Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
Đang đọc: Tìm hiểu cách phân loại Bonsai
Share
Aa
Aa
Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Danh mục cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Cây thuốc (dược liệu)
Tìm kiếm
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.
Kiến Thức Cây Trồng > Kỹ thuật trồng cây > Bon Sai > Tìm hiểu cách phân loại Bonsai
Bon Sai

Tìm hiểu cách phân loại Bonsai

Kiến Thức
6 phút đọc
SHARE

Tùy mục đích mà có những cách phân loại Bonsai khác nhau dựa vào những tiêu chuẩn khác nhau. Đáng chú ý là :

1.Dựa vào tình trạng của cây

– Cây nguyên liệu : khi chúng chưa được uốn sửa gì cả, đa số từ vườn ươm hay thu hái từ thiên nhiên.

Hình minh họa: Bonsai nguyên liệu (ổi)

-Cây sơ chế: khi các nguyên liệu ấy đã được uốn tỉa sơ bộ, thường do các nhà vườn cung cấp.

Hình minh họa : Bonsai sơ chế

– Cây thành phẩm : là những cây đã được định hình khá tốt có thể trưng bày và đang được hoàn thiện dần thành những tác phẩm . Giai đoạn đầu là cây hàng chợ, giai đoạn sau đã được tuyển chọn là cây chọn lọc, là tác phẩm có giá trị cao.

2. Dựa vào trọng lượng hay kích cỡ

– Bonsai một tay (komono) hay Bonsai loại nhỏ, nhẹ, chỉ cần một tay đã có thể nâng chúng lên được. Đây cũng là loại Bonsai mini, có chiều cao dưới 15 cm.

Hình minh họa : Bonsai mini

-Bonsai hai tay (katademochi) là loại trung bình, cần 2 tay của một người đã nâng lên được. Đây là loại Bonsai cổ điển, chiều cao từ 15cm – 70 cm. Dễ di chuyển nên thịnh hành nhất.

Hình minh họa : Bonsai trung

Bonsai bốn tay (ômono) là loại lớn, cần 2 người khiêng hay còn gọi là Bonsai sân vườn, cao từ 70-120-180cm.

Chiều cao của cây được tính từ cổ rễ (gốc cây) lên đến đỉnh ngọn, không lưu ý đến kích thước bề ngang của thân cây. Đối với những cây cong thòng thì chiều cao được tính từ chỗ cong  lên đến đỉnh ngọn.

3 .Dựa vào số cây trong chậu

-1 cây (độc thụ)

-2 cây (song thụ)

-Nhiều cây ( quần thụ)

4. Dựa vào đặc điểm của cây

Hình minh họa: Bosai cho hoa (Đỗ quên)

*Cây có lá quanh năm

-Lá hình kim (Tùng loại) Thông, Tùng, Sa tùng

– Lá rộng bản (Diệp loại) như Cần thăng, Kim quít, Nguyệt quới..

*Cây có lá rụng theo mùa: Trắc dây, Bằng lăng, Mai vàng

*Cây cho hoa : Bông giấy, Mai vàng, Mai chiếu thủy, Bằng lăng, Thơm ổi, Linh sam, Đỗ quyên…

*Cây cho trái : Kim quít, Sung, Khế, Hải phù dung…

5. Dựa vào chủng loại cây

Đây là tiêu chuẩn quan trọng vì:

-Để trao đổi trên thương trường quốc tế;

-Để tìm hiểu các thông tin khoa học;

-Để áp dụng trong tháp ghép…

Các cây thường được sử dụng để làm Bonsai ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

