Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
Đang đọc: Tỉa cành lặt lá cho Bonsai
Share
Aa
Aa
Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Danh mục cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Cây thuốc (dược liệu)
Tìm kiếm
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.
Kiến Thức Cây Trồng > Kỹ thuật trồng cây > Bon Sai > Tỉa cành lặt lá cho Bonsai
Bon Sai

Tỉa cành lặt lá cho Bonsai

Kiến Thức
6 phút đọc
SHARE

Ở những nước có bốn mùa rõ rệt, có những loại cây thay lá vào mùa Thu để sang Đông đơm chồi, nẩy lộc ra lá cho mùa xuân. Ở Việt Nam, nhất là miềm Nam với  hai mùa mưa nắng, ít có những loại cây thay lá hàng loạt để đâm chồi, nẩy lộc vào dịp Tết. Ngay cả mai vàng ở miền Nam, muốn có bông vào dịp Tết, mọi người đều phải chọn ngày lặt lá trước Tết.

Nội dung
Bon sai Việt Nam, ngoài một số chủng loại có lá tương đối nhỏ có thể hòa hợp với dáng cây, như cần thăng, kim quít,…đa số còn lại có lá khá lớn, muốn trở thành một cây có sự hài hòa giữa thân, cành, lá, phải có sự kiên trì, đam mê và tài khéo léo của nghệ nhân.Những loại bonsai nên lặt lá sửa cành mỗi năm:Những loại bonsai nên hạn chế lặt lá:
Bonsai mai vàng

Những cây bonsai cũng vậy. Theo kinh nghiệm của nhiều nghệ nhân chơi kiểng lâu năm, muốn có lá nhỏ, xinh đẹp hòa hợp với dáng cây cổ thụ thu gọn này, nghệ nhân phải chuẩn bị cho những ngày Tết khoảng hai ba tháng trước.

Ở miềnTây, thường sau những ngày  trướclũ rút đi, độ giữa tháng chín, tháng mười âm lịch, khi có cái không khí se lạnh vào buổi sáng, nghệ nhân lại bắt đầu với công việc uốn sửa tàng lá cho những cây kiểng của mình. Những ngày này, vào những buổi sáng sớm hoặc những buổi chiều trời mát, đến thăm nhà một nghệ nhân, chúng ta sẽ thấy bắt đầu một không khí thú vị với niềm vui âm thầm của họ khi đang nâng niu, chăm sóc lại từng gốc kiểng trong vườn.

Bon sai Việt Nam, ngoài một số chủng loại có lá tương đối nhỏ có thể hòa hợp với dáng cây, như cần thăng, kim quít,…đa số còn lại có lá khá lớn, muốn trở thành một cây có sự hài hòa giữa thân, cành, lá, phải có sự kiên trì, đam mê và tài khéo léo của nghệ nhân.

Những kinh nghiệm được góp nhặt sau đây, từ nhiều nghệ nhân lão thành, có thể là một đề tài trao đổi giữa những nghệ nhân bonsai Việt Nam.

Những loại bonsai nên lặt lá sửa cành mỗi năm:

Gừa bonsai
Gừa bonsai

Việc lặt lá sửa cành để cây có lá nhỏ, là cần thiết đối với loại  Bonsai gừa  tàu.Thường sau khi lặt lá, sửa tàng họ không tưới nước một hai ngày hoặc chỉ tưới ít đến khi cây đâm chồi đều khắp các  cành. Điều này thường làm cho nhiều cành nhỏ được uốn hướng về phía mặt chậu dễ bị chết. Để những cành này có thể sống, nghệ nhân duy trì một số lá, và khi có chồi mới, họ mới tỉa những lá này. Khi cây khá hoàn chỉnh cũng không nên tưới quá nhiều nước để cây tăng trưởng nhanh, thời gian cây kiểng cho nghệ nhân thưởng thức được nhiều tháng. Sau đó nên “thả” nó, không  nên để nó ở môi trường thiếu nước nữa.

Nghệ nhân Võ Văn Giàu, Long An, với hàng chục tác phẩm bonsai độc đáo, trong đó phần nhiều là mai chiếu thủy và gừa tàu, đặc biệt anh rất thích lâm vồ. Đây là loại cây thường cho gốc đẹp, những lá rất to. Để hạn chế nó, anh cũng thường tỉa lá như mai chiếu thủy và gừa tàu, nhưng công phu hơn. Khi lá non ra, những lá lớn lại được anh tỉa bớt, cây sẽ cho những lá khác nhỏ hơn rất nhiều, có thể thích hợp được với dạng cây.

