Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
Đang đọc: Thuyết phong thủy
Share
Aa
Aa
Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Danh mục cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Cây thuốc (dược liệu)
Tìm kiếm
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.
Kiến Thức Cây Trồng > Thiết kế cảnh quan > Phong thuỷ > Thuyết phong thủy
Phong thuỷ

Thuyết phong thủy

Kiến Thức
11 phút đọc
SHARE

Phần 1- Thuyết phong thủy

Theo quan niệm truyền thống Trung Quốc, vạn vật trong vũ trụ đều có sinh khí. Sinh khí cần lưu tán và tự do trong môi trường xung quanh nó để tạo sự hài hòa. Tuy nhiên sự chuyển dịch có thể bị ách tắc nếu nó bị cản lại, mắc kẹt trong ngõ cụt, hoặc phải đi qua những lối đi và ngóc ngách ngoằn ngoèo, hoặc buộc phải đi qua các chướng ngại vật hay các khoảng mở. Điều này sẽ phá vỡ sự cân bằng môi trường sống. Sinh khí có khuynh hướng lưu tán tốt theo những hình dạng, màu sắc, âm thanh và sự chuyển động nhất định; và thuật phong thủy chính là phép điều hòa sự chuyển dịch sinh khí để tạo sự lưu tán đều đặn, cân bằng.

Nội dung
Phần 1- Thuyết phong thủy1. Sinh khí từ đâu đến ?2. Bốn phương vị chính trên la bàn ( Tứ chính)3. Bốn phương vị phụ trên la bàn ( Tứ duy)4. Tám phương vị

Để hiểu rõ phong thủy, ta cần nắm được khái niệm âm dương, đây là nguyên lý cơ bản của đạo Lão, tôn giáo cổ xưa của Trung Quốc. Theo đạo Lão vạn vật trong vụ trụ đều chứa khí, năng lượng sống của vũ trụ, và khí là sự kết hợp bởi hai yếu tố âm và dương. Đôi khi âm còn được hiểu là thuộc tính nữ và dương là thuộc tính nam. Nhưng thật chất âm dương còn có nghĩa rộng và tinh tế hơn nhiều. Dương gồm những yếu tố như sự thoáng đãng, ánh sáng, nóng, mùa hè và ban ngày; tương trưng cho tinh thần. Âm gồm những yếu tố như sự âm u, bóng tối, lạnh , mùa đông và ban đêm; tượng trưng cho vật chất. Âm và dương là hai mặt đối lập luôn tồn tại trong mọi sự vật, hiện tượng. Thức ăn, các bộ phận cơ thể, cây cối đều có âm dương. Nhưng vì khí là do âm dương giao cảm mà thành, cho nên với bất kỳ sự vật , hiện tượng nào cũng không thể chỉ thuần âm hoặc chỉ thuần dương. Nó phải luôn được cân bằng bởi một phần âm và một phần dương tương ứng. Âm dương không xung khắc mà dung hòa lẫn nhau. Đó là lí do vì sao biểu tượng âm dương có hình dạng: phần dương trắng có chấm đen và phần âm đen có chấm dương trắng trong đó.

Biểu tượng lưỡng nghi - trong dương có âm, trong ăm có dương
Biểu tượng lưỡng nghi – trong dương có âm, trong ăm có dương

Dương : tinh thần , đực, ngày, ánh sáng, ánh nắng, mùa hè, khô, cứng, nóng, chủ động, tích cực, trời, phương Nam, bên ngoài.

Âm: Vật chất, cái, đêm,bóng tối, bóng râm, mùa đông, ướt , mềm ,lạnh, bị động, tiêu cực, đất phương bắc, bên trong.

Khi bạn thay đổi môi trường xung quanh để phát huy phong thủy của nó thì một trong những điều bạn phải làm là đảm bảo sao cho sinh khí đi qua môi trường đó có sự cân bằng về âm khí và dương khí. Âm khí thừa sẽ làm cho môi trường ảm đạm, nặng nề; và dương khí thừa cũng dẫn đến sự sôi động và bất ổn định.

1. Sinh khí từ đâu đến ?

Sinh khí lưu chuyển quanh vườn (hoặc nhà ở, văn phòng, hoặc bất kỳ nơi nào khác) chắc chắn phải đến từ nơi nào đó. Nó đến vườn bạn từ mọi hướng, đi qua cổng, các khe hở hàng rào, tường và bờ giậu. Và khi nó đến, nó mang theo đủ loại khí tùy vào phương đến của nó.

