Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
Đang đọc: Ủ rác thành phân hữu cơ
Share
Aa
Aa
Kiến Thức Cây TrồngKiến Thức Cây Trồng
  • Danh mục cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Cây thuốc (dược liệu)
Tìm kiếm
  • Cây trồng
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Kiến thức
    • Trồng trọt, chăm sóc
    • Sức khỏe và làm đẹp
    • Cẩm nang phân bón
    • Cây trồng phong thủy
    • Khoa học nông nghiệp
    • Sự tích cây trồng
    • Chuyện lạ đó đây
  • Tra cứu
    • Tra cứu dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.
Kiến Thức Cây Trồng > Khoa học nông nghiệp > Ủ rác thành phân hữu cơ
Khoa học nông nghiệp

Ủ rác thành phân hữu cơ

Cẩm Nang Cây Trồng
7 phút đọc
SHARE

Mô hình hố ủ phân hữu cơ được Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN tỉnh chọn triển khai điểm tại Đức Trọng hơn một năm qua là một trong những việc làm sáng tạo của cuộc vận động “5 không, 3 sạch”, góp phần nâng cao ý thức của chị em hội viên phụ nữ trong việc bảo vệ môi trường.

Mô hình hố ủ phân góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân. Ảnh: T.Vũ

Mô hình hố ủ phân góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân. Ảnh: T.Vũ

Theo chân cán bộ phụ nữ xã Phú Hội chúng tôi đến từng hộ gia đình tại thôn Phú Hòa, thôn R’Chai 1 và thôn R’Chai 2 (xã Phú Hội), hiện đang được Hội LHPN tỉnh chọn triển khai điểm mô hình hố ủ phân hữu cơ tại hộ gia đình. Đến đâu, chúng tôi cũng được các chị vui vẻ cho biết mô hình trên được triển khai được hơn một năm nay và đang mang lại hiệu quả rõ rệt. 

“Trước đây, mọi người trong nhà tôi thường vứt rác sinh hoạt bừa bãi trong vườn nhà, vừa làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh lẫn sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Từ khi đào hố ủ phân trong vườn, được tập huấn, hướng dẫn cách làm, tôi và người thân trong gia đình đã thật sự thay đổi nhận thức về việc gìn giữ vệ sinh môi trường. Hơn nữa, rác hữu cơ sau khi phân loại, ủ men vi sinh một thời gian, còn dùng để bón lại các loại cây trong vườn nhà rất tốt” – chị Ka Liên – thôn R’Chai 1 cho hay.

Chị Trương Ngọc Nữ (thôn Phú Hòa) vừa nhanh tay gạt lớp lá khô trên miệng hố ủ phân để chỉ cho chúng tôi thấy rõ hơn rác thải đang được phân hủy phía dưới, vừa hào hứng nói: “Trước, gia đình tôi cũng biết cách phân loại rác rồi nhưng những loại rác có thể phân hủy như cơm nguội, cỏ khô hay rau củ sau khi thu hoạch chỉ biết vứt đi chứ không biết xử lý thành phân như bây giờ. 

Hơn một năm nay, từ khi được các chị bên Hội Phụ nữ, cán bộ môi trường hướng dẫn, gia đình tôi đã biết cách “biến” rác thành phân, tiết kiệm được một nguồn chi phí đáng kể. Vì, loại phân bón hữu cơ này có thể bón được cho nhiều loại cây, như su su, đậu tương, bắp cải, cà rốt và cả cây cảnh trong nhà… Cây nào sau khi bón phân hữu cơ cũng sinh trưởng rất tốt”.

Theo cách làm này, thay vì vứt rác bừa bãi như trước kia, giờ đây, những chai lọ, mảnh vỡ thủy tinh, bao nylon, rác thải không phân hủy được đã được các chị để riêng một chỗ. Còn các loại thức ăn thừa, rau quả, cỏ khô, hoa quả hư, lá khô… hàng ngày được các chị cho vào hố ủ phân được đào trong vườn nhà.

Hố này có kích thước dài, rộng khoảng 70 cm, sâu 1m. Sau đó, rắc chế phẩm phân vi sinh đã được pha chế vào 5 lít nước, cứ một lớp rác thải dày 30-50 cm thì tưới từ 0,5-1 lít dung dịch chế phẩm và đậy kín. Sau vài ngày rác sẽ bị phân hủy dần và trong vòng 30 ngày, toàn bộ các loại rác thải trong hố sẽ được các loại vi sinh vật phân hủy thành phân hữu cơ mịn, tơi xốp, có màu đen và không mùi.

Phân hữu cơ từ nguồn rác thải gia đình khi bón sẽ cung cấp chất hữu cơ cho đất, giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, sạch bệnh, khả năng chống chịu thiên địch tốt hơn so với phân bón hóa học. Đặc biệt, còn góp phần giảm đáng kể nguồn rác gây ô nhiễm môi trường. 

