Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
Đang đọc: Sáu kinh nghiệm chăm sóc vườn tại nhà
Share
Aa
Aa
Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Danh mục cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Cây thuốc (dược liệu)
Tìm kiếm
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.
Kiến Thức Cây Trồng > Thiết kế cảnh quan > Trang trí sân vườn > Sáu kinh nghiệm chăm sóc vườn tại nhà
Trang trí sân vườn

Sáu kinh nghiệm chăm sóc vườn tại nhà

Kiến Thức
7 phút đọc
SHARE

Ngoài các khu biệt thư đã được quy hoạch hẳn sân vườn thì còn lại những ngôi nhà phố hay khu chung cư ,phần diện tích dành cho việc trồng cây rất hạn chế.Vườn tại nhà ở đây có thể là ban công trồng bồn hoa, sân thượng vài chục mét vuông trồng cây ăn trái hay trồng rau xen lẫn chậu kiểng các loại.

Sáu kinh nghiệm chăm sóc vườn tại nhà
Cây có hoa là những cây cần nhiều ánh sáng

Sáu kinh nghiệm chăm sóc vườn tại nhà sẽ giúp gia chủ có được khu vườn luôn xanh tốt.

1. Chọn chế độ ánh sáng phù hợp với từng chủng loại cây

Để cây sinh trưởng tốt đòi hỏi chế độ ánh sáng mặt trời đáp ứng đúng nhu cầu của chủng loại cây đó.

Ví dụ: Cây có hoa, kiểng bon sai,cây ăn trái,  rau các loại…đều là những cây cần nhiều ánh sáng ( thời gian chiếu sáng từ 5-6 giờ).Cây nội thất như dương xỉ, trầu bà, vạn niên thanh thì có thể để nơi dưới bóng cây hay nơi ít ánh sáng.

Nếu để cây nơi ánh sáng không phù hợp thì cây sẽ không đủ điều kiện ra hoa ra trái ( đối với cây chịu nắng) hoặc lá cây bị cháy vàng ( đối với cây nội thất chịu mát)

Nếu trong vườn có nhiều loại cây thì nên bố trí chậu và cây trồng sao cho hài hòa về màu sắc lá hoa, chế độ ánh sáng, sinh trưởng, độ cao cây… nếu không để ý dễ dẫn đến cây mọc nhanh sẽ lấn át sự sinh trưởng cây khác, chẳng bao lâu khu vườn tại nhà trở thành khu vườn lộn xộn rất khó chăm sóc cắt tỉa.

2. Chọn giá thể trồng cây nhiều dinh dưỡng

Vì cây trồng nơi vườn tại nhà bị giới hạn bởi bồn kiểng hay chậu nên cần chọn lựa giá thể hay đất trồng cây tơi xốp và được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cây. Nên chú ý việc thoát nước tốt và giữ ẩm của giá thể để cây trồng không bị khô hạn thiếu nước, dễ làm cây chậm lớn.

3.Thường xuyên kiểm tra sâu bệnh

Gia chủ thường quan tâm nhiều đến việc tưới nước đầy đủ cho cây trồng tại nhà mà ít khi bỏ thời gian chăm chút kiểm tra tình trạng sâu bệnh cho cây, nhất là khi thời tiết thay đổi bất thường như chuyển mùa, mưa to kéo dài, nắng nóng liên tục đều có thể làm cây bị ảnh hưởng theo, cây có thể bị sâu bệnh tấn công hay mưa nhiều làm ứ nước…

Gia chủ nên kiểm tra cây định kỳ hàng tuần, tỉa cắt bỏ đi các nhánh lá vàng hư, nhánh thừa không có tác dụng để dưỡng sức cho cây, vệ sinh lá khô rụng dưới gốc cây, ngắt bỏ hết các hoa héo để cách ly nguồn bệnh lây lan.

4. Bón phân định kỳ

Cây trồng tại nhà luôn được xanh tốt ra nhiều hoa nhiều trái, ngoài ánh sáng đầy đủ thì cây còn cần có nguồn thức ăn thường xuyên, đó là phải bón phân cho cây trồng định kỳ, nên bón 1-2 lần trong tháng, một lần là phân vô cơ như NPK, Lân, DAP…và một lần là phân hữu cơ hay phân bón lá như phân trùn quế, phân chuồng hoai mục, giá thể trồng cây, vitamin, phân bón lá cung cấp vi lượng….theo hướng dẫn bón phân của nhà sản xuất.

