Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
Đang đọc: Thuốc trừ sâu sinh học-những điều cần biết
Share
Aa
Aa
Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Danh mục cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Cây thuốc (dược liệu)
Tìm kiếm
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.
Kiến Thức Cây Trồng > Bệnh hại cây trồng > Thuốc trừ sâu sinh học-những điều cần biết
Bệnh hại cây trồng

Thuốc trừ sâu sinh học-những điều cần biết

Kiến Thức
8 phút đọc
SHARE

Thế nào là thuốc trừ sâu sinh học ?

     Thuốc trừ sâu sinh học là những chế phẩm sinh học được sản xuất ra từ các loại thảo dược hay các chủng vi sinh vật được nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng khác nhau theo phương pháp thủ công, bán thủ công hoặc phương pháp lên men công nghiệp để tạo ra những chế phẩm có chất lượng cao, có khả năng phòng trừ được các loại sâu, bọ gây hại cây trồng nông, lâm nghiệp.

     Thật ra các loại thuốc trừ sâu sinh học đã được bà con nông dân sử dụng từ lâu đời như một kinh nghiệm sống. Ví dụ như: lá sầu đâu (xoan đào), cây thuốc cá, mủ đu đủ, mủ xương rồng, mủ vú sữa… đã được bà con sử dụng từ bao đời nay để diệt sâu bọ, cua, ốc cắn phá cây trồng. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại cây, lá trên để diệt trừ sâu bọ gây hại đòi hỏi rất nhiều công sức và thời gian. Để khắc phục khó khăn đó, các nhà khoa học trên thế giới đã đầu tư nghiên cứu để chiết xuất ra các hoạt chất, tạo thành một dòng các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, chủ yếu là trừ sâu, trừ nấm bệnh và kích thích sinh trưởng như khuẩn Bacillus thuringiensis (BT), nấm Trichoderma, hoạt chất Azadirachtin, bột neem (chiết xuất từ cây neem – xoan đào), Karanjin – chiết xuất từ cây hoa đào Ấn Độ, Matrine – chiết xuất từ cây khổ sâm, Saponin – bã trà, abamectin, emamectin benzoate… và hoạt chất được sản xuất để diệt trừ sâu, bọ mới đây nhất là hoạt chất Methylamine avermectin.

thuocsinhhoc 1 thuocsinhhoc 2 thuocsinhhoc 3 thuocsinhhoc G8 là một loại phân bón hóa học G8 là một loại phân bón hóa học

Xu hướng sử dụng thuốc trừ sâu hiện nay !

     Tỷ lệ số người mắc bệnh ung thư ở Việt Nam do báo thanh niên điều tra cho thấy ngày càng tăng. Bệnh ung thư do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng phổ biến nhất là những nguy cơ từ nguồn thức ăn và nước uống mà người Việt Nam sử dụng hàng ngày.

      Người Việt chúng ta ăn nhiều rau và đặc biệt ưa thích ăn rau sống. Trong khi đó, việc sử dụng tràn lan các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học như hiện nay trên đồng ruộng sẽ dẫn đến  nguy cơ chúng ta ăn phải các loại nông sản còn dư lượng thuốc quá nhiều, đó là nguyên nhân gây ra ngộ độc cấp hay tích lũy dần trong cơ thể sinh ra các bệnh tật sau này, đặc biệt là bệnh ung thư rất lớn. Vấn đề này đang được cả xã hội và các cấp quản lý xem như là một hồi chuông báo động ở mức cao nhất.

      Trong khi đó, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học lại không gây ra những hậu quả như trên do thời gian cách ly ngắn, an toàn  đối với người sử dụng nên loại thuốc này đang được bà con nông dân và các cấp quản lý đặc biệt chú ý, đưa vào sử dụng để bảo vệ cây trồng.

Hoạt chất mới có nhiều ưu điểm mới!

     Trước đây, bà con đã quen sử dụng thuốc trừ sâu sinh học có hoạt chất là abamectin và emamectin benzoate. Hai hoạt chất này đã và đang được rất nhiều công ty trong và ngoài nước sản xuất, phân phối. Tuy nhiên, do thời gian xuất hiện trên thị trường từ rất sớm, bà con đã sử dụng trong một thời gian dài nên gây ra hiện tượng kháng thuốc ở nhiều loại sâu, bọ gây hại trên cây trồng. Do vậy, muốn đạt được hiệu quả khi sử dụng các loại thuốc này bà con cần phải tăng liều lượng, nồng độ hoặc phối trộn thêm nhiều loại thuốc khác nhau cho bình thuốc của mình. Điều đó đồng nghĩa với việc tăng chi phí đầu tư và giảm lợi nhuận sản xuất.

      Để chống lại sự kháng thuốc của sâu, bọ gây hại mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh tế, các nhà khoa học Mỹ đã mất rất nhiều thời gian nghiên cứu để sản xuất ra loại thuốc trừ sâu sinh học với hoạt chất mới hoàn toàn (hoạt chất Methylamine avermectin) có tên gọi LUT 5.5 WDG.