Chị Lê Thị Thảo, Chủ tịch Hội LHPN xã Phú Hội cho biết thêm, không chỉ hội viên ở các thôn Phú Hòa, R’Chai 1 và R’Chai 2 được chọn làm điểm mới triển khai mô hình trên, hiện nay, trước hiệu quả mà mô hình mang lại, thôn Phú Thịnh cũng đã có nhiều chị em “học tập”. “Bước đầu triển khai, chúng tôi cũng gặp một số khó khăn nhất định. Chẳng hạn như do tập quán, nhiều chị em người dân tộc thiểu số ở thôn R’Chai 1 còn e ngại trong việc đào hố ủ phân. Tuy nhiên, chúng tôi đã phối hợp linh mục để tuyên truyền cho chị em hiểu lợi ích của việc làm trên và giờ, chị em hưởng ứng rất nhiệt tình. Dự kiến, thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này ra toàn xã”- chị Thảo nói thêm.

Và, trước hiệu quả thiết thực mà mô hình trên mang lại, hiện, Trung ương Hội, Tỉnh Hội đã tiếp tục nhân rộng mô hình tại huyện Đơn Dương.

Nguồn: Thy Vũ/baolamdong.vn

Xem thêm chủ đề: khoa học nông nghiệp, lâm đồng, rác thải, phân hữu cơ, chất hữu cơ
Dinh dưỡng liên quan:


Chất hữu cơ (HC) – Organic matter (OM)

Bạn cũng có thể thích

Bí quyết không cần ngâm ủ, lúa vẫn nảy mầm như thường

Đất mặn và ảnh hưởng của đất mặn đến sự phát triển của cây trồng

Độ chua của đất (pH đất)

Phục tráng thành công giống lúa nếp cái hoa vàng

Cà chua ghép trên gốc cà tím trồng vụ đông thu tiền tỷ/ha, dễ ợt!

THẺ: chất hữu cơ, khoa học nông nghiệp, lâm đồng, phân hữu cơ, rác thải
Chia sẻ bài viết này
Facebook Twitter Sao chép đường dẫn In
Bài trước Xây dựng mô hình tưới phun sương kết hợp bón phân theo công nghệ Israel
Bài tiếp theo Quá trình hấp thụ và vận chuyển khoáng trong cây trồng

Xem theo chủ đề

  • Danh mục cây trồng
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Côn trùng hại cây trồng
  • Cây trồng phong thủy
  • Bệnh hại cây trồng
  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Thiết kế cảnh quan
  • Sức khỏe và làm đẹp

Kiến thức - Cẩm nang mới nhất

Monochoria vaginalis (Burm. f.) Presl
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon rubicundus (D. Don) Benth.
Danh lục cây thuốc
Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.
Danh lục cây thuốc
Neillia thyrsiflora D. Don
Danh lục cây thuốc
- Tra cứu cây thuốc (dược liệu) -
Ad imageAd image

Bài viết liên quan

Khoa học nông nghiệp

Bí quyết không cần ngâm ủ, lúa vẫn nảy mầm như thường

Cẩm Nang Cây Trồng
Khoa học nông nghiệp

Đất mặn và ảnh hưởng của đất mặn đến sự phát triển của cây trồng

Cẩm Nang Cây Trồng
Khoa học nông nghiệp

Độ chua của đất (pH đất)

Cẩm Nang Cây Trồng
Khoa học nông nghiệp

Phục tráng thành công giống lúa nếp cái hoa vàng

Cẩm Nang Cây Trồng

Danh mục cây trồng

  • Cây ăn quả (trái)
  • Cây cảnh, hoa cảnh
  • Cây CN dài ngày
  • Cây CN ngắn ngày
  • Cây lâm nghiệp
  • Cây lương thực
  • Cây rau màu
  • Cây thuốc (dược liệu)

Côn trùng hại cây trồng

  • Côn trùng, động vật hại khác
  • Rầy, rệp, bọ cánh mềm
  • Sâu, bọ, bọ cánh cứng
  • Sâu, sâu bướm
  • Bệnh do nấm
  • Bệnh do tuyến trùng
  • Bệnh do vi khuẩn, virut (virus)
  • Bệnh sinh lý và tác nhân khác

Dinh dưỡng & Kiến thức

  • Dinh dưỡng cây trồng
  • Cẩm nang phân bón
  • Cây trồng phong thủy
  • Khoa học nông nghiệp
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Sự tích cây trồng
  • Trồng trọt, chăm sóc
  • Chuyện lạ đó đây

Kinh nghiệm & Chia sẻ

  • Kinh nghiệm làm vườn
  • Chăm sóc cây Bon Sai
  • Cách trồng lan
  • Trồng cây ăn trái
  • Chăm sóc cây cảnh
  • Chăm sóc cây sân vườn
  • Trồng cây xanh bóng mát
  • Thiết kế cảnh quan

© 2023 Kiến Thức và Cẩm Nang Cây Trổng. All Rights Reserved.

DMCA.com Protection Status
Welcome Back!

Sign in to your account

Quên mật khẩu?