5. Chuẩn bị sẵn dụng cụ vật tư làm vườn

Vì công việc chăm sóc cây kiểng đòi hòi dụng cụ chuyên dụng như bình xịt nước, kéo cắt cành tỉa cây, chậu trồng cây, giá thể, phân bón…để việc chăm sóc cây được nhanh chóng, an toàn và hiệu quả cao.

Ở thành phố việc tìm kiếm địa điểm cung cấp vật tư dụng cụ làm vườn đôi khi cũng vất vả vì thế phải chuẩn bị sẵn dụng cụ làm vườn trong nhà để có thể sử dụng bất cứ lúc nào khi rảnh rỗi.

6. Thay chậu cho cây khi cây quá lớn

Đối với các cây trồng trong chậu khi cây quá lớn, bộ rễ không còn đất để phát triển, thì nên cho thay chậu lớn hơn .Trường hợp không gian chật hẹp không thể để chậu lớn hơn thì cũng phải cắt bỏ bớt rễ và thu gọn tán cây và bổ sung thêm đất trồng cho cây mau phục hồi.

Nếu cây không được thay chậu hay cắt rễ thì chậu không thể giữ ẫm, cây hết dinh dưỡng, lá chuyển màu vàng, nhánh cây khô dần từ từ cây trở nên còi cọc xấu xí.

Để thực hiện đầy đủ sáu kinh nghiệm chăm sóc vườn tại nhà như trên đòi hỏi gia chủ phải mất nhiều thời gian và công sức, nhưng khi thấy cây ra đợt lá non, cây ra hoa kết trái mới thấy hết giá trị tinh thần do thiên nhiên mang lại.

 Ngọc Hân tổng hợp

Bạn cũng có thể thích

12 ý tưởng thiết kế sân vườn đơn giản mà đẹp

31 ý tưởng thiết kế vườn nhỏ cho nhà của bạn

15 ý tưởng trang trí tường rào ở sân vườn nhà bạn

21 ý tưởng trang trí sân vườn nhà bạn

Các kiểu trang trí và thiết kế lối đi tiểu cảnh sân vườn

THẺ: chăm sóc cây, vườn tại nhà
Chia sẻ bài viết này
Facebook Twitter Sao chép đường dẫn In
Bài trước Ứng dụng cơ bản của chất điều hòa sinh trưởng thực vật
Bài tiếp theo Thay chậu cho cây sứ Thái

Xem theo chủ đề

  • Danh mục cây trồng
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Cây trồng phong thủy
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Thiết kế cảnh quan
  • Sức khỏe và làm đẹp

Kiến thức - Cẩm nang mới nhất

Monochoria vaginalis (Burm. f.) Presl
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon rubicundus (D. Don) Benth.
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.
Danh lục cây thuốc
Neillia thyrsiflora D. Don
Danh lục cây thuốc
- Tra cứu cây thuốc (dược liệu) -
Ad imageAd image

Bài viết liên quan

Trang trí sân vườn

12 ý tưởng thiết kế sân vườn đơn giản mà đẹp

Kiến Thức
Trang trí sân vườn

31 ý tưởng thiết kế vườn nhỏ cho nhà của bạn

Kiến Thức
Trang trí sân vườn

15 ý tưởng trang trí tường rào ở sân vườn nhà bạn

Kiến Thức
Trang trí sân vườn

21 ý tưởng trang trí sân vườn nhà bạn

Kiến Thức

Danh mục cây trồng

  • Cây ăn quả (trái)
  • Cây cảnh, hoa cảnh
  • Cây CN dài ngày
  • Cây CN ngắn ngày
  • Cây lâm nghiệp
  • Cây lương thực
  • Cây rau màu
  • Cây thuốc (dược liệu)

Côn trùng hại cây trồng

  • Côn trùng, động vật hại khác
  • Rầy, rệp, bọ cánh mềm
  • Sâu, bọ, bọ cánh cứng
  • Sâu, sâu bướm
  • Bệnh do nấm
  • Bệnh do tuyến trùng
  • Bệnh do vi khuẩn, virut (virus)
  • Bệnh sinh lý và tác nhân khác

Dinh dưỡng & Kiến thức

  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Cây trồng phong thủy
  • Khoa học nông nghiệp
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Sự tích cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Chuyện lạ đó đây

Kinh nghiệm & Chia sẻ

  • Kinh nghiệm làm vườn
  • Chăm sóc cây Bon Sai
  • Cách trồng lan
  • Trồng cây ăn trái
  • Chăm sóc cây cảnh
  • Chăm sóc cây sân vườn
  • Trồng cây xanh bóng mát
  • Thiết kế cảnh quan

© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status
Welcome Back!

Sign in to your account

Quên mật khẩu?