Những loại bonsai nên hạn chế lặt lá:

Sanh bonsai, khi uốn tỉa cây Sanh không nên lặt hết lá
Sanh bonsai, khi uốn tỉa cây Sanh không nên lặt hết lá

Theo kinh nghiệm của nghệ nhân Ba Tín, khi uốn tỉa cây sanh, không nên lặt hết lá, vì cây khó ra kịp chồi non và dễ chết. Khi cắt những nhánh nhỏ, nên chừa một hai lá, để từ những nách lá đó sẽ ra những chồi mới. Khi uốn kiểng,  nhiều nghệ nhân cũng không quấn dây đồng quá chặt vào cành cây như nhiều sách bonsai nước ngoài hướng dẫn, mà rất lơi, chỉ để cành cây tựa vào những vòng dây đồng, và uốn vòng dây đồng theo chiều nghệ nhân vừa ý. Đặc biệt, với nghệ nhân Ba Tín, chỉ dùng  tay sửa cành hàng ngày. Theo ông, bằng cách này sẽ không có dấu vết của bàn tay con người.

Theo nghệ nhân Chín Miêng, với hàng trăm chậu bonsai ở trong vườn mà đa số là cần thăng và kim quít, trong đó có những chậu bonsai “Rừng kim quít” gây nhiều ấn tượng, cho biết kinh nghiệm đối với kim quít là chỉ nên cắt tỉa, vì nếu lặt lá mà thiếu nước nhiều nhánh cây sẽ chết. thỉnh thoảng nên tưới phân hữu cơ.

Trong cuộc sống, hạnh phúc là sự đợi chờ. Hãy mong sáng hôm sau thức dậy được nhìn thấy những mầm non đang ló dạng

Tác giả Nguyên Ly

Bạn cũng có thể thích

Lựa chọn cây cảnh (kiểng) bonsai trồng trong nhà

Tạo giống cây bonsai từ những cây còi cọc trong tự nhiên

Kỹ thuật tạo giống cây bonsai bằng phương pháp chiết cành

Quy ước thẩm mỹ, ý nghĩa con số dùng trong nghệ thuật cây cảnh (bonsai)

Kỹ thuật cắt tỉa cây cảnh nghệ thuật, bonsai

THẺ: bonsai, cắt tỉa, lặt lá
Chia sẻ bài viết này
Facebook Twitter Sao chép đường dẫn In
Bài trước Chăm sóc cây cảnh và bãi cỏ
Bài tiếp theo Kinh nghiệm chọn phân bón cho cây trồng

Xem theo chủ đề

  • Danh mục cây trồng
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Cây trồng phong thủy
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Thiết kế cảnh quan
  • Sức khỏe và làm đẹp

Kiến thức - Cẩm nang mới nhất

Monochoria vaginalis (Burm. f.) Presl
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon rubicundus (D. Don) Benth.
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.
Danh lục cây thuốc
Neillia thyrsiflora D. Don
Danh lục cây thuốc
- Tra cứu cây thuốc (dược liệu) -
Ad imageAd image

Bài viết liên quan

Cây trồng phong thủy

Lựa chọn cây cảnh (kiểng) bonsai trồng trong nhà

Cẩm Nang Cây Trồng
Trồng trọt, chăm sóc

Tạo giống cây bonsai từ những cây còi cọc trong tự nhiên

Cẩm Nang Cây Trồng
Trồng trọt, chăm sóc

Kỹ thuật tạo giống cây bonsai bằng phương pháp chiết cành

Cẩm Nang Cây Trồng
Trồng trọt, chăm sóc

Quy ước thẩm mỹ, ý nghĩa con số dùng trong nghệ thuật cây cảnh (bonsai)

Cẩm Nang Cây Trồng

Danh mục cây trồng

  • Cây ăn quả (trái)
  • Cây cảnh, hoa cảnh
  • Cây CN dài ngày
  • Cây CN ngắn ngày
  • Cây lâm nghiệp
  • Cây lương thực
  • Cây rau màu
  • Cây thuốc (dược liệu)

Côn trùng hại cây trồng

  • Côn trùng, động vật hại khác
  • Rầy, rệp, bọ cánh mềm
  • Sâu, bọ, bọ cánh cứng
  • Sâu, sâu bướm
  • Bệnh do nấm
  • Bệnh do tuyến trùng
  • Bệnh do vi khuẩn, virut (virus)
  • Bệnh sinh lý và tác nhân khác

Dinh dưỡng & Kiến thức

  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Cây trồng phong thủy
  • Khoa học nông nghiệp
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Sự tích cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Chuyện lạ đó đây

Kinh nghiệm & Chia sẻ

  • Kinh nghiệm làm vườn
  • Chăm sóc cây Bon Sai
  • Cách trồng lan
  • Trồng cây ăn trái
  • Chăm sóc cây cảnh
  • Chăm sóc cây sân vườn
  • Trồng cây xanh bóng mát
  • Thiết kế cảnh quan

© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status
Welcome Back!

Sign in to your account

Quên mật khẩu?