Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
Đang đọc: Tiểu cảnh – thú chơi tao nhã
Share
Aa
Aa
Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Danh mục cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Cây thuốc (dược liệu)
Tìm kiếm
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.
Kiến Thức Cây Trồng > Kỹ thuật trồng cây > Bon Sai > Tiểu cảnh – thú chơi tao nhã
Bon Sai

Tiểu cảnh – thú chơi tao nhã

Kiến Thức
7 phút đọc
SHARE

Cuộc sống hôm nay đã quá nhiều bận rộn, nên khi có dịp hòa mình vào với thiên nhiên thì cảm giác như được thanh lọc lá phổi, nhẹ nhàng, thanh tịnh hơn.Thiên nhiên ấy đôi khi không phải là những cánh rừng bạt ngàn rộng vài mươi cây số, mà chỉ có thế là một khay tiểu cảnh chưng ở trong gian nhà.

Tiểu cảnh có ưu điểm là nhỏ gọn, dễ di chuyển
Tiểu cảnh có ưu điểm là nhỏ gọn, dễ di chuyển

Ưu điểm của tiểu cảnh là nhỏ gọn, dễ di chuyển, nên hiện nay càng có nhiều người chơi tiểu cảnh. Những góc sân nhỏ hay tiền sảnh, phòng khách..đều là những vị trí chưng tiểu cảnh rất đẹp, dễ dung hòa với không gian nhà ở chốn đô thị chật chội. Phải chăng đây cũng là một cách chưng bày đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả.

Nghệ thuật tiểu cảnh bắt đầu từ 2 bộ môn ra đời trước đó, là Bonsai và Non bộ. Tức là hai vật liệu chính để làm tiểu cảnh bao gồm cây ( Bonsai) và đá ( Non bộ), tiểu cảnh ra đời sau hai bộ môn trên, một tiểu cảnh cũng có thể là một trích đoạn của non bộ.Nếu so với một số nước đồng văn ở Châu  Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc.. thì có thể nói Việt Nam và Trung Quốc là hai nước phát triển nổi trội về bộ môn tiểu cảnh. Riêng ở Việt Nam non bộ đã được chơi từ rất lâu, ngày trước trong các gia đình quan lại, nho giáo có điều kiện thì người ta làm hồ non bộ lớn ở trước nhà, hay tạo một góc vườn cảnh ở trước hiên. Thường dân thì làm non bộ nhỏ hơn, phù hợp với điều kiện của từng nhà.

Tiểu cảnh Mai vàng
Tiểu cảnh Mai vàng

Nghệ nhân Bonsai nào cũng có thể làm và sở hữu một vài khay tiểu cảnh, chỉ cần một cây Bonsai và một ít đá, một ít cỏ cây, ít rêu, vài cái tượng… cộng với một ít đam mê bạn sẽ một khay tiểu cảnh để chơi rồi. Cũng có thể dùng một nhóm cây để làm cụm rừng, kết hợp khe suối, chiếc cầu xinh xinh, lại cũng có thể là một triền đồi khô hạn, tất cả nhằm lột tả một góc độ về vẻ đẹp của thiên nhiên vào trong một không gian được thu hẹp trong tầm mắt.

Tuy nhiên, người chơi và làm tiểu cảnh cũng cần có tầm nhìn, quan sát thiên nhiên tốt, để đưa được thiên nhiên vào tiểu cảnh, biết quan sát từng khóm cỏ, từng dòng chảy thời khắc của thác nước, từng chủng loại và đặc điểm của đá cũng như con đường nhỏ hay lối đi…đều được nghệ nhân thâm nhập thực tế, đi nhiều. Có vậy mới đưa người xem như dẫn vào thực tại của cảnh thật, tạo được tiếng nói cho tâm hồn người nghệ nhân vậy.

Đề tài tiểu cảnh được ưa chuộng là những đề tài ca ngợi cảnh đẹp của non nước hữu tình, những sự tích, một câu chuyện, hay một quan điểm triết học thể hiện tư tưởng nhân sinh quan tươi đẹp.

Vì tiểu cảnh  là không gian thu nhỏ nên rất cần chuẩn xác về tỉ lệ mới tạo được độ “thực” của tác phẩm, và dù trực tiếp hay gián tiếp thì yếu tố con người rất cần thiết trong mỗi tiểu cảnh, thế nên quan niệm “ Thiên-Địa-Nhân” đã được người xưa áp dụng cho non bộ, tiểu cảnh. Một cách đơn giản hơn đó là dùng tỉ lệ trong luật viễn cận của hội họa cổ điển Châu Âu. Ba yếu tố Thiên – Địa – Nhân là mối quan hệ hòa hợp giữa con người và thiên nhiên, không tách rời nhau, tạo nên sinh thái sống động và sự hòa hợp âm dương trời đất, đó cũng là yếu tố hòa hợp nhân tâm vậy.