Khí đến từ phương Bắc khác hẳn với khí đến từ phương Nam. Khi phương Tây và khí phương Đông lại cũng khác nhau. Và trước khi muốn cải thiện môi trường phong thủy vườn nhà mình, bạn phải biết mình đang xử lý loại khí nào. Theo quan niệm truyền thống Trung Quốc, mỗi một phương trong bốn vị chính trên la bàn đều bị chi phối bởi một con vật (thần phương vị) của phương vị đó; những con vật này tượng trưng cho sinh khí đến từ phương của chúng.

2. Bốn phương vị chính trên la bàn ( Tứ chính)

2.1 Chính Nam

đây là phương của Phụng Hoàng đỏ ( Chu tước). Khí đến từ phương này là khí lành (cát khí), nhìn chung chính Nam được coi là hướng tốt nhất để nhà ở hoặc vườn hướng mặt về. Khi đến từ chính Nam là sáng khí, phúc khí, hỷ khí nên rất sinh vượng. Tất nhiên là sẽ có nhiều điều tốt lành (cát lợi) nhưng nếu vườn bạn quá mở về chính Nam và sinh khí tràn ngập ở phương này sẽ gây ra sự thừa khí. Đó chính là dương khí và bạn cần tiết chế bớt một ít, nhất là khi bạn muốn sử dụng vườn vào hoạt động tĩnh như suy nghĩ và hoặc thư giãn cuối một ngày bận rộn. (Chúng ta sẽ bàn về cách tiết chế khí ở phần sau).

2.2 Chính Bắc

Rùa đen (Huyền Vũ) ngự trị phương Bắc và khí đến từ phương này mang tính dưỡng dục. Do bởi tính dưỡng dục của khí nên việc dành một phần vườn cho trẻ chơi đùa là rất lý tưởng. Tuy nhiên, khu vườn có thể sẽ trở nên nặng nề hoặc ảm đạm nếu bạn không đưa thêm ánh sáng vào, nhiều dương khí hơn sẽ làm cân bằng sinh khí trong vườn.

2.3 Chính Tây

Đây là lãnh địa của Hổ Trắng (Bạch Hổ), khí đến từ phương này bất thường và đôi khi mang tính hỗn loạn. Bạn cần tiết chế bớt khi và vườn theo hướng đó. Tuy nhiên, với lượng khí nhỏ thì khí này có thể là lợi khí để kích thích những khu vực chết, nơi khí dễ tụ.

2.4 Chính Đông

Phương của Rồng Xanh ( Thanh Long) . Khí đến từ hướng chính đông là khí lành, kích thích sự sinh sôi nảy nở. Tuy nhiên với lượng lớn nó cỏ thể làm cho các khu vực trong vườn sinh sôi nảy nở nhiều và vì vậy cây cối trở nên um tùm.

su-tu-phong-thuy3. Bốn phương vị phụ trên la bàn ( Tứ duy)

Bốn phương vị phụ này cũng có những dạng khí riêng của chúng, thể hiện ở những mặt tích cực hoặc tiêu cực sau:

– Đông Nam:

Khí phương này dễ chịu và êm ả, kết hợp giữa Tước bay bổng và Rồng uy nghiêm; tuy nhiên nếu thừa, âm khí sẽ chế ngự khu vườn.

– Tây Nam:

Đây là khí lành, nhưng nếu nhiều quá sẽ thừa và khó chịu, làm khó mà thư giãn yên tĩnh trong vườn được.

-Tây Bắc:

Khí phương này khoáng đãng và dịu êm, mang lại sự bình yên và tĩnh lặng khi Rùa trầm mặc và Hổ dung mãnh đang ở thế cân bằng. Tuy nhiên rủi ro ở chỗ nếu thế cân bằng này nghiêng về Hổ trắng thì phương vị này sẽ thừa khí bất thường.

-Đông Bắc:

Khí này kết hợp giữa sự lớn mạnh và uy nghiêm của rồng xanh với khí dưỡng dục của Rùa đen, tạo nên môi trường lý tưởng cho cây cối phát triển. Rủi ro ở chổ nếu âm khí của Rùa đen ngự trị thì gây ra tình trạng tụ khí.