Sản phẩm thuốc trừ sâu sinh học LUT 5.5 WDG có rất nhiều ưu điểm so với những sản phẩm thuốc sinh học trước như: Phổ tác động rất rộng (có thể trừ được nhiều loại sâu, bọ gây hại: sâu tơ, sâu xanh, sâu vẽ bà, sâu đục quả, sâu đục than, nhện đỏ, nhện gié, bọ trĩ, bọ xít xanh…),Hiệu lực của thuốc kéo dài (do thuốc có khả năng diệt trừ được cả ba pha: pha trứng, pha sâu non và pha trưởng thành), thời gian cách ly ngắn (2 ngày) do đó rất phù hợp cho sản xuất nông sản sạch nói chung và rau màu nói riêng, không gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước, an toàn với con người và động vật có ích… và đặc biệt LUT 5.5 WDG có khả năng thấm qua mô lá nên những đối tượng sâu bọ nằm trong hốc lá, ống lá cũng dễ dàng bị tiêu diệt qua cơ chế làm tê liệt hệ thần kinh. Sâu ăn phải lá có thuốc cũng bị tiêu diệt mạnh bởi cơ chế làm hư đường tiêu hóa, với cơ chế này những đối tượng sâu đục quả, đục thân cũng bị loại trừ.

Có một ưu điểm đặc biệt nữa mà nhiều loại thuốc trừ sâu khác không có là LUT 5.5 WDG tiêu diệt rất mạnh các loài sâu bọ gây hại nhưng lại rất an toàn đối với các vật nuôi khác như tôm, cá nuôi chung trong ruộng lúa. Ở nhiều vùng như Kiên Giang, Bến Tre, An Giang, Sóc Trăng, Cà Mau… Các mô hình nuôi tôm lúa, cá lúa rất hiệu quả khi sử dụng LUT 5.5 WDG để bảo vệ cho lúa.

      Mặc dù mới có mặt trên thị trường nhưng có nhiều ưu điểm mới, hiệu quả nên LUT 5.5 WDG sớm được bà con nông dân ở nhiều vùng trên cả nước đón nhận và sử dụng như một bí quyết mới trong việc bảo vệ cây trồng, mang lai hiệu quả kinh tế cao.

Theo Nông nghiệp

Bạn cũng có thể thích

Sản xuất, chế biến và sử dụng thuốc BVTV từ thảo mộc và sinh học – P1

Thiếu đạm

Ngộ độc thuốc BVTV

Rỉ sắt, tảo lá

Rụng gié do sinh lý và dinh dưỡng

THẺ: thuốc trừ sâu, trừ sâu sinh học
Chia sẻ bài viết này
Facebook Twitter Sao chép đường dẫn In
Bài trước Phương pháp ghép cây hoa hồng
Bài tiếp theo Hoa oải hương

Xem theo chủ đề

  • Danh mục cây trồng
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Cây trồng phong thủy
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Thiết kế cảnh quan
  • Sức khỏe và làm đẹp

Kiến thức - Cẩm nang mới nhất

Monochoria vaginalis (Burm. f.) Presl
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon rubicundus (D. Don) Benth.
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.
Danh lục cây thuốc
Neillia thyrsiflora D. Don
Danh lục cây thuốc
- Tra cứu cây thuốc (dược liệu) -
Ad imageAd image

Bài viết liên quan

Khoa học nông nghiệp

Sản xuất, chế biến và sử dụng thuốc BVTV từ thảo mộc và sinh học – P1

Cẩm Nang Cây Trồng
Bệnh sinh lý và tác nhân khác

Thiếu đạm

Cẩm Nang Cây Trồng
Bệnh sinh lý và tác nhân khác

Ngộ độc thuốc BVTV

Cẩm Nang Cây Trồng
Bệnh sinh lý và tác nhân khác

Rỉ sắt, tảo lá

Cẩm Nang Cây Trồng

Danh mục cây trồng

  • Cây ăn quả (trái)
  • Cây cảnh, hoa cảnh
  • Cây CN dài ngày
  • Cây CN ngắn ngày
  • Cây lâm nghiệp
  • Cây lương thực
  • Cây rau màu
  • Cây thuốc (dược liệu)

Côn trùng hại cây trồng

  • Côn trùng, động vật hại khác
  • Rầy, rệp, bọ cánh mềm
  • Sâu, bọ, bọ cánh cứng
  • Sâu, sâu bướm
  • Bệnh do nấm
  • Bệnh do tuyến trùng
  • Bệnh do vi khuẩn, virut (virus)
  • Bệnh sinh lý và tác nhân khác

Dinh dưỡng & Kiến thức

  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Cây trồng phong thủy
  • Khoa học nông nghiệp
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Sự tích cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Chuyện lạ đó đây

Kinh nghiệm & Chia sẻ

  • Kinh nghiệm làm vườn
  • Chăm sóc cây Bon Sai
  • Cách trồng lan
  • Trồng cây ăn trái
  • Chăm sóc cây cảnh
  • Chăm sóc cây sân vườn
  • Trồng cây xanh bóng mát
  • Thiết kế cảnh quan

© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status
Welcome Back!

Sign in to your account

Quên mật khẩu?