Stt

Tên thông thường

Tên khoa học

Họ thực vật

1 Bằng lăng Lagerstroemia lecomtei Lythraceae
2 Bình linh Vitex pupescens Verbenaceae
3 Bò chét Leucoena leucocephala Mimosaceae
4 Bồ đề Ficus religiosa Moraceae
5 Bông giấy Bougainvillea spectabilis Nyctaginaceae
6 Cần thăng Limonia acidissima Rutaceae
7 Cẩm thị Diospyros nhatrangensis Ebenaceae
8 Chuổi ngọc Duranta repens Verbenaceae
9 Cù đề Breynia rhamnoides Euphorbiaceae
10 Trà phúc kiến Carmona microphylla Boraginaceae
11 Cùm rụm ô rô Malpighina coccigera Malpighiaceae
12 Dành dành Gardenia lucida Rubiaceae
13 Duối nhám Streblus asper Moraceae
14 Dương liễu Casuarina equisetifolia Casuarinaceae
15 Duối ô rô Streblus ilicifolia Moraceae
16 Găng tu hú Gmelia asiatica Verbenaceae
17 Gừa Ficus microcarpa Moraceae
19 Khế Averrhoa carambola Oxalidaceae
20 Kim quít Triphasia trifoliata Rutaceae
21 La hán tùng Podocarpus macrophyllus Podocarpaceae
22 Lài trâu Tabernaemontana divaricata Apocynaceae
23 Lâm vồ Ficus rumphii Moraceae
24 Linh sam Desmodium unifoliatum Papilionaceae
25 Mã kỳ Styphelia malayana Eparcidaceae
26 Mai chiếu thủy Wrightia religiosa Apocynaceae
27 Mai vàng Ochna integerrima Ochnaceae
28 Mai đỏ Ochna atropurpurea Ochnaceae
29 Me chua Tamarindus indica Caesalpiniaceae
30 Ngâu Aglaia  duperreana Meliaceae
31 Ngũ sắc (Thơm ổi) Lantana camara Verbenaceae
32 Nguyệt qưới Murraya paniculata Rutaceae
33 Sa tùng (chổi) Baeckea frutescens Myrtaceae
34 Sam núi Antidesma acidum Euphorbiaceae
35 Sanh Ficus retusa Moraceae
36 Sơn liễu Phyllanthus cochinchinensis Euphorbiaceae
37 Sơn trà Crataegus monogyna Rosaceae
38 Sộp Ficus pisocarpa Moraceae
39 Sung Ficus racemosa Moraceae
40 Sứ sa mạc Adenium obesum Apocynaceae
41 Thanh liễu Tamarix chinensis Tamaricaceae
42 Thiên tuế Cycas revolutina Cycadaceae
43 Thông Pinus merkusiana Abietaceae
44 Tường vi Lagerstroemia indica Lythraceae
45 Trắc dây Dalbergia annamensis Papilionaceae
46 Trà tàu ( chè tàu) Acalypha siamensis Euphorbiaceae
47 Trúc ống ( trúc đùi ếch) Bambusa ventricosa Poaceae
48 Tùng ( Bạch đầu tùng) Cupressus lusitanica Cupressaceae

 Nguồn : Kỹ thuật Bonsai- Lê Công Kiệt – Nguyễn Thiện Tịch

Bạn cũng có thể thích

Lựa chọn cây cảnh (kiểng) bonsai trồng trong nhà

Tạo giống cây bonsai từ những cây còi cọc trong tự nhiên

Kỹ thuật tạo giống cây bonsai bằng phương pháp chiết cành

Quy ước thẩm mỹ, ý nghĩa con số dùng trong nghệ thuật cây cảnh (bonsai)

Kỹ thuật cắt tỉa cây cảnh nghệ thuật, bonsai

THẺ: bonsai, Bonsai mini, Bonsai nguyên liệu, Bonsai sân vườn, Bonsai sơ chế, Bonsai trung
Chia sẻ bài viết này
Facebook Twitter Sao chép đường dẫn In
Bài trước Yêu Bonsai
Bài tiếp theo IPM – Quản lý dịch hại tổng hợp

Xem theo chủ đề

  • Danh mục cây trồng
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Cây trồng phong thủy
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Thiết kế cảnh quan
  • Sức khỏe và làm đẹp

Kiến thức - Cẩm nang mới nhất

Monochoria vaginalis (Burm. f.) Presl
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon rubicundus (D. Don) Benth.
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.
Danh lục cây thuốc
Neillia thyrsiflora D. Don
Danh lục cây thuốc
- Tra cứu cây thuốc (dược liệu) -
Ad imageAd image

Bài viết liên quan

Cây trồng phong thủy

Lựa chọn cây cảnh (kiểng) bonsai trồng trong nhà

Cẩm Nang Cây Trồng
Trồng trọt, chăm sóc

Tạo giống cây bonsai từ những cây còi cọc trong tự nhiên

Cẩm Nang Cây Trồng
Trồng trọt, chăm sóc

Kỹ thuật tạo giống cây bonsai bằng phương pháp chiết cành

Cẩm Nang Cây Trồng
Trồng trọt, chăm sóc

Quy ước thẩm mỹ, ý nghĩa con số dùng trong nghệ thuật cây cảnh (bonsai)

Cẩm Nang Cây Trồng

Danh mục cây trồng

  • Cây ăn quả (trái)
  • Cây cảnh, hoa cảnh
  • Cây CN dài ngày
  • Cây CN ngắn ngày
  • Cây lâm nghiệp
  • Cây lương thực
  • Cây rau màu
  • Cây thuốc (dược liệu)

Côn trùng hại cây trồng

  • Côn trùng, động vật hại khác
  • Rầy, rệp, bọ cánh mềm
  • Sâu, bọ, bọ cánh cứng
  • Sâu, sâu bướm
  • Bệnh do nấm
  • Bệnh do tuyến trùng
  • Bệnh do vi khuẩn, virut (virus)
  • Bệnh sinh lý và tác nhân khác

Dinh dưỡng & Kiến thức

  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Cây trồng phong thủy
  • Khoa học nông nghiệp
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Sự tích cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Chuyện lạ đó đây

Kinh nghiệm & Chia sẻ

  • Kinh nghiệm làm vườn
  • Chăm sóc cây Bon Sai
  • Cách trồng lan
  • Trồng cây ăn trái
  • Chăm sóc cây cảnh
  • Chăm sóc cây sân vườn
  • Trồng cây xanh bóng mát
  • Thiết kế cảnh quan

© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status
Welcome Back!

Sign in to your account

Quên mật khẩu?