4. Tám phương vị

Theo thuyết phong thủy, để nghiên cứu phong thủy vườn hay bất kỳ cơ ngơi nào, bạn cần chia nó thành tám phương vị. Mỗi phương vị trong tám phương vị này có ảnh hưởng đến một cung mạng khác nhau của bạn. Một khi biết được phần vườn nào rơi vào một trong tám phương vị này, thì bạn mới ứng dụng thuyết phong thủy được. Bạn có thể lần lượt xem xét từng phần vườn, xác định loại khí mà nó nhận được và đánh giá điều này trên cơ sở có ảnh hưởng đến đời sống của bạn. Ví dụ, có thể bạn sẽ nhận thấy vườn bạn toàn là khí bất thường đến từ hướng Tây. Nếu đây là phương vị vườn có ảnh hưởng đến sức khỏe bạn, có thể bạn sẽ bị đau ốm. Hoặc một bờ giậu cao cản lợi khí đến từ chính Nam có thể sẽ dẫn đến sự trì trệ ở phần đời sống mà phần vườn phía Nam tác động đến.

Ở những phần sau, chúng ta sẽ bàn cách xác định phần vườn nào có ảnh hưởng đến từng phương vị trong tám phương vị đời sống của bạn, và những hoạt động nào phù hợp với từng phần vườn nhất. Chúng ta cũng sẽ xem xét những việc có thể làm để chỉnh sửa lại bất kỳ phương vị nào không cát lợi.

Nguồn : Phong thủy trong cuộc sống

Bạn cũng có thể thích

Thiết kế, bố trí sân vườn hợp lý theo phong thủy

Nguyên tắc thiết kế sân vườn tiểu cảnh theo phong thủy

Phương vị thích hợp trong phong thủy vườn nhà

Cách tạo khu vườn phong thủy giúp gia đình hòa thuận

Bố trí hoa cảnh hợp phong thủy ngũ hành

THẺ: bốn phương vị chính, Phong thủy, phong thủy sân vườn, sân vườn, sinh khí, thuyết phong thủy
Chia sẻ bài viết này
Facebook Twitter Sao chép đường dẫn In
Bài trước Tác hại của thuốc BVTV đối với môi trường
Bài tiếp theo 3 cách chọn đất trồng cây tại nhà

Xem theo chủ đề

  • Danh mục cây trồng
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Cây trồng phong thủy
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Thiết kế cảnh quan
  • Sức khỏe và làm đẹp

Kiến thức - Cẩm nang mới nhất

Monochoria vaginalis (Burm. f.) Presl
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon rubicundus (D. Don) Benth.
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.
Danh lục cây thuốc
Neillia thyrsiflora D. Don
Danh lục cây thuốc
- Tra cứu cây thuốc (dược liệu) -
Ad imageAd image

Bài viết liên quan

Cây trồng phong thủy

Thiết kế, bố trí sân vườn hợp lý theo phong thủy

Cẩm Nang Cây Trồng
Cây trồng phong thủy

Nguyên tắc thiết kế sân vườn tiểu cảnh theo phong thủy

Cẩm Nang Cây Trồng
Cây trồng phong thủy

Phương vị thích hợp trong phong thủy vườn nhà

Cẩm Nang Cây Trồng
Cây trồng phong thủy

Cách tạo khu vườn phong thủy giúp gia đình hòa thuận

Cẩm Nang Cây Trồng

Danh mục cây trồng

  • Cây ăn quả (trái)
  • Cây cảnh, hoa cảnh
  • Cây CN dài ngày
  • Cây CN ngắn ngày
  • Cây lâm nghiệp
  • Cây lương thực
  • Cây rau màu
  • Cây thuốc (dược liệu)

Côn trùng hại cây trồng

  • Côn trùng, động vật hại khác
  • Rầy, rệp, bọ cánh mềm
  • Sâu, bọ, bọ cánh cứng
  • Sâu, sâu bướm
  • Bệnh do nấm
  • Bệnh do tuyến trùng
  • Bệnh do vi khuẩn, virut (virus)
  • Bệnh sinh lý và tác nhân khác

Dinh dưỡng & Kiến thức

  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Cây trồng phong thủy
  • Khoa học nông nghiệp
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Sự tích cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Chuyện lạ đó đây

Kinh nghiệm & Chia sẻ

  • Kinh nghiệm làm vườn
  • Chăm sóc cây Bon Sai
  • Cách trồng lan
  • Trồng cây ăn trái
  • Chăm sóc cây cảnh
  • Chăm sóc cây sân vườn
  • Trồng cây xanh bóng mát
  • Thiết kế cảnh quan

© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status
Welcome Back!

Sign in to your account

Quên mật khẩu?