Tỉ lệ giữa cây cối, núi đá, các chi tiết trang trí cần phải hòa hòa để tạo nên tác phẩm tiểu cảnh đẹp
Tỉ lệ giữa cây cối, núi đá, các chi tiết trang trí cần phải hòa hòa để tạo nên tác phẩm tiểu cảnh đẹp

Sự cần thiết của tỉ lệ giữa cây cối và núi đá, đồ vật trang trí đều hết sức quan trọng. Một am tranh hay ngôi tháp, một hình tượng  đạo sĩ hay một tiều phu, một chiếc thuyền nan hay một con cò…trong không gian tiểu cảnh là cả một sự gạn lọc tinh tế của người nghệ nhân. Được vậy mới mong có một tác phẩm đẹp, còn nếu vội vã, thô lậu, nóng nảy thì ắt sẽ không phù hợp. Vì được tạo nên bởi những đồ vật đôi khi là vô tri vô giác nhưng qua bàn tay con người thì tiểu cảnh hiện nguyên hình là một tác phẩm có hồn, có khi là một không gian hùng vĩ của núi rừng, cũng có thể là một rừng trúc tĩnh lặng.

Bố cục và không gian của tiểu cảnh cần phải xem được bốn mặt, tạo chiều sâu cho tác phẩm, nếu tiểu cảnh chỉ xem được một mặt tiền thì cảm giác sẽ bị chai lì, không nói lên được cái tầm của tác phẩm đó, không biểu hiện được tình cảm của người làm nên tác phẩm.

Nghệ thuật tiểu cảnh là vô tận, chúng ta biết tạo ra và tận hưởng, chu du trong không gian ( và bất cứ thời gian nào) của vẻ đẹp hữu tình mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta, và chúng ta có quyền tạo nên để chơi, để thư thái tiêu sầu trong những tháng ngày làm người trong cõi nhân sinh.

Lao Thinh – Tapchihoacanh -T10

Bạn cũng có thể thích

Lựa chọn cây cảnh (kiểng) bonsai trồng trong nhà

Tạo giống cây bonsai từ những cây còi cọc trong tự nhiên

Kỹ thuật tạo giống cây bonsai bằng phương pháp chiết cành

Quy ước thẩm mỹ, ý nghĩa con số dùng trong nghệ thuật cây cảnh (bonsai)

Kỹ thuật cắt tỉa cây cảnh nghệ thuật, bonsai

THẺ: bonsai, Non bộ, tiểu cảnh
Chia sẻ bài viết này
Facebook Twitter Sao chép đường dẫn In
Bài trước Trái dừa bị điếc – nguyên nhân ?
Bài tiếp theo Cách sử dụng thuốc BVTV an toàn cho rau

Xem theo chủ đề

  • Danh mục cây trồng
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Cây trồng phong thủy
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Thiết kế cảnh quan
  • Sức khỏe và làm đẹp

Kiến thức - Cẩm nang mới nhất

Monochoria vaginalis (Burm. f.) Presl
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon rubicundus (D. Don) Benth.
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.
Danh lục cây thuốc
Neillia thyrsiflora D. Don
Danh lục cây thuốc
- Tra cứu cây thuốc (dược liệu) -
Ad imageAd image

Bài viết liên quan

Cây trồng phong thủy

Lựa chọn cây cảnh (kiểng) bonsai trồng trong nhà

Cẩm Nang Cây Trồng
Trồng trọt, chăm sóc

Tạo giống cây bonsai từ những cây còi cọc trong tự nhiên

Cẩm Nang Cây Trồng
Trồng trọt, chăm sóc

Kỹ thuật tạo giống cây bonsai bằng phương pháp chiết cành

Cẩm Nang Cây Trồng
Trồng trọt, chăm sóc

Quy ước thẩm mỹ, ý nghĩa con số dùng trong nghệ thuật cây cảnh (bonsai)

Cẩm Nang Cây Trồng

Danh mục cây trồng

  • Cây ăn quả (trái)
  • Cây cảnh, hoa cảnh
  • Cây CN dài ngày
  • Cây CN ngắn ngày
  • Cây lâm nghiệp
  • Cây lương thực
  • Cây rau màu
  • Cây thuốc (dược liệu)

Côn trùng hại cây trồng

  • Côn trùng, động vật hại khác
  • Rầy, rệp, bọ cánh mềm
  • Sâu, bọ, bọ cánh cứng
  • Sâu, sâu bướm
  • Bệnh do nấm
  • Bệnh do tuyến trùng
  • Bệnh do vi khuẩn, virut (virus)
  • Bệnh sinh lý và tác nhân khác

Dinh dưỡng & Kiến thức

  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Cây trồng phong thủy
  • Khoa học nông nghiệp
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Sự tích cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Chuyện lạ đó đây

Kinh nghiệm & Chia sẻ

  • Kinh nghiệm làm vườn
  • Chăm sóc cây Bon Sai
  • Cách trồng lan
  • Trồng cây ăn trái
  • Chăm sóc cây cảnh
  • Chăm sóc cây sân vườn
  • Trồng cây xanh bóng mát
  • Thiết kế cảnh quan

© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status
Welcome Back!

Sign in to your account

Quên mật khẩu?