậu trái sau này.

Trị tuyệt loại rầy phấn này chỉ có cách phun xịt thuốc diệt rầy như Copper-B, Actara…có bán trên thị trường theo đúng liều lượng đã được chỉ dẫn ngoài bao bì.

– Bệnh cháy lá:

Bệnh này còn có tên gọi là bệnh cháy lá chết ngọn mà tác nhân gây ra là nấm mang tên Rhizoctonia Sp.

Đọt và lá cây sầu riêng con và cây mới lớn vài ba năm tuổi trở lại thường bị nấm này tấn công, khiến lá bị khô (cháy), đọt và cành non cũng khô héo mà chết.

Lúc đầu các lá bệnh nổi lên những đốm nâu có ứ nước, sau đó quanh mép lá cũng bị hiện tượng như vậy khiến lá khô héo cong queo lại và rụng xuống đất.

Nấm Rhizoctonia phát triển mạnh trong mùa mưa, nhiệt độ thấp. Phòng ngừa bằng cách tỉa bớt những cành nhánh nhỏ rườm rà để tạo sự thông thoáng cho tán lá và trị bằng các loại thuốc diệt nấm như Topcin – M hay Benomyl Copper – B theo đúng chỉ dẫn ở bao bì.

Trồng cây giống tốt – KS. Nguyễn Việt Thái

Bạn cũng có thể thích

Cây lúa

Phát hiện mới trong cơ chế gây bệnh ở thực vật

Sản xuất hoa quả nghịch (trái) vụ, được mùa trúng giá cao

Thiếu đạm

Ngộ độc thuốc BVTV

THẺ: sâu bệnh, Sầu Riêng
Chia sẻ bài viết này
Facebook Twitter Sao chép đường dẫn In
Bài trước Chanh ngón tay,cây trái vùng Bắc Úc
Bài tiếp theo Trái sầu riêng bị sượng và cách xử lý

Xem theo chủ đề

  • Danh mục cây trồng
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Cây trồng phong thủy
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Thiết kế cảnh quan
  • Sức khỏe và làm đẹp

Kiến thức - Cẩm nang mới nhất

Monochoria vaginalis (Burm. f.) Presl
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon rubicundus (D. Don) Benth.
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.
Danh lục cây thuốc
Neillia thyrsiflora D. Don
Danh lục cây thuốc
- Tra cứu cây thuốc (dược liệu) -
Ad imageAd image

Bài viết liên quan

Cây lương thực

Cây lúa

Cẩm Nang Cây Trồng
Khoa học nông nghiệp

Phát hiện mới trong cơ chế gây bệnh ở thực vật

Cẩm Nang Cây Trồng
Trồng trọt, chăm sóc

Sản xuất hoa quả nghịch (trái) vụ, được mùa trúng giá cao

Cẩm Nang Cây Trồng
Bệnh sinh lý và tác nhân khác

Thiếu đạm

Cẩm Nang Cây Trồng

Danh mục cây trồng

  • Cây ăn quả (trái)
  • Cây cảnh, hoa cảnh
  • Cây CN dài ngày
  • Cây CN ngắn ngày
  • Cây lâm nghiệp
  • Cây lương thực
  • Cây rau màu
  • Cây thuốc (dược liệu)

Côn trùng hại cây trồng

  • Côn trùng, động vật hại khác
  • Rầy, rệp, bọ cánh mềm
  • Sâu, bọ, bọ cánh cứng
  • Sâu, sâu bướm
  • Bệnh do nấm
  • Bệnh do tuyến trùng
  • Bệnh do vi khuẩn, virut (virus)
  • Bệnh sinh lý và tác nhân khác

Dinh dưỡng & Kiến thức

  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Cây trồng phong thủy
  • Khoa học nông nghiệp
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Sự tích cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Chuyện lạ đó đây

Kinh nghiệm & Chia sẻ

  • Kinh nghiệm làm vườn
  • Chăm sóc cây Bon Sai
  • Cách trồng lan
  • Trồng cây ăn trái
  • Chăm sóc cây cảnh
  • Chăm sóc cây sân vườn
  • Trồng cây xanh bóng mát
  • Thiết kế cảnh quan

© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status
Welcome Back!

Sign in to your account

Quên mật khẩu?